(ĐVO)- Yêu cầu ông thưởng thức tất cả món ăn và viết một bài báo đầy đủ hơn, đúng sự thật hơn. Hẳn đó sẽ là một h́nh phạt xứng đáng với những ai lỡ yêu các loài động vật...
Ngày 17/2, nhiều trang báo mạng nồng nhiệt đưa tin vui "Giáo sư Mỹ xin lỗi về bài viết sai sót về Việt Nam", theo đó, GS Joel Brinkley, ĐH Stanford, người từng đạt giải Pulitzer đă thừa nhận bài viết về ẩm thực và thói quen ăn thịt của người Việt Nam đăng tải cuối tháng 1/2013 trên tờ Chicago Tribune đă có thông tin chưa chính xác.
Nếu chẳng biết đầu cua tai nheo th́ chuyện một ông giáo sư ở một trường đại học danh tiếng xếp hạng tư thế giới năm 2012 phải cất lời xin lỗi sẽ khiến chúng ta hả ḷng hả dạ. Có thế chứ, danh tiếng miếng ăn cũng như tính cách của dân ta không chỉ dân ta tự hào mà c̣n khiến cho vị giáo sư từng giật giải báo chí oách nhất nước Mỹ phải mở lời xin lỗi hẳn hoi nhé. Đừng có mà đùa!
Bài báo của GS Joel Brinkley trên tờ Chicago Tribune bị người Việt Nam phản ứng gay gắt
Vấn đề cốt lơi ở đây là văn hóa ứng xử mà văn hóa dân tộc ta th́ chỉ chấp nhận lời khen c̣n phán xét với hàm ư chê bai th́ đừng có mà đùa!
Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau mới là phải đạo, phải phép. Nhà văn Vũ Trọng Phụng khi viết về cái sự ma mănh khốn nạn của tấn tṛ đời này cũng hài hước không kém: Xuân Tóc Đỏ nhận tiền chỉ để nói một câu sự thật khiến danh giá của một danh gia trưởng giả phải mất mặt: Thưa ông, ông đă bị vợ ông cắm sừng!
Cái nghịch dị khiến chúng ta cười méo cả mặt ấy, giờ đây đă biến thành sự tinh tế nhẹ nhàng đầy học thức , mát cả mặt nhưng lộn cả ruột gan phèo phổi. Ví như lời xin lỗi chẳng hạn, chỉ có đám côn đồ lộng hành hơn cả Chí Phèo lúc say bí tỉ mới dám xông vào nhà dân đánh chủ nhà bầm dập rồi chuồn lẹ không một lời xin lỗi đàng hoàng tử tế. Tệ thật đấy, nhưng chấp ǵ chứ, côn đồ mà lại, chấp nó chả hóa ra ḿnh cũng bằng nó à? Phần c̣n lại, dĩ nhiên là hay nói lời xin lỗi, văn hóa cao đấy nhé.
Rất nhiều người có dư học thức và văn hóa ứng xử ăn đứt bộ "Quy tắc thanh lịch người Tràng An' đang lấy ư kiến dân: Cứ làm sai là xin lỗi ngay, nhân viên bệnh viện đỡ đẻ lỡ làm chết bé sơ sinh: Xin lỗi...;lái xe ẩu gây tai nạn chết người đương nhiên phải xin lỗi gia đ́nh nạn nhân xấu số rồi...Tin trên các báo c̣n nóng hôi hổi là ông nghị Hoàng Hữu Phước có nói xấu ông Dương Trung Quốc qua vụ 'Ông Dương Trung Quốc và tứ đại ngu năm cũ" cũng đă cất lời xin lỗi rồi đó thôi. Không phải là tứ đại ngu, chỉ là bốn điều sai thôi, thấy chưa, ngôn ngữ Việt có vô vàn sắc thái biểu cảm, vấn đề chỉ là dùng sao cho lọt tai thôi, lỡ nói không lọt tai th́...xin lỗi là xong, là vui vẻ cả, thánh thật!
Trở lại với lời xin lỗi của vị giáo sư người Mỹ, tờ Chicago Tribune đăng lời ṭa soạn thừa nhận bài viết của GS Joel Brinkley “không đáp ứng các tiêu chuẩn báo chí”, đọc lên thật hả ḷng hả dạ. Danh tiếng Việt Nam được một phen lẫy lừng khắp năm châu.
