Hai MC đình đám Hải Ngoại là Nam Lộc và Nguyễn Ngọc Ngạn gặp nhau tại Công viên Sài Gòn ở Mississauga, Ontario, Canada ngày 14-5-2022.
Giáo sư Ngô Bảo Châu lần đầu chia sẻ về cuộc chiến Ukraine.
Người Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công của Nga vào Lviv
Mỹ đã gửi tổng cộng 7.000 loại vũ khí nhỏ cho các lực lượng vũ trang Ukraine, chủ yếu là súng máy M4, súng máy M249 và súng máy M240
Virus coronavirus đang lây lan tàn bạo ở Triều Tiên - báo cáo hàng trăm nghìn ca nhiễm
Người Nga tấn công Azovsztal bằng bom bi tàn bạo
Thị trường tiền điện tử đã bị ảnh hưởng nặng nề trong tuần này: bitcoin đã giảm hơn 50% kể từ mức đỉnh tháng 11. Với diễn biến thị trường như vậy, nhiều người đang hoảng sợ và cố gắng loại bỏ các khoản đầu tư của họ càng sớm càng tốt.
Số lượng người bị nhiễm đang giảm, một đợt mở cửa thận trọng sẽ bắt đầu ở Thượng Hải
Nga rút quân khỏi khu vực xung quanh thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, Kharkiv.
Các lực lượng Ukraine phát động một cuộc phản công gần thành phố Izium do Nga nắm giữ ở miền đông Ukraine, một thống đốc khu vực cho biết ngày thứ Bảy, trong một diễn biến có thể là một trở ngại nghiêm trọng cho kế hoạch của Moscow nhằm đánh chiếm toàn bộ vùng Donbas.
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine: Nga đã thua trong cuộc chiến tranh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt câu hỏi về việc có thể thúc đẩy điều ông gọi là “Để Mỹ công nhận người Việt tại Mỹ là dân tộc thiểu số”.
Tình cờ xem đoạn phim tài liệu về cuộc hội đàm giữa Zelensky và Putin một hai năm trước do Macron và Merkel dàn xếp, tôi cảm thấy bắt đầu có câu trả lời cho một câu hỏi vướng trong đầu từ mấy tháng nay.
Tại sao Putin lại tấn công Ukraina vào thời điểm này khi Ukraina không hề có một động thái gì để tiến gần với Nato hay EU so với trước đây. Bối cảnh rất khác với 2014 khi EU tuyên bố mở cửa cho Ukraina ra nhập. Bối cảnh cũng rất khác ở chỗ Zelensky không chống Nga quyết liệt như người tiền nhiệm. Trước ông ta thậm chí còn tuyên bố muốn tìm mọi cách đàm phán để có hoà bình với Nga, sẵn sàng đánh đổi uy tín chính trị của mình cho việc đó.
Trong đoạn phim kể trên ta thấy ngay diễn viên Zelensky còn ngượng ngùng với tấm áo mới của tổng thống. Putin cáo già nhìn Zelensky với sự coi thường không dấu diếm. Trong đầu của Putin, có thể đây là thời điểm lý tưởng để phát động chiến tranh vì trước mặt là các đối thủ mà ông ta coi thường cả ở Ukraina và Mỹ. Trụ cột cho sự đoàn kết châu Âu là bà Merkel thì cũng vừa ra đi. Ở tuổi và trong tình trạng sức khoẻ của mình, có thể Putin thấy đây là thời điểm “thiên thời địa lợi” cho việc lập lại đế quốc Nga.
Đánh giá thấp Zelensky là một trong những sai lầm lớn của Putin. Có lẽ Putin nhầm giữa Zelensky và nhân vật mà ông ta diễn. Zelensky đóng vai một người không tài giỏi gì nhưng chân thật tốt bụng mà nhờ đó được bầu làm tổng thống.
Trong thưc tế nhờ bộ phim này mà Zelensky được bầu thành tổng thống thật với 73% số phiếu cử tri. Đằng sau nhân vật chân thật tốt bụng mà ông ra đóng, Zelensky là một nhà chính trị lão luyện.
Điều đó thấy rõ từ khi chiến tranh nổ ra. Những lời nói thông điệp có lúc có tính hiệu triệu, có lúc không, nhưng luôn làm lay động lòng người của Zelensky là yếu tố quyết định để người Ukraina quyết chiến đến cùng và tạo nên cảm tình và sự ủng hộ quốc tế mạnh mẽ cho cuộc chiến của người Ukraina.
