Từ khi trở lại nhiệm sở hồi cuối tháng 1/2025, với phong cách không thay đổi: mạnh mẽ, gây tranh căi và luôn tạo ra bất ngờ, ông Donald Trump đă nhanh chóng triển khai loạt quyết sách từ đối nội đến đối ngoại, từ siết di trú, đàm phán thuế quan cho đến những tuyên bố mạnh mẽ về Ukraine, Gaza, NATO hay Iran.
Thái độ của dư luận Mỹ
Kể từ khi trở lại nhiệm sở, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă thực hiện hàng loạt quyết định nhanh, mạnh và đầy bất ngờ trong thời gian đầu của nhiệm kỳ mà theo cách nói của người dân Mỹ là “làm lại Tổng thống”. Đây là lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, một tổng thống tái đắc cử nhiệm kỳ 2 không liên tục và lần đầu tiên đă diễn ra cách đây tới 130 năm.
Về chính sách của Tổng thống Trump, điểm nổi bật nhất là việc theo đuổi chiến lược nhập cư cứng rắn, thành công thông qua Một đạo luật vĩ đại và tuyệt đẹp (OBBB), thực hiện các động thái đối ngoại táo bạo và tất cả đều diễn ra trong bối cảnh chính trị nội bộ Mỹ tiếp tục phân cực ngày càng sâu sắc.

Ông Trump đă trải qua 6 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống (Ảnh: Reuters)
Theo các cuộc thăm ḍ dư luận th́ việc thực hiện chính sách nhập cư cứng rắn là vấn đề được người dân Mỹ ủng hộ cao nhất trong số các cam kết mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử, bao gồm giảm giá hàng hóa, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp và “nước Mỹ trên hết” trong các vấn đề toàn cầu. Đánh giá chung, có khoảng 40-45% người dân Mỹ ủng hộ chính sách nhập cư cứng rắn của ông Trump, trong đó việc ủng hộ trục xuất tội phạm phi bạo lực, bạo lực lên đến 60-80%. Tỷ lệ ủng hộ của cử tri Cộng ḥa cũng từ 80-90% trong khi tỷ lệ ủng hộ của cử tri dân chủ chỉ khoảng 5%. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ đang có xu hướng giảm đi, so với mức cao nhất hồi tháng 4 vừa qua.
Trong khi đó, thành công lớn nhất về lập pháp là siêu Đạo luật mang tính biểu tượng của ông Trump lại đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Thăm ḍ dư luận của nhiều hăng truyền thông như CNN hay Economist đều cho thấy có khoảng 60% số người được hỏi, tăng so với thời điểm đạo luật được thông qua hồi đầu tháng 7, đă lên tiếng phản đối khi cho rằng đạo luật này mang lại lợi ích cho nhóm người giàu, tác động tiêu cực đến người nghèo khi bị cắt giảm an sinh xă hội, phúc lợi y tế.
Ngoài ra, việc tăng nguồn thu bằng thuế nhập khẩu để bù đắp cho cắt giảm thuế doanh nghiệp và cá nhân đang khiến lạm phát có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, việc ông Trump phớt lờ các phán quyết của Ṭa án liên bang trong nhiều vụ kiện cũng đang trở thành mối quan ngại ngày càng tăng của người dân nước này.
Tâm lư “làm lại Tổng thống”
Như vừa nhận định trước đó, ông Trump bước vào nhiệm kỳ hai của ḿnh với tâm lư “làm lại Tổng thống”, thể hiện cách tiếp cận rơ ràng và khác biệt so với nhiệm kỳ đầu tiên. Theo đó, th́ điểm nổi bật nhất trong 6 tháng nắm quyền của ông Trump có lẽ là “làm bất cứ vấn đề ǵ” mà ông muốn hoặc chưa làm được trong nhiệm kỳ đầu tiên ví dụ như khơi mào cuộc chiến thuế quan, công khai đ̣i sáp nhập Canada hoặc Greenland, đ̣i lại kênh đào Panama, cắt giảm các khoản hỗ trợ y tế, an sinh xă hội… Tuy nhiên, điểm đặc biệt là ông Trump không quan tâm đến các ràng buộc, từ quy tắc truyền thống, tham vấn của các quan chức nội các cho đến cả phán quyết của Ṭa án hoặc Hiến pháp Mỹ. Các vấn đề này được cho là đă “trói tay trói chân” ông Trump khi thực hiện chương tŕnh nghị sự đầy tham vọng của ḿnh.
