Bộ Tư Pháp, FBI, Cục Điều tra tội phạm Hải quân, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài Chính Mỹ hôm 5/3 đă cùng nhau tuyên bố chiến dịch chống lại "các hoạt động xâm nhập mạng độc hại" nhắm vào 12 công dân TQ bằng cách cho truy tố và treo thưởng để bắt giữ chúng.

Danh sách 10 tên tin tặc TQ thuộc Công ty Anxun (i-Soon) bị FBI phát lệnh truy nă với cáo buộc tin tặc. (Ảnh: ETtoday)
10 tên hacker của công ty Anxun (i-Soon)
Theo các cáo buộc, những tên này đă tổ chức đánh cắp số liệu từ các tổ chức ở Mỹ và quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Hiện tại, 12 bị cáo này vẫn đang bỏ trốn ở TQ và bị FBI liệt vào danh sách tội phạm bị truy nă. Bộ Ngoại giao Mỹ đă treo giải thưởng lên đến 14 triệu USD để thu thập các thông tin giúp xác định hoặc định vị nơi trốn của bọn tin tặc này.
Hoa Kỳ tố cáo Bắc Kinh đă thuê các công ty tư nhân và nhà thầu để thực hiện các cuộc tấn công tin tặc và đánh cắp các thông tin nhạy cảm. Ngoài việc tiến hành xâm nhập máy tính vào các mục tiêu cụ thể, bọn hacker này c̣n sử dụng các kỹ thuật tấn công bừa băi để xâm nhập vào các hệ thống máy tính có lỗ hổng rồi đem bán tin tức mật cho bên thứ ba. Hành vi xâm phạm này không chỉ mở rộng phạm vi các nạn nhân trên toàn thế giới mà c̣n khiến cho nhiều hệ thống của các chính phủ có nguy cơ dễ bị tấn công hơn.
Bản cáo trạng truy tố 10 tên tin tặc do ṭa án liên bang Manhattan, N.Y. công bố cho biết, từ năm 2016 đến năm 2023, nhóm tin tặc
"i-Soon" (hay
Anxun Information Technology Co. Ltd.) với nhiều biệt danh khác nhau, đă tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn xâm nhập vào các tài khoản email, điện thoại di động, máy chủ và trang web. Bộ Tư pháp Mỹ đă được ṭa án cho phép tịch thu tên miền chính của
i-Soon được sử dụng cho mục đích quảng cáo.
Các mục tiêu tấn công của
i-Soon được liệt kê trong bản cáo trạng, gồm một tổ chức tôn giáo lớn, nhiều cơ quan truyền thông, một nghị sĩ tiểu bang New York. Bên ngoài nước Mỹ: một người lănh đạo tôn giáo và văn pḥng của ông, một tờ báo Hong Kong, một số phái bộ ngoại giao của Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia...
Mức thưởng để cung cấp thông tin giúp bắt giữ 10 tên này là 10 triệu USD (1 triệu USD/người).
Treo thưởng 4 triệu USD để truy nă hai tin tặc TQ
Ṭa án liên bang quận Columbia vào cùng ngày 5/3 đă cho công bố hai bản cáo trạng, cáo buộc tên Yin Kecheng (Doăn Khả Thành) và tên Zhou Shuai (Châu Soái, c̣n được gọi là
"Cold Face"-
Mặt Lạnh), thành viên của bọn tin tặc
APT27, v́ đă tiến hành các cuộc tấn công xâm nhập mạng lâu dài. Hành động của tên Doăn Khả Thành được cho là có thể đă bắt đầu từ năm 2013. Cục Điều tra Liên bang (FBI) đă ban hành lệnh truy nă và Bộ Ngoại giao Mỹ đang treo giải thưởng lên đến 4 triệu USD để thu thập thông tin dẫn đến việc bắt giữ và kết án hai kẻ đàn ông này.
Châu Soái (trái) và Doăn Khả Thành (phải) bị FBI treo thưởng 4 triệu USD để bắt giữ. (Ảnh: ETtoday).
Bản cáo trạng cho thấy hai tên này đă sử dụng các cuộc tấn công mạng vào nhiều công ty kỹ nghệ, Viện nghiên cứu, công ty luật, công ty nhận thầu quân sự, chính quyền địa phương, hệ thống chăm sóc sức khỏe và trường đại học của Mỹ để tống tiền, kiếm lợi nhuận khổng lồ. Chúng khai thác lỗ hổng hệ thống tại các tổ chức nạn nhân, truy cập vào mạng của nạn nhân để do thám và cài đặt phần mềm độc hại cung cấp quyền truy cập liên tục (như PlugX), sau đó đem bán dữ liệu bị đánh cắp cho nhiều khách hàng khác nhau.
Ví dụ, Châu Soái đă thông qua
i-Soon bán các thông tin nhạy cảm do Doăn Khả Thành đánh cắp được và thu được lợi nhuận khổng lồ, gây thiệt hại hàng triệu USD cho ngành kỹ nghệ, quốc pḥng và y tế của Mỹ.
Ngoài ra, Văn pḥng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ đă áp dụng lệnh trừng phạt đối với 2 tên Doăn Khả Thành, Châu Soái và công ty tin tặc
"b́nh phong" của chúng là
"Shanghai Black Hawk Information Technology Co., Ltd.". FBI cũng được trao thẩm quyền thu giữ các máy chủ ảo và cơ sở hạ tầng liên quan đến vụ án này.
Phía TQ dĩ nhiên đă bác bỏ những sự cáo buộc của Hoa Kỳ và cho biết chính phủ của họ đang nỗ lực trấn áp các cuộc tấn công mạng.(?)
Trên thực tế, 12 công dân TQ này gần như không thể ra hầu ṭa tại Mỹ để xét xử, nhưng chính phủ Mỹ từ lâu đă áp dụng chiến lược
"name and shame" (nêu tên và bêu xấu) đối với bọn tin tặc TQ.