Zelensky chân thật đến đâu thì còn phải chờ xem. Cáo già như Putin mà còn tưởng thật.
Giáo sư Ngô Bảo Châu
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Các lực lượng Ukraine phát động một cuộc phản công gần thành phố Izium do Nga nắm giữ ở miền đông Ukraine, một thống đốc khu vực cho biết ngày thứ Bảy, trong một diễn biến có thể là một trở ngại nghiêm trọng cho kế hoạch của Moscow nhằm đánh chiếm toàn bộ vùng Donbas.
Các lực lượng Nga đã tập trung phần lớn hỏa lực vào Donbas trong "giai đoạn thứ hai" của cuộc xâm lược được công bố vào ngày 19 tháng 4, sau khi họ không tiếp cận được thủ đô Kyiv từ hướng bắc trong những tuần đầu của cuộc chiến.
Nhưng Ukraine đang chiếm lại lãnh thổ ở phía đông bắc của mình, đánh bật quân Nga khỏi thành phố Kharkiv lớn thứ hai của Ukraine. Tiếp tục gây áp lực lên Izium và các tuyến tiếp tế của Nga sẽ khiến Moscow khó bao vây quân Ukraine dày dạn kinh nghiệm chiến trường ở mặt trận phía đông ở Donbas.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cũng nói các cuộc đàm phán phức tạp đang được tiến hành để tìm cách di tản một số lượng lớn binh lính bị thương khỏi nhà máy thép bị vây hãm ở cảng Mariupol để đổi lấy việc trả tự do cho các tù nhân chiến tranh người Nga.
Mariupol, nơi hứng chịu giao tranh ác liệt nhất trong gần ba tháng chiến tranh, giờ đã nằm trong tay Nga nhưng hàng trăm chiến binh Ukraine vẫn đang cầm cự tại nhà máy Azovstal dù bị Nga oanh kích dữ dội suốt nhiều tuần.
Các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và các tướng lĩnh của ông đã không lường trước được sức kháng cự quyết liệt như vậy của người Ukraine khi họ tiến hành cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2.
Ngoài việc mất đi một lượng lớn binh sĩ và nhiều thiết bị quân sự, Nga còn bị áp đặt chế tài kinh tế. Nhóm Bảy nền kinh tế hàng đầu phương Tây cam kết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy sẽ "gia tăng hơn nữa áp lực kinh tế và chính trị đối với Nga" và cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine.
Cuộc xâm lược của Moscow, được phía Nga gọi là một "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm giải giáp Ukraine và bảo vệ nước này khỏi phát xít, đã làm chao đảo an ninh Châu Âu. Kyiv và các đồng minh phương Tây nói tuyên bố về chủ nghĩa phát xít là một cái cớ vô căn cứ để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.
Cuộc chiến đã khiến Phần Lan từ bỏ vị thế trung lập quân sự của mình và mong muốn trở thành thành viên của NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương). Thụy Điển được nhiều người kì vọng là sẽ theo bước.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nói với ông Putin qua điện thoại rằng đất nước của ông, có chung đường biên giới 1.300 km với Nga, muốn gia nhập NATO để tăng cường an ninh của chính mình.
Ông Putin nói với ông Niinisto rằng sẽ là một sai lầm nếu Helsinki từ bỏ vị thế trung lập của mình, Điện Kremlin cho biết, nói thêm rằng hành động này có thể gây tổn hại cho quan hệ song phương.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày thứ Sáu cho biết đất nước của ông, một thành viên NATO, không thể ủng hộ mở rộng liên minh vì Phần Lan và Thụy Điển là "nơi chứa chấp nhiều tổ chức khủng bố."
Bộ trưởng ngoại giao của Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp nhau tại Berlin vào cuối ngày thứ Bảy để cố gắng giải quyết những khác biệt của họ về việc gia nhập NATO.
Phát ngôn viên của ông Erdogan, Ibrahim Kalin, ngày thứ Bảy nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ chưa bác bỏ việc để Thụy Điển và Phần Lan gia nhập nhưng muốn đàm phán với cả hai nước và kiểm soát điều mà họ coi là hoạt động khủng bố ở Châu Âu.
Ông Kalin nói Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) - được Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh Châu Âu định danh là tổ chức khủng bố - đang gây quỹ và tuyển mộ ở Châu Âu và sự hiện diện của họ "mạnh mẽ và công khai" ở Thụy Điển nói riêng.