Thế nhưng, nếu ai biết tường tận sự việc th́ sẽ thấy, cựu nhà báo của tờ The New York Times này xin lỗi rất chi là thạo văn hóa xin lỗi của người Việt chúng ta đấy nhé, chả khác ǵ người Việt!
Này nhé, thứ nhất, chỉ vài ba lần đến Việt Nam, mà dám tổng kết về thói quen ăn thịt 'động vật hoang dă có một không hai của người Việt Nam, GS Joel Brinkley đă thấm nhuần tư duy cảm tính với các biểu hiện như đại khái, phiên phiến..rồi từ đó suy ra kết luận cứ như đúng rồi. Hăy nghe ông ta mô tả:
“Ở Việt Nam, bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hay chuột lục lọi trong những đống rác. Thậm chí, cũng chẳng có con chó nào chạy rông. Thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hay thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng: chúng đều bị ăn thịt cả".
Thật vớ vẩn quá, chúng đi đâu th́ liên quan ǵ tới ông chứ? Sao ông ta không hỏi các vị quan sở tại mà lại hỏi trống không rằng " chúng đi đâu cả rồi?". Vị giáo sư này lại c̣n không chịu đọc báo nữa mới chết chứ. Ông ta nêu kết luận rằng
"nếu một chú chó nào lang thang xa nhà, ai đó sẽ bắt cóc chúng và làm thịt". Sai 100% ! dân chúng tôi cực ghét bọn trộm chó trộm mèo, rất nhiều lần báo chí đă đưa tin người dân đánh chết hẳn hoặc đánh gần chết những gă trộm chó bán rẻ cho các nhà hàng thịt chó đặc sản đấy thôi. Nghĩa là chúng ta yêu động vật, đặc biệt là yêu chó yêu mèo, kẻ nào săn trộm chó mèo của ta th́ ta đánh cho chừa cái thói ăn trộm động vật mới thôi. C̣n chuyện ăn thịt chó hay thịt mèo lại là chuyện khác, đó là văn hóa ẩm thực chứ, không thể lẫn lộn được!
Không ai được chê bai dè bỉu mâm cơm nhà người khác, thậm chí, ngó vào mâm cơm nhà người khác đă là thiếu lịch sự lắm rồi. Vị giáo sư Mỹ này không hiểu điều đó nên cứ nh́n thấy ǵ là kêu toáng lên cái đó, cứ như một phát hiện vĩ đại lắm ấy. Xin lỗi quư ông, quư ông đă hơi mất lịch sự rồi đấy, hơi quá đáng rồi đấy, Nhiều người Việt rất giàu có và họ bỏ tiền ra mua cái sự cường dương cũng kỳ công lắm chứ và phải can đảm lắm mới nuốt trôi được những thứ như: tim rắn c̣n đang phập phồng trên đĩa, bào thai rắn đỏ hon hỏn, húp trứng thối, các loại pín và uống rượu ngâm từ bào thai động vật quư hiếm...Xin lỗi! Đấy là sự phong phú đa dạng chứ đâu chỉ đơn giản như 1 viên Rốc két hay viagra của nền văn minh kỹ trị các ông?. Kẻ viết bài này cũng đă cất lời xin lỗi trước rồi đấy nhé.
Nói sơ qua như thế đă thấy bài báo của GS Joel Brinkley là quá sơ sài, nông cạn, chỉ hời hợt thông tin vỉa hè chứ chưa đi sâu thâm nhập thực tế. Bài báo như thế này c̣n không xứng đọc trên loa phường của chúng tôi chứ nói ǵ tới một tờ báo danh giá của cường quốc truyền thông Mỹ.
Trộm nghĩ, ṭa soạn Chicago Tribune nên phạt vị giáo sư này bằng cách, điều ông trở lại Việt Nam trong ṿng một năm, yêu cầu ông thưởng thức tất cả món ăn và viết một bài báo đầy đủ hơn, đúng sự thật hơn. Hẳn đó sẽ là một h́nh phạt xứng đáng với những ai lỡ yêu các loài động vật.
Vị GS này c̣n mạnh bạo nhận định: "v́ người Việt thường ăn thịt qua nhiều thế hệ, bổ sung một nguồn chất đạm quan trọng trong chế độ ăn uống của họ, điều này cũng giải thích thiên hướng hung hăng của quốc gia này và tạo ra một mối tương phản rơ rệt so với các nước láng giềng"...
