Giữa lúc toàn cầu tranh căi gay gắt về lệnh áp thuế của Mỹ, ông Scott Bessent vươn lên thành nhân vật then chốt, giúp định hướng lại chiến lược thương mại của Nhà Trắng.
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu chao đảo v́ kế hoạch áp thuế của Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent bất ngờ trở thành nhân vật trung tâm, góp phần định h́nh lại chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump.
Quyết định tạm hoăn 90 ngày áp thuế chính sách thuế đối ứng - từng được ông Trump công bố tại Vườn Hồng hôm 2/4 - không chỉ xoa dịu làn sóng hoảng loạn trên thị trường, mà c̣n đánh dấu bước ngoặt chiến lược với dấu ấn đậm nét của vị bộ trưởng từng xuất thân từ thế giới tài chính Phố Wall.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent phát biểu trước báo giới sau tuyên bố hoăn áp thuế của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Từ “diều hâu” sang đàm phán
Ngay sau thông báo từ Tổng thống, ông Bessent bước ra từ Nhà Trắng và phát biểu trước báo giới với một tuyên bố đầy ẩn ư: “Tổng thống Trump đă tạo ra đ̣n bẩy đàm phán tối đa cho chính ḿnh. Đây vốn là chiến lược của ông ấy ngay từ đầu”.
Tuyên bố này không chỉ làm dịu t́nh h́nh mà c̣n cho thấy vai tṛ ngày càng lớn của Bessent trong nhóm cố vấn thương mại, trong bối cảnh các phát ngôn của ông đôi lúc khác biệt với tổng thống và các lănh đạo doanh nghiệp.
Theo nhiều nguồn tin thân cận với Nhà Trắng, Bessent - cựu giám đốc quỹ đầu tư - đang được xem là “người có tiếng nói trong pḥng họp”, đóng vai tṛ cân bằng giữa hai thái cực: Một bên là các cố vấn theo chủ nghĩa bảo hộ như Peter Navarro, bên kia là các quan chức ôn ḥa hơn như Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.
“Quyết định cuối cùng là của tổng thống”, nhà kinh tế Stephen Moore - cố vấn lâu năm của ông Trump - nhận định. “Nhưng tôi cho rằng chính Bessent mới là người bền bỉ chống lại phe chủ trương bảo hộ, luôn muốn đẩy mạnh áp thuế”.
Một quan chức cấp cao Nhà Trắng tiết lộ trong khi Bessent ủng hộ mức thuế thấp hơn, Navarro lại theo đuổi chiến lược áp thuế quyết liệt. Tuy nhiên, cả nhóm cố vấn đều nhất trí ủng hộ quyết định tạm hoăn mà tổng thống đưa ra.
Trước đó, kế hoạch áp thuế hàng loạt của Mỹ đă khiến hàng ngh́n tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái. Ngay khi lệnh hoăn được công bố, thị trường chứng khoán Mỹ đă có cú bật mạnh - chỉ số S&P 500 ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008.
Mặc dù công khai bảo vệ chính sách thuế, Bessent được cho là đă lặng lẽ vận động ông Trump chuyển hướng sang đàm phán.
Một nguồn tin thân cận cho biết chính ông là người đă thuyết phục tổng thống theo đuổi giải pháp mềm dẻo hơn. Kết quả là vào ngày 9/4, ông Lutnick tiết lộ rằng cả ông và Bessent đă có mặt cùng tổng thống khi soạn bài đăng trên mạng xă hội, công bố lệnh hoăn 90 ngày.
“Trật tự quyền lực trong nhóm thương mại đă thay đổi”, một cố vấn Nhà Trắng nhận định ngắn gọn.
Ông Bessent và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick là 2 người có mặt trong pḥng khi ông Trump soạn bài đăng hoăn thuế trên mạng xă hội. Ảnh: Reuters.
Người “giữ thăng bằng” trong nội bộ Nhà Trắng
Vai tṛ nổi bật của Bessent nhận được sự ủng hộ từ nhiều chính khách. Cựu nghị sĩ Cộng ḥa Charlie Dent đánh giá ông là người “đủ trưởng thành để hiểu hệ lụy kinh tế của những chính sách cực đoan” và cho rằng việc tiếng nói của ông được nâng cao là điều đáng hoan nghênh, dù vẫn c̣n nhiều bất định.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hài ḷng. Marc Short - cựu Giám đốc lập pháp dưới thời Trump - cho rằng Bessent đang cố gắng “tô vẽ lại” chính sách thuế mà ông từng mạnh mẽ bảo vệ: “Ông ấy liên tục xuất hiện trên truyền thông để bênh vực thuế quan toàn cầu suốt nhiều tuần qua. Dù tôi vui v́ đă có bước lùi, rơ ràng, chẳng ai ở Nhà Trắng có thể xem là người chiến thắng lúc này. Nh́n chung, đây giống như một cuộc rút lui”.
Cuối tuần qua, Bessent đă bay từ New York tới Florida - nơi ông Trump đang nghỉ ngơi - rồi cùng tổng thống quay lại Washington để thảo luận về thông điệp gửi đến thị trường. Trong cuộc gặp, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thể hiện thiện chí đàm phán và tạo sự ổn định cho nhà đầu tư.
“Trong 35 năm làm việc trên thị trường tài chính, điều tôi luôn t́m kiếm là sự chắc chắn. Và tôi nghĩ, chúng ta đang tiến gần hơn đến điều đó”, Bessent nói với báo chí hôm 9/4.
Sự thay đổi trong cách tiếp cận của chính quyền được thể hiện rơ trong phát ngôn của người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt hôm 8/3, rằng tổng thống sẵn sàng đàm phán các thỏa thuận “thiết kế riêng” với từng quốc gia.
Ông Trump đă giao nhiệm vụ mở màn các cuộc đàm phán với Nhật Bản cho Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson Greer.
Dẫu vậy, giới quan sát vẫn hoài nghi về việc liệu ảnh hưởng của Bessent có thể duy tŕ lâu dài trong một chính quyền thường xuyên xảy ra xung đột nội bộ giữa các phe cánh cố vấn, đặc biệt là giữa Navarro và tỷ phú Elon Musk.
Ngay cả khi đang giữ vai tṛ nổi bật, thông điệp của Bessent vẫn không hoàn toàn khớp với Tổng thống. Trong khi ông tuyên bố việc tạm hoăn đă được lên kế hoạch từ trước để kéo các quốc gia vào bàn đàm phán, chính ông Trump sau đó lại thừa nhận rằng phản ứng dữ dội của thị trường tài chính là yếu tố chính khiến ông phải điều chỉnh chiến lược.