"Điều cần làm là rõ ràng: họ phải ngừng cho phép các cơ quan, hoạt động, tổ chức, cá nhân và các hình thức hiện diện khác của PKK… tồn tại ở các quốc gia đó," ông Kalin nói.
"Mẹ nó"
GS. Nguyễn Tuấn
Mấy năm sau 1975 tôi hay nghe những cách nói mới được 'du nhập' từ miền ngoài. Một trong những chữ đó là 'Mẹ nó' hay 'Con mẹ nó' mà theo tôi hiểu là một cách chửi thề. Sau này, tôi mới biết rằng cách chửi thề đó là do người miền ngoài học từ bên Tàu. Chữ Hoa có ý nghĩa tương đương là "tā ma de", vốn là một câu chửi thề phổ biến nhứt trong tiếng Hoa. Như vậy, "Mẹ nó" chỉ là một mệnh đề chửi thề bắt chước từ Tàu.
Cái câu mà cư dân mạng đang bàn tán xôn xao là "Mẹ nó, sợ gì". Mệnh đề này chỉ là cách chửi chung chung thôi, nhưng đằng sau nó có thể là một 'Freudian slip'. Freudian slip có nghĩa là một phát biểu thiếu kiểm soát được thốt ra trong một thời điểm ngẫu nhiên, nhưng Freud tin rằng một phát biểu như thế có liên quan đến tiềm thức.
Cái mệnh đề có thể liên quan đến tiềm thức ở đây là "Sợ gì". Bề ngoài thì mệnh đề đó khẳng định là không sợ cái kẻ mà người phát biểu chửi là 'Mẹ nó'. Nhưng trong tiềm thức thì có lẽ là sợ, hay nếu không sợ thì cũng đáng gờm. Bởi nếu quả thật không sợ hay không đáng gờm thì nó đâu có thể xuất hiện trong câu nói.
Cái 'Freudian slip' đó còn thể hiện một sự đối nghịch. Bề ngoài thì có thể cười cười nói nói như bạn bè với nhau, nhưng trong tiềm thức thì xem người đối diện như kẻ thù. Không kẻ thù thì cũng không phải là bạn bè thật sự. Nói cách khác, cử chỉ cười nói có thể hiểu như là đóng kịch mà thôi. Đóng kịch thì không thể là "be yourself", và như vậy là đối tác không đáng tin cậy.
Cách xưng hô nói lên chiều sâu văn hóa của một người. Ngày xưa, các vương triều (Tây cũng như Đông) có hệ thống xưng hô dành cho hoàng tộc, quan lại, và thường dân. Chẳng hạn như ở Úc, khi gặp Thủ tướng thì phải xưng "Your Honorable" hay đại sứ thì "Your Excellency", còn trong khoa bảng thì dĩ nhiên là có "Doctor", "Professor", "Chancellor", v.v. Đó là những danh xưng cổ và xuất phát từ lễ nghi do tôn giáo hay các vương triều đặt ra. Lễ nghi đóng vai trò rất quan trọng vì nó nói lên chiều sâu văn hoá của một dân tộc hay một cá nhân. Lễ nghi còn là chất keo gắn kết các cá nhân lại với nhau. Ví dụ trong trong buổi lễ thụ phong hôm kia, tôi quả thật thấy mình gắn kết với cộng đồng và với nước Úc. Thiếu hay vi phạm lễ các qui ước nghi là thiếu văn hoá vậy.
Ở Việt Nam chúng ta cũng là nước có truyền thống văn hoá lâu đời được phản ảnh qua các lễ nghi và cách xưng hô. Nhưng đến thời Mao-ít du nhập vào Việt Nam thì cách xưng hô bị 'gia đình hoá'. Trong đảng và cơ quan công quyền, người ta gọi nhau là 'anh', 'em', 'chị', 'cô', 'dì', 'chú', 'bác', v.v. Nhưng đối với người ngoài hay kẻ thù thì thường là 'chúng', 'nó', 'con', 'thằng' ('Thằng Diệm', 'Thằng Thiệu', 'Thằng Giôn-xơn'). Những cách xưng hô như vậy chỉ làm nghèo văn hoá mà thôi.
