Dù nhận được sự sủng ái đặc biệt của Từ Hi Thái hậu nhưng cuộc đời của Tứ Cách Cách lại tràn đầy bi thương, cô quạnh.
Sau khi các nước phương Tây tràn vào triều đại nhà Thanh, đă mang thêm rất nhiều các phát minh tiên tiến vào Trung Quốc thời đó. Sự ra đời của máy ảnh cho phép lưu giữ lại nhiều tư liệu quư giá về cuộc sống hoàng gia bên trong Tử Cấm Thành.
Từ Hi Thái hậu, người có quyền lực và tầm ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ, cũng rất thích chụp ảnh. Trong phần lớn bức ảnh chụp Từ Hi Thái hậu được lưu giữ và phục chế lại, người ta phát hiện bên cạnh bà luôn có bóng dáng của một nữ nhân xinh đẹp. Người đó chính là Tứ Cách Cách, được công nhận là đệ nhất mỹ nhân thời cuối nhà Thanh.
Tứ Cách Cách, con gái của Khánh Thân Vương Dịch Khuông, từ nhỏ đă thông minh lanh lợi, được giáo dục đào tạo bài bản, sau khi lớn lên th́ xinh đẹp, đoan trang nên rất được mọi người yêu quư.
Tứ Cách Cách (khoanh tṛn) đứng cạnh Từ Hi Thái hậu (giữa) trong một bức ảnh được phục chế.
Khánh Thân Vương Dịch Khuông tuy không có tài cán ǵ nhưng lại rất biết cách làm hài ḷng Từ Hi Thái hậu, do đó luôn thuận buồn xuôi gió trên quan trường và trở thành "Thiết mạo tử vương" thứ 12 của nhà Thanh.
Dịch Khuông cũng được tờ New York Times của Mỹ đánh giá là người giàu nhất cuối thời nhà Thanh và ảnh hưởng của ông khá lớn vào thời điểm đó. Trong cuốn sách ghi lại toàn bộ tài sản của Khánh Thân Vương, về cơ bản là của cải bất chính thu thập được từ dân chúng.
Vào dịp mừng thọ 60 tuổi của Từ Hi Thái hậu, Khánh Thân Vương đưa cô con gái thứ tư tiến cung hầu hạ Lăo phật gia.
Tứ Cách Cách xinh đẹp, am hiểu lại biết kể chuyện cười nên được Từ Hi Thái hậu vô cùng yêu thích. Mỗi lần nàng vào cung thường dâng cho Lăo phật gia những món đồ chơi thú vị của người phương Tây nên ngày càng được sủng ái.
Nếu Tứ Cách Cách không đến thăm trong vài ngày, Từ Hi Thái hậu sẽ cử người đến mời nàng vào cung cho bằng được.
Sự quan tâm của Từ Hi Thái hậu dành cho Từ Cách Cách nhiều đến mức ngay cả cuộc hôn nhân của nàng cũng do bà định đoạt. Tứ Cách Cách sau đó được gả cho Hi Tuấn, con trai của Dụ Lộc, một vị quân cơ đại thần quyền cao chức trọng trong triều.
Cuộc sống hôn nhân của Tứ Cách Cách ngập tràn hạnh phúc. Tuy nhiên, Từ Hi Thái hậu không thể chịu nổi những tháng ngày cô quạnh không có Tứ Cách Cách ở cạnh bên bầu bạn. Chưa được bao lâu, Từ Hi Thái hậu đă cho đón Tứ Cách Cách về lại Di Ḥa Viên để hầu hạ bên cạnh.
Tân hôn chưa bao lâu nên Tứ Cách Cách không muốn vào cung nhưng nàng cũng chẳng thể làm trái ư thái hậu. Cặp vợ chồng son buộc phải sống cảnh phân ly, có lúc đến vài tháng mới được gặp nhau 1 lần.
Một thời gian sau, Tứ Cách Cách nhận được hung tin người chồng v́ nhiều năm thương nhớ vợ mà lâm bệnh qua đời. Tứ Cách Cách đă trở thành góa phụ khi chưa đầy 30 tuổi, Từ Hi Thái hậu đành phải để nàng xuất cung, về nhà chịu tang chồng.
Ngay khi vừa lo liệu xong tang lễ, hương khói c̣n chưa tắt, Tứ Cách Cách đă nhận được ư chỉ hồi cung do Từ Hi Thái hậu không thể tiếp tục chịu cảnh vắng nàng.
Tứ Cách Cách rất tức giận, gia đ́nh sợ nàng sẽ đắc tội với Từ Hi Thái hậu nên ra sức thuyết phục. Tứ Cách Cách chỉ biết khóc lóc và miễn cưỡng hồi cung. Kể từ đó, quăng đời c̣n lại của Tứ Cách Cách ở cạnh bên Từ Hi Thái hậu, một bước không rời.
Ghi chép trong "Cung nữ văng đàm lục", ngay khi Tứ Cách Cách vừa hồi cung, Từ Hi Thái hậu đă kéo nàng đi chụp ảnh, c̣n bắt nàng hóa trang thành Long Nữ, một nhân vật thần thoại thường đứng sau bên phải Quan Thế Âm Bồ Tát.
Trong những bức ảnh khi ấy, có thể thấy vẻ mặt của Tứ Cách Cách không được tự nhiên, nở nụ cười vô cùng miễn cưỡng, c̣n ánh mắt ẩn giấu nỗi buồn đau thê lương.
Năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời, Tứ Cách Cách khi đó cũng đă gần 40 tuổi. Phần lớn cuộc đời Tứ Cách Cách đều sống trong cung, sau khi chồng mất nàng không tái giá, cũng không có con cái nên cả phần đời c̣n lại chỉ có thể sống trong sự cô đơn, hiu quạnh.
VietBF@ sưu tập