Trong 9 năm vừa kháng chiến vừa công tác, vợ chồng Chu Phương - Hai Xoan có thêm với nhau 4 mặt con. Ngày giải phóng Thủ đô, trong cờ hoa chiến thắng, gia đ́nh Hai Xoan thêm nhiều niềm vui mới. Chỉ vài năm sau, các con của ông bà Hai Xoan đủ tuổi, cứ thế người trước người sau lần lượt vào chiến trường, nơi mặt trận phía Nam.
Ngồi trước mặt tôi là vị đại tá đặc công vừa bước sang tuổi 80 nhưng vẫn c̣n săn chắc, khỏe mạnh. Cặp mắt tinh anh của ông chốc chốc rực sáng rồi từ từ chuyển sang chiều sâu thẳm. Câu chuyện ông kể như thực, như hư. Mái tóc xoăn đă bạc trắng gần hết càng thêm độ phong trần của người lính chiến từng chín chết một sống những ngày nằm vùng ven sông Sài G̣n trước những trận đánh táo bạo khiến lũ giặc kinh hoàng.
Giọng ông chầm chậm:
- Ba mẹ tôi không c̣n nữa! Tôi cũng không c̣n nhiều thời gian, càng không biết chắc sức khỏe ḿnh ngày mai sẽ ra sao. Chuyện của các cụ quả là chuyện t́nh xuyên thế kỷ. Tôi nhiều lần muốn viết ra chưa được nên muốn kể ra đây với nhà văn. Cùng là người lính với nhau, có lẽ, nhà văn sẽ đồng cảm viết ra câu chuyện về các cụ.
Tôi im lặng lắng nghe vị đại tá mà tôi quen biết đă tṛn 30 năm. Lẽ nào một người lừng danh như ông không dễ dàng chắp bút một câu chuyện về cha mẹ ḿnh? Hay là có điều ǵ uẩn khúc? Mọi chuyện hăy để sau. Và, quả thực như vậy, câu chuyện về ba mẹ ông ai chắp bút cũng đều như nhau cả. Chúng đă trở thành huyền thoại và một phần máu thịt của chúng ta rồi.
*
Bờ đê sông Hồng chiều muộn tháng Chạp cuối năm 1943 gió bấc ù ụ thổi. Những vạt lau sậy xơ xác đổ gục xuống mặt nước sông sóng vỗ lóc bóc. Bạt ngàn chuối băi bồi gió bấc xé tướp lá, nhiều thân cây bẹ bị bóc ra quăng quật tứ tung. Có buồng chuối non quả chỉ cỡ ngón tay cái đă bị phạt mất quá nửa do dân trong đê đói kém phải lấy ăn độn bữa. Ḷng sông chiều muộn từ từ đùn ra từng đám sương mỏng vật vờ trên mặt nước.
Trên con đường đất nhỏ từ dăy nhăn cổ thụ ăn lên triền đê chỗ bến đ̣ Cây Gạo, bóng một người xiêu vẹo bước đi chỉ chực đổ ngă về phía trước. Người đi như trốn chạy, mặc những cơn gió quất ràn rạt toàn thân.
Bỗng phía sau, từ phía hàng nhăn cổ thụ, bóng một người áo trắng thanh mảnh chạy sấn lên phía trước như có ư đuổi theo người đang xuống bến đ̣.
Có tiếng gọi cất lên át tiếng gió bấc ù ụ thổi.
Minh họa: Đặng Tiến
Người phía trước dường như nghe thấy tiếng gọi ḿnh, từ từ đứng lại.
Bóng người áo trắng phía sau hiện rơ dần là một cô gái, xuất hiện, đứng trước mặt chàng thanh niên lúc này đang hứng chịu từng làn gió bấc quất vào thân h́nh thanh mảnh chỉ khoác độc bộ áo nâu đă sờn rách đứng lặng im, đôi mắt tinh anh nh́n thẳng vào người mới đến:
- Cô muốn gặp tôi sao?
