Biểu Tình Chống Tô Lâm Tại Diễn Đàn LHQ Ngày 22/9/2024 lúc 13 giờ trưa DC
24 giờ đêm VN
Dù truyền thông Việt Nam không đưa tin, nhưng trên website của trường Đại học Columbia, Tô Lâm sẽ có cuộc phát biểu và nói chuyện tại trường này vào ngày 23/9/2024, bên lề chuyến đi sang Mỹ dự hội nghị thường niên tại Liên Hợp Quốc.
Điều đặc biệt, người điều phối chương trình này là Giáo sư giảng dạy môn lịch sử của Đại học Columbia, bà Nguyễn Thị Liên Hằng. Bà Hằng hiện cũng là giáo viên dạy môn Lịch sử tại trường Đại học Fulbright Việt Nam.
Thời gian qua, lực lượng dư luận viên, đứng sau là Ban Tuyên giáo và Tổng cục chính trị của phe Quân đội liên tục tấn công rất dữ dội trường Fulbright là có âm mưu làm “cách mạng màu”, trong đó có cả bài viết tấn công cá nhân bà Nguyễn Thị Liên Hằng.
Dù báo chí Việt Nam không đưa tin, nhưng trên mạng xã hội có hình ảnh Tô Lâm tiếp đón bà Nguyễn Thị Liên Hằng ngay tại Phủ Chủ tịch, kênh truyền hình VTV ngày 20/9/2024 cũng đưa tin phỏng vấn bà Hằng. Phạm Minh Chính sang Mỹ năm 2022, cũng đã gặp gỡ, tiếp xúc với bà Hằng.
Theo lý lẽ của dư luận viên Việt Nam tấn công và vu cáo trường Fulbight là có âm mưu làm “cách mạng màu”. Vậy mà nay chính Chủ tịch nước, Tổng Bí thư lại có hành động móc ngoặc với các ‘đối tượng’ như này, thì liệu chính Tô Lâm đang có âm mưu làm cách mạng màu hay không?
Hơn nữa, bà Hằng cũng là người Việt tị nạn cộng sản sau năm 1975, có gốc VNCH, là đối tượng ‘cờ vàng’ mà lực lượng dư luận viên tấn công điên cuồng thời gian vừa qua. Nay Tô Lâm lại đang qua lại với “phần tử phản động” này, không biết dư luận viên và Ban Tuyên giáo Việt Nam sẽ ăn nói ra sao?
Điều này cho thấy những đấu đá nội bộ, phe nhóm trong giới lãnh đạo chóp bu ĐCSVN. Đặc biệt là những đòn tấn công của phe quân đội với phe công an của Tô Lâm trước chuyến đi sang Mỹ.
Liệu Tô Lâm có đang diễn biến ‘cách mạng màu’? Và lực lượng dư luận viên có dám húc cả Tô Lâm khi phát biểu tại trường Đại học Columbia hay không?
Võ Tuấn
Sau khi lên Tổng Bí thư, ông Tô Lâm chọn đi Bắc Kinh trước, đi Mỹ sau, là có ẩn ý. Thứ tự các chuyến công du này cho thấy, Đảng – mà người đại diện là Tô Lâm, vẫn giữ đúng lễ với Bắc Kinh, phải xin phép “thiên triều” trước, rồi mới được phép sang Mỹ.
Kiểu ngoại giao này được Đảng dán nhãn là “ngoại giao cây tre”, và cho tuyên giáo ca tụng là đường lối “uyển chuyển, khôn khéo”. Tuy nhiên, thực tế, các nhà đánh giá trung lập xem đây là đường lối ngoại giao “đu dây”, giữa 2 cường quốc đối địch. Nếu chọn đường lối ngoại giao kiên định theo Mỹ, thì Đảng không phải suy tính đến việc làm hài lòng Bắc Kinh. Bởi dù chơi với Mỹ, họ cũng không bắt buộc Việt Nam phải hạn chế kết nối với Trung Quốc. Nhiều nước trên thế giới, như Nhật Bản và Hàn Quốc, chọn cách ngả hẳn về Mỹ, để không phải vất vả tính toán cách giữ thăng bằng giữa 2 cường quốc.