Tôi đoán rằng các quan chức ngoại giao Mĩ khi nghe câu "Mẹ nó, sợ gì" thì họ chỉ cười mỉm thông cảm như là một 'Freudian slip' mà thôi hay biểu hiện của sự kém văn hoá, thiếu chuyên nghiệp tính. Có thể họ sẽ nghĩ: "With friends like you, who needs enemies" (Với bạn bè như anh thì chúng tôi đâu cần thêm kẻ thù).
Tran Quang Anh
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine: Nga đã thua trong cuộc chiến tranh
Minh Ngọc •Chủ Nhật, 15/05/2022
Cựu đại sứ Trung Quốc tại Ukraine là ông Gao Yusheng mới đây đã phát biểu tại một diễn đàn rằng, Nga “đã thua trong Chiến tranh Nga-Ukraine”. Phân tích của ông về nguyên nhân và xu hướng của cuộc chiến hoàn toàn khác với luận điệu ủng hộ Nga của chính quyền cộng sản Trung Quốc.
Trong bài phát biểu, ông cũng dự đoán Nga sẽ bị trục xuất khỏi các tổ chức quốc tế quan trọng, và sẽ có một làn sóng “phi Nga hóa” mới ở các nước thuộc Liên Xô cũ.
Diễn đàn Tài chính Quốc tế Trung Quốc 30 và Khoa Nghiên cứu Quốc tế của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc gần đây đã tổ chức một cuộc hội thảo trực tuyến nội bộ, tập trung vào tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine đối với Trung Quốc và tình hình toàn cầu. Ông Gao, người từng là đại sứ của Trung Quốc tại Ukraine từ năm 2005 đến năm 2007, được mời tham gia diễn thuyết. Trong hơn 30 năm sự nghiệp ngoại giao của mình, ông đã từng trú tại Liên Xô cũ và các quốc gia cựu thành viên Liên Xô.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, cuộc chiến đã không kết thúc trong vòng một tuần như nhiều người trên thế giới nghĩ. Ông Gao nhận định, Nga đã không thể đánh bại Ukraine một cách nhanh chóng, và sức mạnh kinh tế của Nga cực kỳ không tương xứng với vị thế được gọi là “siêu cường quân sự”. Đáng chú ý, sự chậm trễ và kéo dài trong cuộc chiến đã gây ra gánh nặng cho nền kinh tế Nga.
Cựu đại sứ nhấn mạnh, chiến tranh hiện đại là “chiến tranh hỗn hợp”, bao gồm các lĩnh vực như quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, dư luận, tuyên truyền, tình báo và các lĩnh vực khác. Hiện Nga “đã thua” trong tất cả các lĩnh vực, và việc Nga cuối cùng sẽ bị đánh bại chỉ là vấn đề thời gian.
Ông Gao chỉ ra, chính sách đối ngoại của Nga có “sự kết hợp giữa Liên Xô cũ và Đế chế Nga hoàng”. Định hướng cốt lõi và chủ yếu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Putin là “coi các quốc gia thuộc Liên Xô cũ là phạm vi ảnh hưởng độc quyền của mình, và muốn khôi phục đế chế thông qua cái gọi là ‘thống nhất’ do Nga thống trị”.
Ông cho biết thêm, cái gọi là sự hồi sinh của nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin là một “mệnh đề sai lầm không tồn tại”. Nga chưa bao giờ thực sự công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác, và do đó họ “thường xuyên vi phạm lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia này”, từ đó gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình, an ninh và ổn định ở Âu-Á.
Về bài phát biểu của cựu đại sứ Trung Quốc tại Ukraine, nhà bình luận các vấn đề Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Qin Peng, nói trên kênh YouTube “Qin Peng Time” rằng, phân tích của ông Gao đã cho thấy rõ hơn sự giảo biện trong những lý do của Nga khi xâm lược Ukraine, chẳng hạn như “phi quân sự hóa” và “tiêu diệt chủ nghĩa nazi” ở Ukraine.
Đoạn video về bài phát biểu của ông Gao đã được đăng trên Internet Trung Quốc gây xôn xao dư luận, nhưng đã bị xóa ngay sau đó. Ngày 11/5, kênh truyền thông “Phoenix News Media” của chính quyền Trung Quốc, được đăng ký tại Hồng Kông, đã xuất bản một bài báo tóm tắt nội dung chính của bài phát biểu, được cho là do chính ông Gao biên tập. Bài báo đã đưa đến một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội, tuy nhiên ngay sau đó bài báo cũng bị xóa.
