Thông qua các nhóm vũ trang ủy nhiệm, tên lửa Iran hiện có thể uy hiếp một dải dài 5.000 km ở Trung Đông, từ Lebanon, Syria, qua Iraq, xuống đến Yemen và eo biển Bab al-Mandeb.
Đối với thế giới quan sát, cuộc chiến tranh Gaza lần thứ tư để lại ấn tượng mạnh mẽ bằng h́nh ảnh những tên lửa lao thẳng vào bầu trời đêm. Hamas đă bắn hơn 4.000 quả rocket sang Israel trong 11 ngày giao tranh nóng bỏng.
Đây là con số gia tăng đáng kể so với tốc độ bắn trong cuộc chiến Gaza năm 2014, khi Hamas bắn tổng cộng khoảng 4.500 quả trong 50 ngày.
Điều đáng báo động hơn cả là chất lượng kho vũ khí của Hamas đă được cải thiện: Trong cuộc xung đột gần đây nhất, Hamas đă bắn được nhiều rocket sâu hơn vào lănh thổ Israel so với trước đây. Hamas cũng sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát, loại vũ khí, không giống như tên lửa, có thể nhắm vào các mục tiêu rất cụ thể.
Đây là một phần của xu hướng đang diễn ra trên toàn khu vực. Phong trào vũ trang Houthi của Yemen đă sử dụng các tên lửa và máy bay không người lái ngày càng tinh vi chống lại Ả Rập Xê-út, hay như lực lượng dân quân người Shiite ở Iraq chống lại các đơn vị quân sự Mỹ.

Binh lính Israel trú ẩn trong lúc Iron Dome khai hỏa đánh chặn tên lửa Grad tấn công từ Gaza
Cho đến nay, kho dự trữ lớn nhất, tiên tiến nhất thuộc về phong trào Hezbollah của Lebanon, trong đó có cả tên lửa dẫn đường chính xác cũng như tên lửa có thể được phóng từ máy bay không người lái tầm xa.
Tất cả những kho vũ khí do các tổ chức phi nhà nước này sở hữu đều có chung một nguồn gốc: Iran. Những năm gần đây, Tehran đă cung cấp cho các nhóm này hàng chục ngh́n tên lửa và máy bay không người lái, cũng như công nghệ để chế tạo chúng. Hoạt động này đă làm thay đổi cơ bản chiến tranh ở Trung Đông.
Cho đến tận gần đây, các nhóm vũ trang cực đoan ở Trung Đông vẫn không có tên lửa tầm xa. Năm 2001, khi Hamas lần đầu tiên bắt đầu sử dụng các loại đạn rocket Qassam, chúng chỉ có tầm bắn vài km.
Thế nhưng, với sự hỗ trợ của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), mọi thứ đă thay đổi cuộc chơi. Hiện nay, Hamas thường xuyên hướng mục tiêu vào Tel Aviv, địa bàn cách Gaza khoảng 66 km, đồng thời tuyên bố tên lửa Ayyash của họ có thể đạt tầm bắn 250 km.
Quân đội Israel ước tính Hamas hiện có khoảng 15.000 tên lửa. Một số được nhập lậu từ Iran nhưng hầu hết đều do Hamas tự sản xuất ở Gaza dựa trên bí quyết công nghệ của Iran.
Hezbollah được cho là đă mở rộng kho vũ khí của ḿnh từ khoảng 15.000 quả rocket vào năm 2006 lên hơn 130.000 quả, bất chấp những nỗ lực của Israel nhằm ngăn chặn đường tiếp tế của IRGC qua Syria.
Các thành phần và thiết bị do Iran cung cấp đă được t́m thấy trong tên lửa và máy bay không người lái do phong trào vũ trang Houthi ở Yemen bắn vào Ả Rập Xê-út. Hải quân Mỹ đă từng chặn các chuyến hàng chở vũ khí của Iran tới Yemen.
Lực lượng dân quân Shiite của Iraq có tuyến đường trực tiếp nhất tới các nhà máy sản xuất vũ khí của IRGC, nhờ có đường biên giới với Iran. Nhiều nhóm trong số này có thêm lợi thế về sự bảo trợ của nhà nước.
Thông qua các nhóm này, tên lửa của Iran hiện uy hiếp một dải dài 5.000 km ở Trung Đông, từ Lebanon, Syria, qua Iraq và xuống đến Yemen và eo biển Bab al-Mandeb.
Nằm trong tầm tấn công của các kho vũ khí này chính là Israel và hầu hết các quốc gia Ả Rập liên minh với phương Tây ở Trung Đông, cũng như một số tiền đồn quân sự của Mỹ, chưa kể các tuyến đường thương mại quan trọng nhất thế giới.
Nếu cuộc chiến ở Gaza vừa qua đă cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng của các tên lửa Iran th́ cách đối phó của Israel trước các cuộc tấn công từ Hamas cũng bộc lộ những khó khăn nhất định về khả năng pḥng thủ của Tel Aviv.
Bằng cách tấn công đồng loạt, một số rocket của Hamas đă vượt qua được hệ thống pḥng thủ tên lửa Ṿm Sắt, khiến 12 người Israel thiệt mạng. Đối với các nhà hoạch định quân sự trên khắp Trung Đông, đó là một tín hiệu rất đáng lo ngại.
VietBF @ Sưu tầm