Sự hèn nhát và sự ích kỷ đã biến Đảng thành kẻ đu dây. Hèn nhát khiến Đảng phải run sợ trước Trung Quốc, ích kỷ vì muốn bám giữ quyền lực, nên bằng mọi giá, Đảng phải bám vào Trung Quốc, để tìm sự đỡ đầu về chính trị. Thực tế, từ lâu, Mỹ đã không còn muốn lật đổ Cộng Sản Việt Nam, Mỹ chỉ muốn bắt tay với Việt Nam, để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc. Điều này rất có lợi cho đất nước, nhưng Đảng lại phớt lờ.
Có người giải thích, “đu dây” là cách ví von, lấy hình ảnh “con khỉ”, với bản chất “láu cá” thích làm trò. Có lẽ, đấy là sự ví von khá sát với thực tế, bởi chính sách ngoại giao của Hà Nội, khiến cho 2 cường quốc số 1 thế giới thấy được bản chất “ma lanh”, không kiên định của họ.
Mỹ thì thấy Việt Nam chỉ muốn tiền của Mỹ, mà vẫn trung thành với Tàu. Còn Bắc Kinh thì cảm thấy không yên tâm, khi Hà Nội cứ mỗi ngày lại diễn trò bay nhảy xung quanh Mỹ.
Bởi vì diễn “trò khỉ”, nên chuyến đi Mỹ lần này của Tô Lâm, đã bị Tổng thống Biden từ chối tiếp. Mỹ cần những nhà lãnh đạo kiên định, biết chọn phe rõ ràng, biết đồng lòng trên sân khấu chính trị toàn cầu. Mỹ là ông chủ trong các cuộc chơi lớn. Họ là ông chủ biết nhìn xa, có chiến lược, và đang giữ thế thượng phong trước Trung Quốc. Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam, nếu không nhận ra vị trí của mình, mà vẫn cố “làm mình làm mẩy”, Việt Nam sẽ chẳng có bạn thật lòng, để giúp đỡ lúc gặp khó.
Ở cương vị Tổng Bí thư, ông Tô Lâm cần xác định vai trò, vị trí của mình một cách rõ ràng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chối tiếp, như là cú tát vào mặt Tô Lâm. Đây là tin vui đối với Tập Cận Bình, bởi khi Mỹ ngán ngẩm với Việt Nam, Tập có thể giở trò mà không cần phải “nhìn ngó” dư luận quốc tế, đặc biệt là thái độ của Mỹ và các đồng minh.
Hiện nay, Philippines dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr., đang gần Mỹ hơn người tiền nhiệm. Từ đó, quốc gia này cũng mạnh mẽ hơn trong việc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Không thể giành lại những gì mà Trung Quốc đã chiếm, nhưng ít nhất, họ cũng không để cho Trung Quốc lấn tới, tiếp tục chiến dịch “tằm ăn dâu”, để rồi, sau một thời gian nữa, đất nước mất dần chủ quyền vào tay cường quốc tham lam này.
Với Mỹ, cần có sự chân thành, uy tín và trách nhiệm vv… Với Trung Quốc, cần cứng rắn mới ngăn chặn sự lấn tới của họ. Càng nhu, Trung Quốc càng lấn tới, bởi nhà nước Cộng sản Trung Quốc là một nhà nước lưu manh. Cách duy nhất để chặn sự gây hấn của Trung Quốc, là kết liên minh với Mỹ và các đồng minh của họ.
Chính sách đu dây, lúc nhảy sang Mỹ, lúc bật sang Tàu, đã phản tác dụng. Mỹ không cho bám vào họ, còn Tàu thì cứ rung dây, khiến “con khỉ” phải khốn đốn giữ thăng bằng, rồi sau đó đem quyền lợi quốc gia ra đổi, để kẻ rung dây nhẹ tay.