Ông Qin đặt vấn đề: “Tại sao chính quyền cộng sản Trung Quốc lại sợ hãi và phải kiểm duyệt bài phát biểu của ông Gao trên toàn bộ mạng Internet? Tôi nghĩ đó là bởi ông ấy khẳng định Nga sẽ thất bại, thêm nữa còn ngầm tuyên bố rằng trật tự quốc tế sẽ được tái cấu trúc, và cả Trung Quốc cộng sản với Nga sẽ bị loại khỏi một số tổ chức quốc tế quan trọng, theo đó ảnh hưởng của họ trên thế giới sẽ suy giảm.”
“Bài phát biểu của ông Gao phần nào cho chính quyền Trung Quốc về cơ bản nhìn nhận theo cách này: Nga sẽ bị đánh bại, vị thế cường quốc của họ sẽ bị suy yếu nghiêm trọng, Ukraine sẽ nghiêng về phương Tây, và địa vị của chế độ Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng,” ông nói thêm.
“Đó là lý do tại sao gần đây chúng ta nhận thấy chính quyền Trung Quốc đang muốn điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, bao gồm cả việc mời ngoại trưởng Ukraine trả lời phỏng vấn của hãng truyền thông chính thức Tân Hoa Xã, nói về cuộc xâm lược của Nga. Các kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc còn đăng tải các bài báo tích cực về Tổng thống Nga Zelensky, trong khi phát ngôn viên Triệu Lập Kiên cũng thể hiện thái độ tương đối thân thiện với Hoa Kỳ.”
Trung Quốc dựa vào y học cổ truyền để chống corona - và xem thường vaccine của Biontech
12.05.2022, tác giả Sven Hauberg - München / Bắc Kinh
Cuối cùng cũng được tự do: Từ khoảng một tuần nay, một số cư dân trong 25 triệu người ở Thượng Hải đã có thể ra khỏi nhà, sau nhiều tuần bị giam hãm. Các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt ban đầu đã được nới lỏng ở 5 trong số 16 quận. Tuy nhiên, nhiều triệu người vẫn đang mắc kẹt trong nhà riêng hoặc trong các trung tâm cách ly ở các đô thị kinh tế và các nơi khác trên đất Trung Quốc - trong khi ở Bắc Kinh mối lo ngại về khả năng lockdown đang gia tăng.
“Zero Covid” là cái mà chính phủ Trung Quốc gọi là chính sách cực kỳ cứng rắn của mình, trước mắt sẽ không thay đổi. Các phương tiện truyền thông nhà nước hầu như đưa tin hàng ngày về tính ưu việt được cho là của chiến lược này, nhằm ngăn ngừa tử vong và sự sụp đổ của hệ thống y tế. Một mặt nó có tác dụng: Theo thông tin chính thức, chỉ có hơn 5.000 người đã trở thành nạn nhân của đại dịch kể từ đợt bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán, và hiện nay không có hình ảnh nào về các bệnh viện quá tải ở Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như Trung Quốc vẫn còn thiếu một chiến lược rút lui.
Quan chức y tế cấp cao Liang Wannian gần đây nhấn mạnh rằng, người ta không được phép thả nổi đại dịch vì nó sẽ gây ra quá nhiều nạn nhân. Thay vào đó, khả năng miễn dịch phải đạt được thông qua tiêm chủng, Liang nói trên tờ Global Times của nhà nước. Nói vậy mà không phải vậy, Trung Quốc vẫn chưa phê duyệt loại vaccine hiệu quả nhất thế giới chống lại virus corona, vaccine mRNA Comirnaty của Biontech.
°
🌟 Tại sao vaccine của Biontech vẫn chưa được phê duyệt tại Trung Quốc?
Ông Ugur Sahin, người sáng lập Biontech, đã thông báo việc hợp tác với tập đoàn Fosun Pharma của Trung Quốc vào tháng 3 năm 2020 và sau đó đã ký một thỏa thuận với chính phủ về việc cung cấp 100 triệu liều. Nhưng thay vì tiêm vaccine Biontech, các nhà chức trách Trung Quốc hiện chỉ tiêm hai loại vaccine bất hoạt từ các nhà sản xuất trong nước là Sinovac và Sinopharm. Mà hai loại vaccine này không có đủ hiệu quả ở người lớn tuổi. Theo một nghiên cứu so sánh chưa được kiểm chứng của Đại học Hồng Kông, ở những người từ 80 tuổi trở lên, hai liều vaccine Sinovac chỉ bảo vệ với hiệu quả là 60%, đối với chủng omicron BA.2. Thuốc chủng ngừa Biontech Comirnaty có hiệu quả khoảng 85 phần trăm ở nhóm tuổi tương tự.