Người con gái trên tay cầm một túi vải khá lớn, từ từ mở lấy ra một chiếc áo bông may kiểu Thượng Hải c̣n khá mới, hai tay đưa về phía chàng thanh niên, nói:
- Anh Phương! Gió sông lạnh lắm. Tôi chẳng có ǵ. Chỉ có chiếc áo này của anh trai tôi mới du học về, đem tặng anh. Anh hăy mặc cho đỡ lạnh.
Chàng trai phía trước chợt sững lại khi người con gái không hiểu sao lại biết tên ḿnh. Anh cố ḱm cái lạnh để không run, nghiêm giọng nói:
- Cảm ơn ḷng tốt của cô! Cô là ai? Tại sao cô biết tên tôi? Cô là người lần đầu mới gặp đă cho tôi thứ quư giá như thế này, tôi không thể nào nhận được.
Người con gái vẻ mặt thoáng chau lại như giận dỗi, song vẫn thong thả nói:
- Anh Phương! Anh là người có học, bước đường chông gai hẳn c̣n nhiều. Sao anh không rộng ḷng đón nhận sự quan tâm của người khác như thế? Tôi chính là con gái quan Án sát xử án anh buổi chiều nay. V́ quư tài anh, ngài ấy mới lựa theo luật mẫu quốc, không xử tù người chưa đủ 16 tuổi. Lại thấy cảnh đồng hương mà tha bổng cho không phải vào tạm giam 60 ngày. Mọi chuyện tôi đều biết cả. Anh c̣n câu nệ như những kẻ hủ nho khác hay sao?
Chàng thanh niên giật ḿnh kinh ngạc, từ từ hiểu ra cơ sự, xúc động nói:
- Th́ ra là tiểu thư con quan Án sát. Tôi được biết cô cũng đang theo học ở Hà thành, chắc về ăn Tết với quan ngài. Đa tạ cô! Tấm áo này tôi sẽ nhận. Cô hăy trở về đi kẻo quan ngài sốt ruột lại cho lính đi t́m.
Chàng trai nhận tấm áo bông, không khách sáo mặc ngay vào người rồi cứ thế một mạch đi thẳng xuống bến đ̣, không ngoảnh lại.
Cô gái đứng nh́n theo cho đến khi chàng thanh niên khuất bóng nơi hàng lau sậy bến sông mới bước ngược trở về triền đê.
*
Nhà ngục Hỏa Ḷ mùa đông năm 1944.
Đêm tháng Chạp trong ngục càng rét tợn. Lũ lính tuần pḥng thấy đám tù rét mướt co ro vào một góc, ai nấy mặt mũi xám ngoét, chúng x́ xồ chỉ trỏ với nhau. Có kẻ tù lượm được ở đâu chiếc bao tải rách quấn lên người, dưới ánh đèn nhập nhoạng bóng h́nh hắt lên tường từng vệt nham nhở gớm ghiếc.
Khi đám lính tuần đă khuất dạng, trong khu tù chung gió bấc thi thoảng thốc vào qua chấn song sắt lạt xạt. Dưới ánh đèn vàng vọt chập chờn, một tù nhân dáng vẻ thư sinh cởi chiếc áo bông đưa cho bạn, nói:
- Anh Tư! Anh sốt từ chiều rồi, hăy mặc tấm áo này vào cho đỡ lạnh. Em đă dứt cơn ho được hơn nửa tiếng rồi!
Người bạn tù lớn tuổi xúc động xua tay:
- Cậu Phương! Cậu c̣n chưa dứt sốt đâu, người cậu c̣n yếu lắm! Tôi c̣n chống chịu được, lại có thêm chiếc bao tải các đồng chí mới chuyển vào đang ấm sực rồi đây. Cậu phải giữ chiếc áo bông của cô Xoan cẩn thận mới được. Tôi định không cho cậu biết tin này. Nhưng, với một người bản lĩnh như cậu, tôi không dám giấu. Cô Xoan mới bị bắt vào đây tối hôm qua.