Chính sách ngoại giao đu dây không thể gọi là khôn ngoan, mà có thể nói, đấy là chính sách khiến Việt Nam thiệt đủ đường.
Trần Chương
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Đảng Cộng sản Việt Nam đã cai trị được 79 năm. Họ là một tập thể theo học thuyết lạc hậu, do Các Mác và Lê Nin đặt ra. Đặc biệt, đường lối của Lê nin là “bạo lực cách mạng”, nghĩa là, xây dựng nhà nước dựa trên bạo lực.
Trong lịch sử phát triển của Đảng, với 79 năm cầm quyền, là 79 năm đem lại cho dân tộc những vết thương không thể chữa lành. Hàng triệu sinh mạng đã bị Đảng nướng vào lò lửa chiến tranh một cách vô nghĩa.
Với dân tộc Triều Tiên, không có “chiến thắng” của Cộng sản Bắc Triều với miền Nam, nên đất nước này còn được một nửa tiến lên xã hội văn minh tiến bộ. Ở Đức, sau khi phe Cộng sản Đông Đức sụp đổ, và đất nước thống nhất, nước Đức đã trở nên giàu mạnh và văn minh như ngày nay.
Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam chiến thắng vào năm 1975, chính là một sự mất mát lớn của cả dân tộc Việt Nam.
Sau 1975 là nạn đói và sự mất tự do mà do sự hà khắc của Đảng đem lại. Người dân không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc vv… đời sống của người dân chẳng khác nào ở trong một “trại súc vật” đúng nghĩa.
Ngoài ra, chính sách giáo dục ngu dân hóa trong thời gian dài, đã khiến cho dân khí của cả dân tộc bị yếu đi rất nhiều.
Cho tới nay, sau 79 năm cầm quyền, Đảng đã cố “đổi mới”, để chạy theo các nền văn minh tiến bộ, nhưng lại không theo kịp. Người Việt Nam vẫn rất khốn khổ, hàng năm, có đến hàng trăm ngàn người tìm cách rời bỏ đất nước bằng đủ mọi con đường, từ hợp pháp đến bất hợp pháp. Họ trốn chạy khỏi cái gọi là “thiên đường Xã hội Chủ nghĩa” do Đảng tạo ra. Ngay cả con cái các quan chức cũng tháo chạy khỏi nền giáo dục tệ hại do Đảng tạo ra.
Văn minh không giành cho Đảng Cộng sản, bởi Đảng này được sinh ra từ một học thuyết man rợ nhất của xã hội loài người. Đảng Cộng sản chỉ giỏi bức hại dân, giỏi đe dọa dân, giỏi hành dân, giỏi hại dân, chứ không quan tâm đến đời sống cũng như chế độ an sinh cho dân.
Trong khi thế giới văn minh tiến như vũ bão, Đảng lại chỉ duy trì xu hướng kìm kẹp dân, khiến đất nước trở nên ì ạch.
Ở tuổi 79, Đảng đã quá già nua, không chỉ vì tuổi đời, mà còn vì bản chất “bạo lực cách mạng”, như thời Trung cổ, vẫn đang tồn tại trong huyết mạch của Đảng. Từ tư duy lãnh đạo, đến các chính sách của nhà nước, đều mang tư duy vụ lợi cho Đảng, và xem nhẹ đời sống nhân dân. Đấy là loại tư duy của các nhà nước chiếm hữu nô lệ cách đây hàng ngàn năm, hay nhà nước phong kiến cách đây hàng trăm năm.
Ông Tô Lâm bước lên “ngai vàng” của một đảng già nua, lạc hậu về mọi mặt. Đây là cơ hội để ông thực hiện việc cải cách thể chế, làm mới, làm trẻ hoá xã hội. Thậm chí, nếu thuận tiện, ông có thể dẹp bỏ luôn cái Đảng Cộng sản, vừa già cỗi, vừa hại dân hại nước này. Nếu làm được như vậy, ông sẽ lưu danh sử sách muôn đời.
Nhưng liệu, ông Tô Lâm có muốn làm, và có làm nổi hay không?