Vincent Brussee từ Trung tâm nghiên cứu Merics cho biết trong một cuộc phỏng vấn của Merkur.de: “Trung Quốc đã đặt cược vào vaccine của chính mình, họ hy vọng sẽ tự sản xuất ra vaccine tốt và nhanh chóng đưa vào sử dụng. Cho đến nay chuyện đặt cược này vẫn chưa thành công. Về mặt chính trị, chính phủ khó mà nói rằng, chúng ta không thể dựa vào nền khoa học của chính chúng ta. Điều đó sẽ cho thấy sự yếu kém của nền khoa học Trung Quốc”.
Brussee tin rằng: “Hơn hết là, sau khi sử dụng vaccine của chính mình quá lâu, chính quyền khó có đường thoát ra”. Một số nhà quan sát lại cho rằng, Trung Quốc không chấp thuận vaccine Biontech vì vaccine Sinovac vẫn chưa được chấp thuận ở châu Âu.
Tuy nhiên, gần đây, dường như đã có một số chuyển biến trong các giao thương bế tắc giữa Biontech và chính phủ Trung Quốc. Như báo Der Spiegel đưa tin, sẽ có các cuộc đàm phán giữa đại diện công ty ở Mainz và các nhân viên chính phủ ở Bắc Kinh trong những tuần tới.
°
🌟 Trung Quốc vẫn tập trung vào phát triển vaccine của riêng mình
Tuy nhiên, Trung Quốc muốn dựa vào vaccine của chính họ hơn là sử dụng Comirnaty của Biontech, dù Biontech có hiệu quả hơn vaccine Trung Quốc. Đầu tuần này, truyền thông nhà nước đã tự hào thông báo rằng "vaccine bất hoạt đặc hiệu Omicron đầu tiên trên thế giới" đã được sử dụng tại thành phố Hàng Châu, miền đông Trung Quốc. Truyền thông nhà nước cho biết, “một tình nguyện viên” đã tiêm vaccine từ Sinopharm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu. Tình nguyện viên này cho biết: “Tôi muốn tăng cường khả năng miễn dịch của mình và đồng thời đóng góp cho xã hội”.
Vaccine mới này là thứ có “ý nghĩa trọng đại nhất”, Global Times trích dẫn tuyên bố từ một nhà dịch tễ hàng đầu giấu tên của Trung Quốc.
Một số vaccine mRNA cũng đang được phát triển; bốn trong số này hiện đang được thử nghiệm lâm sàng. Một loại vaccine có tên Arcovax được coi là ứng cử viên hứa hẹn nhất. Được phát triển bởi Walvax Biotechnology và Suzhou Abogen Biosciences phối hợp với Học viện Khoa học Quân sự, Arcovax đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ ba. Nhưng vaccine này được cho là có nhiều tác dụng phụ hơn so với các sản phẩm cạnh tranh từ Biontech và Moderna – và nó chỉ có ít hiệu quả đối với Omikron.
°
🌟 Trung Quốc dùng thuốc bắc cổ truyền chống lại Corona
Vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có được miễn dịch thông qua tiêm chủng, như Bắc Kinh mong muốn. Từ nay cho đến lúc đó, chính phủ sẽ không chỉ dựa vào y học công nghệ cao - mà còn phải dựa vào thảo dược truyền thống. Lianhua Qingwen là tên một loại thuốc từ Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) mà chính quyền Thượng Hải đã phân phát hàng triệu liều cho cư dân của thành phố bị phong tỏa vào tháng 4 – trong khi nhiều người bị giam cầm cần được cung cấp thực phẩm tươi sống hơn là thảo dược. Chỉ riêng ở Thượng Hải có ít nhất tám triệu kiện hàng đã được phân phối, theo South China Morning Post. Chúng được nhà sản xuất Yiling Pharmaceutical tài trợ.
