Trong bối cảnh Mỹ áp thuế mạnh tay với hàng hóa từ Trung Quốc và Mexico.Các công ty của Mỹ đang ráo riết t́m kiếm những điểm đến mới để chuyển chuỗi cung ứng. Và Cộng ḥa Dominica – ḥn đảo nhỏ vùng Caribe – đang bất ngờ trở thành lựa chọn hấp dẫn nhờ vị trí địa lư gần Mỹ, chính sách ưu đăi và hạ tầng sản xuất đang phát triển nhanh.
Các doanh nghiệp Mỹ đua nhau rời khỏi Trung Quốc và Mexico
Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% lên hàng hóa từ Mexico và Canada vào năm 2018 đă khiến nhiều công ty Mỹ như World Emblem – nhà sản xuất miếng vá quần áo lớn nhất thế giới – lập tức lên kế hoạch t́m địa điểm sản xuất thay thế. World Emblem khi đó đang sản xuất tới 65% sản phẩm tại Mexico và thêm 30% ở Trung Quốc – cả hai đều bị đánh thuế nặng.
Trước viễn cảnh chi phí đội lên chóng mặt và môi trường thương mại bất ổn, CEO Randy Carr của World Emblem đă nhanh chóng chuyển hướng. “Chúng tôi không thể tiếp tục như vậy. Mọi thứ đến quá đột ngột và nặng nề,” ông nói. Chỉ một tuần sau thông báo áp thuế, ông lên đường đến Cộng ḥa Dominica – nơi sau này sẽ trở thành địa điểm của nhà máy 100.000 feet vuông đang xây dựng.
Không chỉ World Emblem, nhiều công ty Mỹ cũng đang rút khỏi các thị trường có chi phí cao hoặc gặp rào cản thương mại như Trung Quốc, Mexico, để chuyển sang các quốc gia gần hơn và ít rủi ro hơn – một xu hướng gọi là “nearshoring”.
Cộng ḥa Dominica có ǵ để thu hút các nhà đầu tư Mỹ?
Cộng ḥa Dominica đang chứng kiến làn sóng đầu tư sản xuất tăng vọt. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, nước này thu hút đến 41% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của toàn khu vực Trung Mỹ trong năm vừa qua. Khoảng 20% lượng đầu tư nước ngoài vào nước này đổ vào lĩnh vực sản xuất – chỉ đứng sau du lịch.
Điểm mạnh lớn nhất của Dominica là các "khu chế xuất" (free zones) – nơi chiếm 60% sản lượng công nghiệp và cung cấp nhiều ưu đăi thuế quan. Tại đây, doanh nghiệp được miễn hoàn toàn thuế thu nhập, thuế xuất khẩu và một số loại thuế nhập khẩu. Nhờ đó, các công ty có thể tiết kiệm hàng triệu USD mỗi năm.
Ngoài ra, Dominica c̣n có lực lượng lao động có tay nghề, chính trị ổn định và đặc biệt là vị trí gần Mỹ – chỉ mất 3 đến 5 ngày để vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển tới Miami hoặc New York. Đây là lợi thế vượt trội so với các quốc gia châu Á, nơi thời gian vận chuyển có thể mất từ 3 đến 6 tuần.
Các thương hiệu lớn như Hanes, Timberland, Eaton, Rockwell Automation hay Cardinal Health đă thiết lập nhà máy tại Dominica. World Emblem dự kiến chuyển khoảng 30–35% công suất sản xuất sang ḥn đảo này, với mục tiêu tiết kiệm hàng triệu USD mỗi năm.
Không chỉ có thuế ưu đăi và vị trí địa lư thuận lợi, Dominica c̣n đầu tư vào các trường dạy nghề kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty. Theo ông Stephen Ezell – Phó Chủ tịch chính sách đổi mới toàn cầu của Quỹ Công nghệ Thông tin và Đổi mới – đây là môi trường cực kỳ lư tưởng cho các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu sang Mỹ.
Ngoài ra, theo CEO Randy Carr, chi phí lao động ở Dominica c̣n rẻ hơn cả Mexico – chỉ bằng khoảng 70%. Với doanh nghiệp sản xuất, yếu tố chi phí này là một trong những động lực lớn nhất để di dời nhà máy.
Những rào cản nào cản bước Dominica trở thành công xưởng mới?
Dù có nhiều tiềm năng, Dominica vẫn đối mặt với những thách thức không nhỏ. Thứ nhất là diện tích đất hạn chế – đất nước này chỉ bằng một nửa bang South Carolina của Mỹ. Chính phủ hiện gặp khó trong việc t́m thêm không gian để mở rộng các khu chế xuất.
Ngoài ra, lực lượng lao động kỹ thuật – đặc biệt là kỹ sư – c̣n thiếu hụt. Toàn bộ dân số lao động chỉ hơn 5,4 triệu người. Nếu muốn phát triển mạnh về sản xuất công nghệ cao, nước này cần tăng tốc đào tạo chuyên sâu.
Một rào cản khác là nhận thức: nhiều doanh nghiệp Mỹ chưa biết nhiều về tiềm năng sản xuất của Dominica. “Chính sự thiếu thông tin này khiến họ mặc định chọn các thị trường quen thuộc hơn”.
Đáng chú ư, CEO Randy Carr tiết lộ ông biết đến Dominica không phải qua các hội nghị kinh tế hay bản đồ thương mại mà nhờ... ChatGPT. Điều này càng cho thấy việc phổ biến thông tin có thể là ch́a khóa để Dominica bứt phá.