Trong phát biểu tại Hội nghị Trung ương 10, diễn ra từ ngày 18 đến 20/9, ông Tô Lâm đã nhấn mạnh về cải cách phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng, để đưa dân tộc tiến lên. Nếu nhận thức đầy đủ, ông phải hiểu rằng, nguyên nhân khiến cho dân tộc này bị mất hết dân khí, quốc gia trở nên tiểu nhược, yếu thế trước ngoại bang, là do chính Đảng Cộng sản. Đảng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nếu không dẹp bỏ, thì dân tộc này không thể nào tiến lên được.
Phát biểu của Tô Lâm cho thấy, rõ ràng, ông có tham vọng cải cách, dù chỉ mới manh nha. Từ tham vọng biến thành hành động còn cả một khoảng cách rất lớn. Vẫn còn quá sớm để đánh giá, cần phải theo dõi các hành động tiếp theo của ông.
Trước mắt, ông Tô Lâm cần phải dẹp mọi thế lực khác, đang xem nhóm Hưng Yên là kẻ thù. Bài toán này không dễ. Liệu Tô Lâm có làm được không? Chỉ có thời gian mới trả lời được.
Thái Hà
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Ngày 19/9, RFA Tiếng Việt đăng bài bình luận của tác giả David Hutt – nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Âu về các vấn đề châu Á, với tựa đề “Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” của mình xa đến đâu trước khi gặp phải kháng cự?”
Tác giả nhận xét, khác với Trung Quốc nằm dưới sự lãnh đạo tối cao của ông Tập Cận Bình, Việt Nam được điều hành bởi hệ thống “Tứ trụ”, gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
Cơ cấu này được thiết kế để ngăn ngừa việc thể thâu tóm quyền lực vào một người, đã được duy trì cho đến tận hôm nay, khi cụm từ “đảo chính cung đình” đang được xì xào khắp Hà Nội.
Tác giả đánh giá, ông Tô Lâm sử dụng chống tham nhũng như là một công cụ, chứ không phải là một chiến dịch đạo đức. Ông Tô Lâm có vẻ giống cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhiều hơn giống cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo tác giả, từng là một cựu cảnh sát, ông Dũng là một người thực dụng trong các vấn đề đối ngoại và kinh tế. Ông nhìn thấy, việc cho phép tham nhũng như một cách để củng cố Đảng cầm quyền đang bị chia rẽ.
Các quan chức từ trên xuống dưới trong hệ thống quyền lực, có thể gắn kết với nhau, bởi cùng động cơ làm giàu cá nhân, trong khi, bộ máy Trung ương của Đảng có thể gây ảnh hưởng tới các tỉnh, thông qua những bảo trợ của mình.
Ngược lại, ông Trọng đã chứng minh rằng, chống tham nhũng là một cách tốt hơn để gắn kết Đảng, thông qua sự sợ hãi và tấm gương đạo đức.
Tác giả cho rằng, ông Tô Lâm hứa rằng, chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục. Nhưng thiếu vắng sự chính trực đạo đức của ông Trọng, tất cả những gì còn lại chỉ là nỗi sợ hãi.
Vẫn theo tác giả, đã có một số phản ứng chống lại ông Tô Lâm nhưng không thành công, lấy dẫn chứng từ việc một vài nhân vật trong Đảng đã cố gắng đưa ông Trần Quốc Tỏ, em trai của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, vào vị trí Bộ trưởng Công an.
Tác giả nhận định, cuộc tranh giành cho thấy, ông Tô Lâm vẫn cần phải làm hài lòng các phe phái khác trong Đảng.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 8, trước khi đến Bắc Kinh, ông Tô Lâm đã đến Quảng Châu, thăm di tích của ông Hồ Chí Minh. Điều này chắc chắn làm hài lòng các nhà tư tưởng của Đảng.
Tác giả đề cập đến lời đồn thổi cho rằng, ông Tô Lâm vẫn còn các đối thủ, như ông Trần Cẩm Tú, ông Phạm Minh Chính, hay phe quân đội.