Công ty chỉ ra rằng, loại thuốc này được cơ quan y tế quốc gia phê duyệt để điều trị các triệu chứng corona như sốt, ho và khó chịu. Thuốc được phát triển vào năm 2003 để điều trị dịch phổi Sars, cũng do virus corona gây ra. Công thức này có từ thời nhà Hán (năm 202 trước Công nguyên - năm 220 sau Công nguyên), nó gồm có cây đại hoàng (Rhabarber) và hạt trái mơ, cùng những thứ khác. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế ở Trung Quốc cảnh báo không nên dùng Lianhua Qingwen nếu bạn không có triệu chứng - vì thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Thuốc này chưa được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng.
Brussee, chuyên gia về Trung Quốc cho biết: “Khi Thượng Hải trải qua đợt sóng corona đầu tiên vào năm 2020, 93% bệnh nhân cũng được điều trị bằng TCM. Tuy nhiên, TCM “chỉ được sử dụng trong kết hợp giữa điều trị lâm sàng với thuốc tây y”. Hiệu quả của thuốc viên TCM vẫn chưa rõ ràng. Nhiều nghiên cứu khác đã đưa ra các kết luận khác. Chất lượng của các nghiên cứu này cũng thường bị nghi ngờ.
Theo các cơ quan y tế ở Singapore, không có “bằng chứng” nào cho thấy Lianhua Qingwen giúp chống lại các triệu chứng của Covid hoặc thậm chí có tác dụng phòng ngừa. Nhà chức trách ở Thụy Điển báo cáo rằng không có gì ngoài tinh dầu bạc hà được tìm thấy trong các viên thuốc nhập khẩu. Yan Liu, người nghiên cứu lịch sử y học Trung Quốc tại Đại học Buffalo, giải thích với Merkur.de: “Hiệu quả của sản phẩm TCM phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Trong giai đoạn đầu của Covid-19, nó thường giúp giảm bớt các triệu chứng. Nhưng khi tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì nó cũng không giúp gì nhiều nữa”.
°
🌟 Chủ tịch Tập Cận Bình là một người hâm mộ TCM
Từ nhiều tuần nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin nhiệt tình về những thành công được cho là của TCM. Ví dụ, tờ báo Renmin Ribao của đảng đã viết về “một kinh nghiệm quý giá trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh trên khắp đất nước” và rồi chỉ hai ngày sau có được “những lợi thế độc đáo của y học Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Corona”. Người đứng đầu nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng xuất hiện với tư cách là một người hâm mộ TCM vào năm 2019 và mô tả thuốc cổ truyền là "kho báu" của y học Trung Quốc. Yan Liu cho rằng “sự nhiệt tình quảng bá TCM là một phần của động thái chính trị nhằm tâng bốc lòng tự hào dân tộc. Đó là một chiến lược thường được chính phủ sử dụng trong những thời điểm khủng hoảng, là một phần trong nỗ lực của ông Tập nhằm xây dựng lòng tin văn hóa của người Trung Quốc”.
Những người bày tỏ quan điểm chỉ trích, như trên mạng xã hội Weibo, nhanh chóng nhận lấy sự chống đối của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Ví dụ, khi một nền tảng chăm sóc sức khỏe lớn đăng một bài báo chỉ ra là Lianhua Qingwen không hiệu quả, công ty đã phải nghe những người trên Weibo nói rằng, họ là tay sai của bọn doanh nghiệp nước ngoài.
Yan Liu nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, việc sử dụng TCM là mục đích chính trị, đặc biệt là trong những ngày mà Thượng Hải và các thành phố khác ở Trung Quốc đang bị phong tỏa nghiêm ngặt”. Tuy nhiên, luôn có những người ủng hộ và phản đối TCM. Theo Yan Liu: “Có nhiều người không tin cũng như có người tin, và hai nhóm thường tham gia vào các cuộc tranh luận ầm ĩ, đặc biệt là trên các mạng trực tuyến. Nhiều người tận hưởng những lợi ích của TCM, người khác thì không, một số không bao giờ thử nó.”
°
🌟 Trung Quốc tiếp tục zero-Covid
Dù sao đi nữa, sự nhiệt tình của chính phủ Trung Quốc đối với TCM cũng được đền đáp: Kể từ cuối năm 2019, giá cổ phiếu của nhà sản xuất Lianhua Qingwen đã tăng hơn 260% - và tài sản của gia đình người sáng lập công ty Wu Yiling đã tăng khoảng 4 tỷ rưỡi đô la Mỹ chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, quan chức y tế Liang Wannian nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách zero-Covid cho đến khi có các điều kiện sẵn sàng cho một sự thay đổi. Theo Liang, điều này đòi hỏi phải có tỷ lệ tiêm chủng cao ở những người lớn tuổi. Nhưng thế hệ già ở Trung Quốc rất ngại tiêm chủng. Vincent Brussee nói: “Những người Trung Quốc ngoài 80 tuổi đã từng trải qua Cách mạng Văn hóa và các chiến dịch khác, tất nhiên họ sẽ nghi ngờ nhiều hơn khi chính phủ ra quyết định nào đó.”
