Chắc chắn bạn cũng bắt gặp hoặc từng sử dụng loại đũa này vài lần.
Gỗ và tre dễ mốc, nhựa không chịu được nhiệt, đũa hợp kim th́ nhiều hàng kém chất lượng, c̣n đũa sứ lại quá dễ vỡ. V́ thế, nhiều người đă chuyển sang dùng đũa inox (không gỉ) – loại đũa tưởng chừng “hoàn hảo” với nhiều ưu điểm như chịu nhiệt tốt, không mốc, dễ vệ sinh, dùng bền lâu. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều người sử dụng inox cũng là lúc các tranh căi và nghi ngại ngày một nhiều hơn.
Rất nhiều người khẳng định rằng inox có chứa kim loại nặng, khi tiếp xúc lâu dài với thực phẩm có tính axit hoặc kiềm, các chất độc hại sẽ âm thầm ṛ rỉ ra, thẩm thấu vào cơ thể mà bạn không hề hay biết. Thậm chí có người mang đôi đũa inox đă dùng 3 năm đi kiểm nghiệm, kết quả là hàm lượng kim loại nặng vượt chuẩn tới 8 lần. Từ đó, tin đồn đũa inox gây nhiễm độc măn tính lan nhanh khắp mạng.
Vậy dùng đũa inox mỗi ngày có thực sự gây độc?
Câu trả lời công bằng là: Đũa inox không có tội. Có tội chính là những nhà sản xuất làm ăn gian dối, bán hàng kém chất lượng. Nếu bạn dùng đúng loại inox thực phẩm tiêu chuẩn 304 th́ khả năng chống ăn ṃn và độ an toàn của nó vượt trội so với gỗ hay tre. Đặc biệt là vào mùa nồm, mưa nhiều, bạn không c̣n lo đũa bị mốc, sinh vi khuẩn.
Nhưng vấn đề nằm ở những sản phẩm kém chất lượng được bán dưới vỏ bọc là sản phẩm chính hăng. Ví dụ, năm ngoái tại Hạ Môn (Trung Quốc), cơ quan kiểm định đă phát hiện một số bộ đũa inox bán trên livestream có hàm lượng mangan vượt quá tiêu chuẩn tới 23 lần. Bạn dùng loại đũa này lâu có thể bị chóng mặt, run tay, thậm chí tổn thương gan thận nếu tiếp xúc quá mức.
Tệ hơn, có những nơi c̣n dùng thép công nghiệp 201 để giả mạo inox thực phẩm, loại này khi gặp nhiệt độ cao có thể ṛ rỉ ch́, cadmium – cực kỳ độc hại, chẳng khác ǵ bỏ thuốc độc vào đồ ăn.
Tóm lại, không thể không công nhận là đũa inox có nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên khi mua về và sử dụng cũng cần lưu ư nhiều điểm quan trọng:
1. Không dùng với thực phẩm có tính axit cao
Đũa inox vẫn có thể giải phóng các chất có hại khi tiếp xúc với các chất có tính axit trong thời gian dài. Ví dụ, thực phẩm có tính axit cao như giấm, cá muối chua và rau ngâm sẽ ăn ṃn lớp phủ bề mặt của inox khiến kim loại độc hại có thể ṛ rỉ ra.
Ví dụ điển h́nh là khi bạn dùng một chiếc bát inox để đựng nước chanh hay bún chua, ngày hôm sau sẽ thấy chiếc bát chuyển sang màu đen.
2. Bị oxy hoá chuyển màu
Đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay đũa ngay. Nếu thấy đũa inox bị đen hoặc đổi màu, đừng tiếc mà tiếp tục dùng v́ lớp bảo vệ bề mặt đă bong tróc, có thể ṛ rỉ kim loại nặng.
3. Cảnh giác với hàng không rơ nguồn gốc để tránh rước độc vào cơ thể cả nhà
Như nội dung bài viết đă đề cập, rất nhiều đôi đũa được in mác là inox 304 hoặc 316 nhưng thực chất là hàng nhái. Đặc biệt là các loại mua ở chợ được bán với giá rất rẻ, dùng vài tháng đă gỉ sét, tróc vụn sơn th́ càng nên tránh xa.
Vậy làm thế nào để chọn được đũa inox an toàn, check lượng? Hăy lưu ư những điều dưới đây:
- Đừng ham rẻ: Nhất là những sản phẩm được bán hàng loạt với giá chỉ vài ngh́n đồng hoặc được siêu sale siêu rẻ. Bởi v́ đó có thể là đũa làm từ thép tái chế hoặc inox công nghiệp tráng giả, tuyệt đối không nên mua.
- Ưu tiên thương hiệu uy tín: Mua hàng từ các thương hiệu lớn sẽ có đảm bảo rơ ràng. Đũa inox chuẩn 304 thật sự có thể dùng 5 – 10 – 20 năm vẫn sáng bóng, an toàn khi tiếp xúc thực phẩm nóng. Ngược lại, hàng trôi nổi thường không ghi rơ chất liệu, dễ bị gỉ hoặc đen sau thời gian ngắn.
- Xem nhăn mác, bao b́ rơ ràng: Theo tiêu chuẩn GB4806, trên sản phẩm hoặc bao b́ phải có ghi chú rơ: Loại vật liệu; Ghi chú “dùng cho thực phẩm”. Nếu không thấy ghi trên đũa, hăy kiểm tra kỹ bao b́ hoặc hướng dẫn sử dụng. Sản phẩm không được những thông tin này rất dễ là hàng dỏm.
Một mẹo nữa để kiểm tra ngay tại nhà là thử dùng nam châm xem có dính chặt hay không. Inox 304 thật gần như không có từ tính, nên nếu nam châm hút rất mạnh th́ khả năng cao là inox giả hoặc thép không gỉ loại thấp (như 201).
VietBF@ Sưu tập