Cuộc chiến thuế quan “ăn miếng trả miếng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới làm dấy lên lo ngại rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường đối tác và “cơn lốc” hàng hóa giá rẻ Trung Quốc sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia khác.

Cảng hàng hóa tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1, Mỹ và Trung Quốc đă liên tục nâng thuế đối với hàng hóa của nhau lên mức hơn 100%. Mỹ và Trung Quốc nằm trong nhóm những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tính đến năm 2023 là 27,36 ngh́n tỷ USD, c̣n Trung Quốc ở mức 17,79 ngh́n tỷ USD.
Trong 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đạt khoảng 401 tỷ USD. Do đó, khi phải đối mặt với mức thuế quan lên đến 145% khi xuất khẩu hàng hóa đến Mỹ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đă chuyển sang t́m kiếm thị trường thay thế.
Theo tạp chí The Journal, châu Âu đang lo lắng về nguy cơ rơi vào t́nh cảnh quá tải bởi ḍng hàng hóa từ Trung Quốc. Đặc biệt, nỗi lo xuất hiện ở thời điểm châu Âu cảm thấy một số lĩnh vực hiện đang thừa công suất. Bên cạnh đó, việc hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu có thể gây gián đoạn lớn đối với mục tiêu của EU tăng cường thương mại giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh vực như quốc pḥng, cơ sở hạ tầng và công nghệ.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lư Cường ngày 7/4 đă nhấn mạnh về vai tṛ của Trung Quốc trong giải quyết khả năng chuyển hướng thương mại do thuế quan, đặc biệt là ở các ngành đă bị ảnh hưởng bởi t́nh trạng thừa công suất toàn cầu. Hai nhà lănh đạo đă thảo luận về thiết lập cơ chế để theo dơi khả năng chuyển hướng thương mại và đảm bảo rằng mọi diễn biến sẽ được giải quyết một cách thích hợp.
Đại sứ Trung Quốc tại Ireland Zhao Xiyuan đă chia sẻ với RTÉ News rằng Bắc Kinh sẽ ra mắt cơ chế để theo dơi “chuyển hướng thương mại” – khi nguồn cung chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường có thuế quan thấp hơn – và cơ chế này sẽ sớm có hiệu lực.
Đại sứ Xiyuan ví von: “Chúng tôi không phải là quốc gia chỉ ăn thịt rồi nhả xương. Chúng tôi cùng ăn thịt với các đối tác. Nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng xương có giá trị dinh dưỡng, v́ vậy chúng tôi nấu xương để làm súp, chia sẻ với các đối tác của ḿnh. Đó là thái độ và lập trường của chúng tôi”.
Một vị đại sứ khác của Trung Quốc cũng đă lên tiếng để trấn an nước sở tại về nguy cơ chuyển hướng thương mại. Trong bài b́nh luận đăng trên tờ Indian Express ngày 29/4, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Xu Feihong khẳng định Trung Quốc sẽ không ồ ạt xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác do cuộc chiến thương mại và thuế quan với Mỹ.
Ông Xu cho biết Trung Quốc đang tập trung vào mở rộng nhu cầu trong nước và kích thích tiêu dùng.
Trong bài b́nh luận, Đại sứ Xu vạch rơ: "Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trợ cấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như quy tắc thị trường. Chúng tôi sẽ không tham gia phá giá thị trường hoặc cạnh tranh khốc liệt, chúng tôi cũng sẽ không gây gián đoạn cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và kinh tế của quốc gia khác".
Theo BBC (Anh), dữ liệu do Bộ Thương mại Ấn Độ công bố cho thấy thâm hụt thương mại giữa nước này với Trung Quốc đă lên tới gần 100 tỷ USD trong năm tài chính 2025. Hàng hóa Ấn Độ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 11,5% lên 113,45 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang quốc gia láng giềng giảm 14,5% xuống c̣n 14,2 tỷ USD. Do đó, thâm hụt thương mại giữa Ấn Độ với Trung Quốc đă tăng lên 99,2 tỷ USD trong năm tài chính 2025, từ mức 85 tỷ USD của năm trước đó. Sự gia tăng mạnh mẽ trong nhập khẩu từ Trung Quốc làm dấy lên những lo ngại mới.
Để đối phó, Bộ Thương mại Ấn Độ đă thành lập một ủy ban để theo dơi ḍng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, trong đó cơ quan bán tư pháp điều tra các mặt hàng nhập khẩu từ nhiều ngành. Theo hăng thông tấn Reuters (Anh), vào tháng 4, Ấn Độ đă áp dụng mức thuế tạm thời 12% đối với một số mặt hàng thép nhập khẩu nhằm hạn chế gia tăng mạnh mẽ các lô hàng thép giá rẻ chủ yếu từ Trung Quốc. Đáng chú ư, Ấn Độ cũng là quốc gia sản xuất thép thô lớn thứ hai thế giới.
VietBF@sưu tập