Theo Financial Times, các số liệu điều tra dân số mới nhất tại quốc gia đông dân nhất thế giới dự kiến sẽ cho thấy dân số nước này hiện ở mức chưa tới 1,4 tỷ người, mặc dù chưa rõ mức giảm bao nhiêu. Các số liệu điều tra dân số dự kiến được công bố hồi đầu tháng này nhưng đã bị hoãn lại.
Trung Quốc chính thức sử dụng số liệu dân số 1,4 tỷ người kể từ năm 2018.
Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm dân số có thể ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Trung Quốc, và cũng tác động tới cách các quốc gia khác, trong đó có Mỹ, nhìn nhận đối với nước này.
"Các nhà kinh tế và quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, và sẽ cạnh tranh với Mỹ. Nhưng thực sự Trung Quốc không mạnh như họ dự đoán", một nhà khoa học tại Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) nói.
Cũng theo các nhà phân tích, đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy một cuộc khủng hoảng nhân khẩu đang lờ mờ xuất hiện tại Trung Quốc, và rằng các quan chức không phải lúc nào cũng trung thực về số liệu dân số mà họ công bố.
"Nếu số liệu sai, điều đó cũng có nghĩa là việc hoạch định chính sách sai. Trung Quốc đối mặt với vấn đề tuổi tác rất nghiêm trọng", nhà khoa học trên nói thêm.
Hồi tháng trước, một nhà nghiên cứu hàng đầu của chính phủ cho biết Bắc Kinh sẽ bắt đầu tăng dần tuổi về hưu đối với người lao động, một dấu hiệu cho thấy lực lượng lao động nước này không đủ lớn để cho phép người lớn tuổi nghỉ hưu ở độ tuổi bình thường.
Tuổi nghỉ hưu tại Trung Quốc được giữ ở mức không đổi trong suốt 4 thập niên qua, 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
Vào năm 2015, Trung Quốc đã thông báo chấm dứt chính sách một con - chính sách kiểm soát dân số được áp dụng từ những năm cuối 1970, và cho phép các gia đình có 2 con.
"Các khuynh hướng nhân khẩu học đã trở nên rõ ràng tại Trung Quốc trước đó, nhưng các số liệu thống kê mới xác nhận lo ngại rằng sự sụt giảm dân số tại Trung Quốc tiếp tục xảy ra bất chấp việc nới lỏng chính sách dân số", một chuyên gia tại Đại học Michigan (Mỹ) từng viết một cuốn sách về Trung Quốc nhận định.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với những thay đổi nhân khẩu học đáng lo ngại.
Cục thống kê dân số Mỹ hồi tuần này cũng bắt đầu công số các số liệu từ cuộc điều tra dân số năm 2020, cho thấy dân số Mỹ tăng chậm nhất kể từ năm 1930, trong đó lý do lớn nhất khiến dân số giảm là tỷ lệ sinh giảm. Dân số Mỹ hiện chỉ ở mức 331,5 triệu người.
According to the Financial Times, the latest census figures in the world's most populous country are expected to show that the country's population is now at less than 1.4 billion, although it is unclear how much. The census figures were expected to be released earlier this month but have been postponed.
China officially uses 1.4 billion people as of 2018.
Analysts say the population decline could have a big impact on China's economy, and also how other countries, including the US, view the country.
"US economists and officials believe that China will become the number one economy in the world, and will compete with the US. But actually China is not as strong as they predicted," said a scientist at the University. Wisconsin-Madison (USA) says.
There are also clear signs that a demographic crisis is looming in China, and that officials are not always being honest about their population figures, analysts say. announced.
"If the data is wrong, it also means that the policymaking is wrong. China faces a very serious age problem," the scientist added.
Last month, a leading government researcher said Beijing would begin to gradually increase the retirement age for workers, a sign that the country's workforce is not large enough to allow adults. normal age retirement age.
The retirement age in China has remained constant over the past four decades, 60 years old for men and 55 years old for women.
In 2015, China announced the end of its one-child policy - a population control policy that was in place in the late 1970s, and allows families with two children.
"Demographic trends have become apparent in China before, but the new statistics confirm fears that a decline in population in China continues to occur despite the loosening of civilian policies. number, "said an expert at the University of Michigan (USA) who wrote a book about China.
China is not the only country facing disturbing demographic changes.
The US Census Bureau this week also started to issue numbers from the 2020 census, showing the slowest growth in the US population since 1930, with the biggest reason for the decline being. the birth rate decreased. The US population is currently only 331.5 million.
|