Chàng thanh niên nơi góc nhà tù sững người im lặng đến hơn nửa phút.
Người bạn tù lớn tuổi lại nói:
- Phương ạ! Cuộc chiến đấu của chúng ta những ngày tới sẽ vô cùng khốc liệt. Chúng sẽ khủng bố trắng đội ngũ của chúng ta. Những người c̣n trẻ như cậu và cô Xoan, trong tuần tới tổ chức sẽ bố trí cho vượt ngục. Bởi vậy, cậu càng phải chuẩn bị sức khỏe tốt cho ḿnh.
Người tù trẻ hai hàng nước mặt đă rịn ra từ lúc nào, xúc động nói:
- Anh Tư! Anh là lănh đạo cốt cán rất cần cho tổ chức. Anh bố trí cho chúng tôi vượt ngục, c̣n anh ở lại chịu đ̣n như thế không được đâu. Tổ chức không có anh không được. Chúng tôi c̣n trẻ, c̣n thời cơ khác để vượt ngục, sẽ quyết không đi trước anh đâu.
Người tù lớn tuổi mỉm cười trong giá buốt:
- Cậu Phương! Quả thực tổ chức không nh́n lầm cậu! Cậu hăy ra ngoài trước, cùng cô Xoan lập tức gây dựng lại các cơ sở ở tỉnh Đông và châu thổ sông Hồng. T́nh h́nh thế giới đang biến động mạnh. Ngày tổng khởi nghĩa cũng không c̣n xa nữa đâu.
Người tù trẻ tuổi chỉ biết lặng im. Anh rất rơ ư chí sắt đá của người bí thư đang đối diện ḿnh. Tổ chức đă biết và lo cho cả chuyện riêng của anh với cô Xoan càng khiến anh chỉ biết chấp hành nghiêm mệnh lệnh.
*
Kể đến đó, vị đại tá đặc công chợt lặng im.
Tôi không dám phá vỡ sự im lặng đó. Đă có những tháng ngày, ngay trong nơi tù ngục khốc liệt nhất, các đảng viên trung kiên của chúng ta đă lấy mạng sống của ḿnh đổi cho sự tự do, hạnh phúc của đồng chí, anh em.
Cuộc vượt ngục ấy do tổ chức tính toán hết sức chặt chẽ nên đă giảm thiểu máu xương. Hai mươi tám người vượt ngục đêm tháng Chạp chỉ hai người bị kẹt lại và hy sinh khi bọn giặc phát hiện ra chiếc nắp cống đă bị mất tích đột ngột.
Trở về tỉnh Đông, hai người đồng chí Chu Phương và Hai Xoan được tổ chức bí mật kết hôn và bầu làm lănh đạo chủ chốt của phong trào trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám mùa thu.
Biết bao việc trên cương vị mới ngày giành chính quyền bộn bề công việc, thù trong giặc ngoài lăm le vây bủa tứ bể. Giặc Pháp bội ước, nổ súng vào đồng bào ta. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Chính quyền non trẻ của tỉnh Đông đă phải đương đầu với vô vàn khó khăn, thử thách. Máu xương của đồng bào, chiến sĩ ngày đêm đổ xuống.
Trên cương vị được phân công, vợ chồng Chu Phương cùng lănh đạo tỉnh Đông tổ chức cho các nơi rào làng kháng chiến, lập các đội du kích phá vây, diệt tề. Các chi đội phụ nữ được thành lập bán vũ trang, vừa chiến đấu vừa sản xuất. Những chuyến đ̣ chuyển người, vũ khí, lương thực khi công khai, khi bí mật luồn qua đồn bốt, vượt bến đ̣ Cây Gạo tiếp nhận, chuyển giao không bao giờ dứt trong tiếng bom, pháo ́ ùng. Ngày quyết định cho chi đội phụ nữ lên chiến khu kháng chiến lâu dài, Chu Phương cố nén xúc động, đặt tay lên đôi quang gánh của vợ, nghiêm trang nói:
- Ḿnh đưa các con lên chiến khu trước, tôi ở lại xử lư một số công việc rồi cùng anh em rút lên sau. Mọi thứ chúng ta đều theo tổ chức.