Thứ hai, ông chủ Nhà Trắng cũng ám chỉ các tiêu chuẩn về đồng minh, đối tác hay đối thủ không theo bất cứ quan điểm truyền thống nào. Đối với ông Trump, là đồng minh, đối tác hay bạn bè với Mỹ có nghĩa là chấp nhận các đề xuất của Mỹ, mang lại lợi ích hữu h́nh cho nước Mỹ. Ở chiều ngược lại, nếu các nước không chấp nhận sẽ trở thành đối thủ của Mỹ và ông Trump sẵn sàng áp đặt các biện pháp cứng rắn, áp thuế cao, trừng phạt thương mại, đe dọa sử dụng vũ lực và thậm chỉ là cả các chiến dịch tấn công quân sự trực tiếp. Tuy nhiên, khái niệm bạn hay thù cũng dễ dàng thay đổi, có thể chỉ sau một đêm.
Điểm cuối cùng, ông Trump đă khai thác tối đa sự chia rẽ trong đảng Cộng ḥa để để củng cố quyền lực và t́m kiếm sự ủng hộ. Thay v́ trấn an, vận động các nghị sỹ Cộng ḥa có quan điểm khác biệt, ông Trump sẵn sàng gây sức ép, buộc họ phải ủng hộ hoặc đứng trước nguy cơ thất bại trong bầu cử hoặc rời bỏ đảng. Ông Trump cũng tận dụng sự phân cực trong xă hội Mỹ để đè bẹp đảng Dân chủ cũng như cử tri của họ hơn là hàn gắn mâu thuẫn. Điều này thể hiện tương đối rơ với phong trào MAGA (làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) ngày càng công khai và tự tin trong khi ở chiều ngược lại, các cuộc phản công của phe Dân chủ giảm mạnh, không lôi kéo được đông đảo người dân Mỹ như trước đây.
Định hướng tiếp theo của ông Trump
Mặc dù có một số điều chỉnh nhưng đánh giá chung th́ chính sách của ông Trump vẫn là sự tiếp nối chương tŕnh nghị sự của nhiệm kỳ đầu tiên nhưng với cách tiếp cận này có tính hệ thống và quyết liệt hơn. Cho đến thời điểm hiện nay, Chính quyền của Tổng thống Trump vẫn phủ nhận sự liên quan mật thiết đến bản thiết kế chính sách dày hơn 900 trang, mang tên Dự án 2025, của giới nghiên cứu bảo thủ của tổ chức The Heritage Foundation biên soạn. Tuy nhiên, nếu đánh giá và so sánh cụ thể, hầu hết các chính sách của ông Trump đều giống hoặc mang hơi hướng rơ rệt theo các khuyến nghị trong Dự án 2025, vốn được xem là cẩm nang cho “Nước Mỹ trên hết”. Theo đó, việc nắm bắt hoặc dự báo xu hướng chính sách của Mỹ phần nào có thể dựa vào nội dung Dự án 2025.
Hầu hết giới chuyên gia và nghiên cứu chính trị tại Mỹ đều nhận định, chính sách của Tổng thống Trump trong thời gian tới sẽ không có nhiều điều chỉnh lớn so với nhiệm kỳ đầu tiên. Chủ nghĩa biệt lập tiếp tục chiếm ưu tiên với cách tiếp cận đơn phương, giảm bớt vai tṛ can dự của Mỹ trong các thể chế quốc tế, ưu tiên các mối quan hệ song phương mang lại lợi ích cho Mỹ.
Xu hướng này thể hiện rơ nhất ở các động thái, ví dụ như rút lui khỏi các tổ chức quốc tế, giảm bớt vai tṛ tại LHQ; sử dụng sức ép quân sự, kể cả tấn công quân sự trực tiếp, sử dụng sức ép về kinh tế, bao gồm thuế quan, trừng phạt thương mại để buộc các nước phải nhượng bộ Mỹ hoặc chấp nhận vai tṛ trung gian có ảnh hưởng của Mỹ; tiếp tục siết chặt chính sách nhập cư, hạn chế tiếp nhận người nhập cư đồng thời tăng cường trục xuất người nhập cư bất hợp pháp.
Nếu thất bại hoặc không nhận được sự ủng hộ của người dân Mỹ, ví dụ như trong bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới, đảng Cộng ḥa mất quyền kiểm soát tại cả hai viện hoặc một viện Quốc hội Mỹ th́ khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” sẽ sớm rơi vào quên lăng, Tuy nhiên, nếu thành công đưa nước Mỹ phát triển đặc biệt là trong cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc, giới nghiên cứu chính trị c̣n cho rằng, quan điểm chính sách và di sản của ông Trump có thể c̣n kéo dài trong chu tŕnh 8-12 năm tới.