Quân đội hiện là khối lớn nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chiếm khoảng 13% số thành viên.
Điều này cho thấy, có thể có một cuộc tranh giành quyền lực mới, giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, giống như khi ông Trọng và Dũng so găng.
Tác giả cũng đề cập đến vụ tấn công vào Đại học Fulbright Việt Nam và việc cố ý khuấy động tâm lý bài Mỹ, bị đồn là do phía quân đội gây ra, trước chuyến đi New York dự họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc của ông Tô Lâm.
Tác giả bình luận, hiện chưa rõ, liệu ông Tô Lâm từ bỏ vị trí Chủ tịch nước, có phải do áp lực hay không, và điều này có thể ảnh hưởng đến việc củng cố quyền lực trong nước của ông hay không.
Nhượng chức Chủ tịch nước cho phía quân đội, có thể là một cách thông minh, để ông Tô Lâm làm hài lòng thể chế đầy quyền lực này. Nhưng cũng có thể, ông đã có trong đầu một ứng cử viên của riêng mình, để duy trì quyền lực.
Các yếu tố tác động và các mối quan hệ phức tạp, liên quan đến việc nắm giữ quyền lực của ông sẽ trở nên rõ ràng hơn, khi Quốc hội đưa ra quyết định vào tháng 10.
Hoàng Anh
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Theo một số ý kiến, hành động trả tự do sớm cho ông Trần Huỳnh Duy Thức và bà Hoàng Thị Minh Hồng, của Tổng Bí thư Tô Lâm, cho thấy, có những tín hiệu cởi mở hơn. Sau hơn 8 năm trên cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm bị đánh giá là một Bộ trưởng hà khắc. Bởi đây là một giai đoạn mà nhà nước Việt Nam đã tiến hành đàn áp khốc liệt, đối với các tiếng nói phản biện, các hoạt động đòi tự do, dân chủ, và các tổ chức xã hội dân sự.
Tuy nhiên, đa số ý kiến, trong đó có ý kiến của giới đấu tranh cho tự do, nhân quyền, khẳng định rằng, không có gì gọi là sự cởi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm. Mà thực chất, việc trả tự do sớm hơn hạn định ít tháng, đối với ông Thức và bà Hồng, chỉ là để “làm quà” cho chuyến thăm Hoa Kỳ, nhằm xoa dịu Chính phủ Mỹ, về sự đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Đây là vấn đề hoàn toàn không mới đối với nhà nước Cộng sản Việt Nam, họ thường dùng các tù nhân lương tâm để làm “món quà” đổi chác, trước các sự kiện quốc tế quan trọng, hay các chuyến thăm viếng quốc tế.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức mới cho biết, ông bị cưỡng bức phải nhận đặc xá. Ông từ chối không nhận đặc xá và không chịu rời khỏi nhà tù. Cuối cũng, ông bị cưỡng bức, khiêng ra khỏi cổng nhà tù trước sự phản đối của các anh em tù chính trị ở đó.
__________________
The Following 3 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
BBC Tiếng Việt ngày 20/9 cho hay “Việt Nam vô địch về số tu nghiệp sinh “biến mất” tại Nhật Bản”
Theo đó, Nhật ghi nhận, số tu nghiệp sinh “biến mất” tăng kỷ lục trong năm 2023, trong đó, Việt Nam chiếm hơn 50%.
BBC dẫn số liệu từ Chính phủ Nhật Bản, trong hơn 9.700 tu nghiệp sinh lao động nước ngoài “biến mất” khỏi nơi làm việc, tính trong năm 2023, thì có 5.481 người Việt Nam, tiếp theo là Myanmar với 1.765 người, Trung Quốc với 816 người và Campuchia là 694 người.
BBC dẫn Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản, cho biết, số lao động nước ngoài bỏ nơi làm việc, đã tăng thêm 747 người trong năm 2023, so với năm 2022, tỷ lệ là, cứ 50 người thì có 1 người bỏ trốn.