Hai Xoan đôi ḍng nước mắt đă rịn ra. Hai đứa bé, một 4 tuổi, một chưa đầy 2 tuổi, ngồi trong đôi thúng chèn đầy áo quần cũ xung quanh, giương mắt nh́n bố mẹ không hiểu chuyện ǵ.
Phía xa, tiếng súng đ́ đùng nổ.
Hai Xoan đặt tay lên ngực chồng, nói khẽ:
- Ḿnh hết sức cẩn thận! Chúng nó đang treo đầu ḿnh giá hai vạn bạc Đông Dương.
Người đàn ông không nói ǵ, khuôn mặt đanh lại. Phía xa, í ới tiếng chị em hội đoàn gọi Hai Xoan khẩn trương lên đường. Mọi thứ không thể chần chừ hơn nữa.
*
Trong 9 năm vừa kháng chiến vừa công tác, vợ chồng Chu Phương - Hai Xoan có thêm với nhau 4 mặt con. Ngày giải phóng Thủ đô, trong cờ hoa chiến thắng, gia đ́nh Hai Xoan thêm nhiều niềm vui mới. Chỉ vài năm sau, các con của ông bà Hai Xoan đủ tuổi, cứ thế người trước người sau lần lượt vào chiến trường, nơi mặt trận phía Nam.
Khi tấm giấy báo tử đầu tiên báo về sự hy sinh của người con cả trùng đúng với ngày cưới của hai vợ chồng, ông Chu Phương, lúc này đang giữ trọng trách ở bộ ngành văn hóa định không cho vợ biết, nhưng chính bà đă chủ động làm mâm cơm cúng mời ông từ cơ quan về.
Thắp 3 nén nhang trước tấm h́nh liệt sĩ tuổi mới vừa 19, hai vợ chồng cứ thế lặng im.
Thật trùng lặp, đứa con thứ hai của ông bà Hai Xoan giấy báo tử cũng gửi về đúng ngày cưới, 2 năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn cam go, khốc liệt. Các con đều đă vào chiến trường, chỉ hai ông bà ở lại.
Trước ban thờ liệt sĩ, hai vợ chồng chỉ biết lặng im, nắm chặt tay nhau.
*
Kể đến đó, vị đại tá trước mặt tôi nước mắt đă rơi ra tự lúc nào. Nước mắt tôi cũng rơi ra. Chiến tranh là như thế. Hai người chú ruột của tôi cũng là liệt sĩ, đă hy sinh, đến hôm nay chưa t́m thấy hài cốt. Tất cả đều là cho cuộc sống thanh b́nh của chúng ta.
Vị đại tá đặc công đứng dậy châm hương dâng lên ban thờ cha mẹ và các liệt sĩ rồi thong thả quay ra ngồi xuống nói:
- Thật kỳ lạ! Trước khi mẹ tôi mất một tuần đă bắt tôi khi đó đang ở nước ngoài phải lập tức trở về, vào Tây Nguyên, đến nghĩa trang X lấy về cho cụ hai nắm đất. Cụ tắm gội sạch sẽ cẩn thận rồi đặt hai nắm đất lên ban thờ liệt sĩ. Nửa đêm th́ cụ mất. Mấy tháng sau, bố tôi cũng mất. Các cụ đều đại thọ tuổi 100.
Tôi lặng người trước mối t́nh xuyên thế kỷ với biết bao cung bậc cảm xúc. Ngoài kia, trong cái rét buốt của mùa đông ngày tháng Chạp cận kề Tết Nguyên đán, dường như hơi ấm của mùa xuân đang khe khẽ tràn về từ lộc biếc, chồi thơm.