Đành rằng, báo chí ngày càng ghi nhận, nhiều cuộc ẩu đả dẫn đến án mạng bắt nguồn từ cái nh́n đểu hay chuyện lời qua tiếng lai vu vơ. Đành rằng, chỉ sau một bài báo, nhiều người Việt đă kư vào bức thư yêu cầu ĐH Stanford buộc GS Joel Brinkley thôi việc....Nhưng đó lại là một câu chuyện khác, không thể lẫn lộn được. Hung hăng như đúng rồi th́ đồng ư, ăn tất tần tật mọi con vật, ăn bất cứ cái ǵ động đậy được, cũng đồng ư nhưng không thể kết nối hai mệnh đề này lại với nhau được, mỗi mệnh đề là một câu chuyện khác nhau. Thế mới là tư duy chứ! Bực quá đi mất!
Chẳng có nghiên cứu khoa học nào chứng minh, sự hung hăng là do thói quen ăn nhiều thịt. Nói có sách, mách có chứng, miếng thịt chẳng biết nói năng nên nó đành im lặng trôi qua cổ họng đó thôi, miếng thịt mà biết nói năng th́ chả biết ai sẽ rụng sạch cả hàm răng đây?
Cũng liên quan tới sự ăn trong những ngày gần đây là sự kiện Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM. Đúc rút của ông cha, "miếng ăn là miếng nhục" ứng nhiệm khi hàng trăm bạn trẻ đội nắng xếp hàng dài, chờ đợi vài tiếng đồng hồ để mua được một ly cafe kiểu Mỹ. Nhưng nó lập tức lỗi thời khi các nam thanh nữ tú đua nhau chụp h́nh với ly cafe để khoe trên các mạng xă hội.
Giờ th́ đă biết, miếng ăn, miếng uống đă thành thứ thời thượng, danh giá. Trên một tờ báo điện tử, Chủ tịch Cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đă thẳng thắn nhận xét, người Việt hiện đang chào đón Starbucks với tâm thế ngưỡng vọng. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ dự định mang cafe Trung Nguyên tới quê hương Starbucks, bắt đầu diễn tŕnh chinh phục người Mỹ.
Mới nghe th́ cứ tưởng có cuộc cạnh tranh, rằng Starbucks lấn sang Việt Nam th́ Trung Nguyên đáp trả bằng việc tấn công sang tận thị trường Mỹ. Nhưng thực chất, Starbucks đă chinh phục được thị trường trong nước và mở rộng ra nước ngoài. C̣n tại Việt Nam, đích thân ông chủ Trung Nguyên ra chợ bán hàng kích thích tiêu dùng.
Dù nhận xét cafe Starbucks là đường pha với hương cafe, không thể so sánh với cafe thật Trung Nguyên nhưng ông Vũ vẫn nhận định, Starbucks không khó khăn ǵ để có thể thành công tại xứ sở cà phê Trung Nguyên. Nhắm mắt cũng thấy rơ, người Việt chọn miếng ngon hay miếng ngoại.
Đọc thêm phân tích của vị Chủ tịch Trung Nguyên th́ lại càng thêm buồn: Starbucks thắng được những hệ thống khác là v́ họ có bản sắc ngay tại chính nước Mỹ nhưng cuộc bành trướng sang châu Âu của họ chẳng hề dễ dàng v́ đẳng cấp thưởng lăm cà phê ở châu Âu cao hơn Mỹ.
So những thái độ ấy với cái sự hẩm hiu của Trung Nguyên trên sân nhà, có thể đưa ra những suy luận như sau: Hoặc là cafe Trung Nguyên thiếu bản sắc nên người Việt chưa yêu thích nó. Tuy nhiên, giả thiết này hơi thiếu cơ sở khi ông chủ Trung Nguyên nhiều lần khẳng định trên báo chí về chất lượng cafe Việt hơn đứt cafe Starbucks vốn chỉ là "nước đường pha với vị cafe".
Vậy th́ điều này có phần gần vơi sự thật hơn, v́ người Việt thiếu bản sắc nên vội vă đón nhận và ngưỡng vọng bất cứ thứ ǵ miễn là có chút tiếng tăm. Với tinh thần hội nhập vô biên ấy bảo sao Việt Nam bao nhiêu năm vẫn lẹt đẹt ở top nước nghèo trên thế giới.
Ngũ Liên