BBC cũng dẫn trang Nikkei Asia cho biết, cuối năm 2023, có khoảng 203.000 tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc ở Nhật – đứng đầu về số lượng, so với tu nghiệp sinh các nước khác tới Nhật làm việc.
Cũng năm 2023, theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, có 1.608 người Việt bị bắt ở Nhật, chiếm khoảng 28% tổng số người nước ngoài bị bắt giữ, và là con số cao nhất tính từ năm 2019.
BBC cho biết, các chuyên gia nhận định với truyền thông Nhật rằng, các tu nghiệp sinh bỏ trốn vì không có sự lựa chọn nào khác, sau khi gặp các vấn đề tại nơi làm việc. Đồng thời, gánh nặng nợ nần từ những khoản vay để trả phí môi giới, khiến nhiều tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật phạm tội.
Theo chương trình hiện tại, các tu nghiệp sinh không thể chuyển chỗ làm, trừ những trường hợp rất cấp bách.
BBC dẫn tiếp Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản, cho biết, các tu nghiệp sinh có thể chuyển công ty, nếu bị bạo hành hoặc xâm hại, hoặc nếu công ty của họ hoặc tổ chức giám sát vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong trường hợp này, các tu nghiệp sinh đồng hương cũng được phép chuyển nơi làm việc.
Hiện tại, các tu nghiệp sinh không được phép làm việc kiếm tiền, trong thời gian chờ giải quyết thủ tục chuyển sang chỗ làm mới.
Theo BBC, thời gian qua, đã xảy ra một số vụ bạo hành lao động, nhằm vào các tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật.
BBC nhắc lại vụ một tu nghiệp sinh Việt Nam, phải làm việc trên giàn giáo tại những công trình nhà cao tầng, từ 5 giờ sáng đến tối mịt, sau đó còn bị bắt nạt, bị đánh gãy xương sườn… và đã tiến hành kiện công ty của mình, được truyền thông Nhật đưa tin vào tháng 10/2023.
BBC cũng cho biết, lẩn trốn cảnh sát trên phố, không được phép ngã bệnh, làm những việc người Nhật “không thèm làm”, là tình cảnh của lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nhật.
Vẫn theo BBC, vào năm 2027, Nhật sẽ có một chương trình mới, nới lỏng yêu cầu đối với các tu nghiệp sinh muốn thay đổi chỗ làm; đồng thời, cho phép tu nghiệp sinh có thể làm việc 28 giờ mỗi tuần, trong quá trình chờ chuyển sang chỗ làm mới.
Về thủ tục giấy tờ, cũng sẽ bao gồm các ngôn ngữ mẹ đẻ, để các tu nghiệp sinh có thể nắm chắc thông tin.
BBC cho biết thêm, hồi tháng 2, Chính phủ Nhật đã chính thức quyết định loại bỏ chương trình tu nghiệp sinh nước ngoài hiện tại, được xem là một bước chuyển biến đáng kể của Nhật, trong vấn đề thu hút lao động nước ngoài.
Thay vào đó, sẽ có một hệ thống mới, cho phép lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn, nhằm mang những lao động nước ngoài có trình độ và kỹ năng nhất định đến Nhật, trong vòng 3 năm.
Hệ thống mới này cũng cho phép người lao động chuyển sang nơi làm khác, trong cùng lĩnh vực, sau một thời gian nhất định. Đây là điểm khác biệt so với chương trình cũ, vốn tập trung vào việc chuyển giao kỹ năng công nghệ cho quốc gia đang phát triển.
Với chương trình mới, trọng tâm là đảm bảo và phát triển lực lượng lao động thiết yếu nước ngoài, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật, vốn đang trở nên trầm trọng thêm, do tình trạng dân số già.
Ý Nhi
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Chúc bác Tô Lâm đi ăn xin , liếm giày được thành công, mỹ mãn....hoan hô bác được đi Mỹ miễn phí... nhớ mua quà về cho gia đình...
Và nhớ đem về vài thùng kem đánh răng xì ke là được rùi.
Last edited by hohoang; 09-22-2024 at 19:30.
The Following 5 Users Say Thank You to hohoang For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.