Tôi cảm thấy hối hận v́ chính quyết định tưởng như đúng đắn của ḿnh đó là bán căn nhà ở quê để lên thành phố sống cùng con trai sau khi nghỉ hưu.
Chồng tôi mất cách đây gần 6 năm v́ bạo bệnh. Khi ấy, tôi mới ngoài 50 tuổi, vẫn c̣n công việc ổn định ở cơ quan nhà nước. Thời gian đó, mất mát quá lớn khiến tôi gần như sụp đổ, nhưng v́ con cái tôi buộc phải đứng dậy, tự nhủ phải mạnh mẽ. Tôi sống một ḿnh trong căn nhà cấp bốn rộng răi ở quê nơi hai vợ chồng từng vun vén suốt hơn 30 năm. Căn nhà nhỏ nhưng đầy ắp kỷ niệm, từ cái bậc thềm gạch mẻ cho đến cây bưởi già ông trồng trước sân.
Con trai tôi học đại học rồi lập nghiệp ở thành phố lớn. Sau khi lấy vợ, nó mua được căn chung cư hai pḥng ngủ nhờ tích góp và vay thêm ngân hàng. Mấy năm đầu, vợ chồng nó c̣n hay về quê thăm tôi. Nhưng từ khi có con nhỏ, tần suất giảm dần. Cuộc sống thành thị cuốn nó đi, tôi hiểu, không trách ǵ.
Sau khi nghỉ hưu, sống một ḿnh ngày càng trống trải. Tuổi già đến nhanh hơn khi không c̣n việc để làm, không c̣n ai để bầu bạn mỗi sớm chiều. Tôi bị cao huyết áp, đau khớp gối, mấy lần đi viện một ḿnh mà nước mắt cứ rơi. Lúc ấy tôi nghĩ: thôi th́ lên thành phố ở với con, có cháu, có người tṛ chuyện, tiện chăm sóc lẫn nhau. Tôi rao bán căn nhà ở quê. Dù không được giá cao, nhưng cũng đủ cho tôi một khoản dưỡng già. Tôi gọi cho con trai, nó mừng rỡ: “Mẹ lên ở với vợ chồng con cho vui, chứ sống một ḿnh măi sao được.” Tôi nghe mà ấm ḷng.

Ảnh minh họa.
Thế nhưng chỉ sau 2 tháng, tôi bắt đầu thấy ḿnh như người dưng trong chính nhà con. Lên thành phố, tôi ở trong căn hộ chỉ hơn 70 mét vuông, 2 pḥng ngủ một pḥng cho vợ chồng nó, một pḥng cho đứa cháu nhỏ. Tôi không có pḥng riêng. Tôi ngủ tạm trên chiếc đệm gấp trong pḥng khách, mỗi sáng phải dọn gọn lại v́ con dâu c̣n tập yoga. Vấn đề không chỉ ở chỗ ăn ở chật chội, mà là cảm giác ḿnh không có chỗ đứng. Con dâu tôi không hằn học, không hỗn láo, nhưng luôn giữ thái độ xa cách. Mỗi lần tôi góp ư cách chăm con, cách nấu nướng, nó đều cười trừ rồi làm theo ư ḿnh. Có lần, thấy cháu ho suốt đêm, tôi bày cách dân gian như xông lá, nó bảo: “Dạ, mẹ cứ để con cho uống thuốc bác sĩ kê, con ngại mấy cách dân gian lắm ạ.” Tôi đành im lặng.
Cơm nước trong nhà, tôi làm hết. Từ sáng sớm nấu cháo cho cháu, đến tối dọn rửa, giặt giũ. Nhưng có vẻ sự hiện diện của tôi không khiến ai thấy thuận tiệnhơn, mà đôi khi c̣n là phiền toái. Tôi nghe được con dâu gọi điện cho bạn, nói vu vơ: “Có người già trong nhà cũng mệt thật chị ạ, chẳng c̣n không gian riêng.” Tôi nghe mà nghẹn ḷng. Tôi từng nghĩ ḿnh sẽ được san sẻ, được tṛ chuyện, được gần cháu nhưng rốt cuộc, tôi chỉ là cái bóng âm thầm trong một căn hộ chật chội, chen lấn cả về vật lư lẫn cảm xúc. Cả con trai tôi cũng dần thay đổi. Nó không c̣n hỏi tôi: “Mẹ quen chưa?”, “Mẹ thích ăn ǵ?”. Những buổi tối, nó và vợ đóng cửa pḥng xem phim, c̣n tôi ngồi ngoài pḥng khách, chẳng biết làm ǵ ngoài ôm điện thoại lướt mạng cho qua ngày.
Tôi nhớ quê nhà da diết. Nhớ cây bưởi trước sân, nhớ con ngơ nhỏ nơi hàng xóm hỏi han nhau mỗi chiều, nhớ cả cái giường gỗ cũ có tiếng cọt kẹt mỗi khi trở ḿnh. Tôi từng bán đi tất cả với niềm tin rằng “lên sống cùng con là yên ổn” mà giờ mỗi tối tôi nằm co ro bên cạnh cái tủ giày, nghe tiếng xe ngoài đường mà nước mắt cứ lặng lẽ chảy. Tôi không trách con, cũng không trách con dâu. Mỗi thế hệ một cách sống, có lẽ tôi là người sai khi tự huyễn hoặc ḿnh rằng “ở gần con là hạnh phúc”. Hóa ra, gần không bằng thấu hiểu và ở chung không đồng nghĩa với sum vầy.
Tôi đang tính sẽ t́m một căn trọ nhỏ, hoặc một căn hộ thuê rẻ ở ngoại ô. Có thể không rộng răi, không tiện nghi, nhưng ít nhất đó là không gian của riêng tôi. Để tôi được sống đúng tuổi già của ḿnh lặng lẽ, b́nh an, không phải dè chừng từng câu nói, từng bước đi trong nhà con. Tôi ân hận nhưng không phải v́ thương con, mà v́ đă đánh đổi sự b́nh yên cuối đời chỉ để mua lấy cảm giác được gần con đầy ảo tưởng.
VietBF@sưu tập