Ngoài ra, do số ca mắc bệnh ở Trung Quốc cực kỳ ít nên trong một thời gian dài nhiều người không thấy lý do gì để đi tiêm. “Tại sao người ta phải tiêm chủng nếu không có ca nhiễm nào trong khu phố?” Nhưng Brussee cũng tin rằng tỷ lệ tiêm chủng sẽ sớm tăng lên “nếu bây giờ mọi người thấy rằng tình hình đang vượt quá tầm kiểm soát”.
°
VTP-LTH dịch
Quân đội Ukraine cho biết hôm thứ Bảy, quân Nga đang rút khỏi thành phố lớn thứ hai của Ukraine sau nhiều tuần bắn phá dữ dội. Nga đang dồn lực lượng vào chiến dịch tấn công khu phía Đông Ukraine.
Bộ tổng tham mưu Ukraine cho biết quân Nga đang rút lui khỏi thành phố Kharkiv, đông bắc nước này và tập trung canh gác các tuyến đường tiếp tế, đồng thời tiến hành các cuộc không kích bằng súng cối, pháo binh và các cuộc không kích vào phía đông tỉnh Donetsk nhằm “làm tiêu hao lực lượng Ukraine và phá hủy các công sự”.
Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov cho biết Ukraine đang “bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn của một cuộc chiến lâu dài.”
Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt câu hỏi về việc có thể thúc đẩy điều ông gọi là “Để Mỹ công nhận người Việt tại Mỹ là dân tộc thiểu số”.
Phát biểu trong cuộc gặp mặt khoảng 70 người Việt tại thủ đô Washington D.C, ông Chính nói “Thành công của người Việt Nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, giá trị Việt Nam”.
“Liệu chúng ta có thể đề nghị phía Mỹ xem có thể công nhận người Việt ở Mỹ là cộng đồng dân tộc thiểu số không, như đã làm được ở Cộng hoà Séc?
“Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào quan điểm từng nước, nhưng cái gì tốt nhất cho bà con thì chúng ta phải làm, tạo ra tiền lệ, miễn là phù hợp lợi ích hai nước, không ảnh hưởng xấu đến ai,” Thủ tướng Chính được báo Thanh Niên dẫn lời.
“Thủ tướng giao trách nhiệm cho Đại sứ quán thúc đẩy, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt với tinh thần tốt nhất có thể, phát triển nhanh nhất có thể,” báo này đưa tin.
BBC
Trần Khải Thanh Thủy
(VNTB) - Bọn hút tài nguyên thiên nhiên của đất nước đem bán, chỉ vài năm là có hàng triệu USD trong tay ,tha hồ ăn trên ngồi trốc... hưởng thụ trên mồ hôi nước mắt của người dân.
Thanh Mai, cái tên ngược hẳn với con người của cô bé. Lùn tè, béo tròn, đi đôi giày cao gót 12 centimet, quần áo và phụ tùng đi kèm như túi da, mũ mãng, đồng hồ, vòng cổ, lắc tay toàn hàng hiệu. Đặc biệt ngoài chiếc xe lexus cáu cạnh, giá 60 ngàn USD ra cô còn sở hữu một xe thể thao mui trần và một xe máy phân khối lớn, bánh xe to và dày hơn cả bánh ô tô. Bộ quần áo đi kèm giá không dưới 1000 USD, trông rất ngầu...Mỗi lần diện bộ quần áo đặc biệt dày dặn và cứng ngắc trên người, lớp lót khuỷu tay và đầu gối phình ra( để bảo vệ che chắn mỗi khi “bay” trên đường với tốc độ cả trăm mile một giờ), trông cô như một thủy thủ trên mặt trăng hay sao hỏa thực thụ, ai trông thấy cũng lác mắt. Không cần lao tâm khổ tứ, mọi bài tập về nhà hay các bài thuyết trình trên lớp đã có cô bạn nhà nghèo, ham học, ít tiền phụ giúp, nên điểm số của cô suốt 4 năm học không đến mức đội sổ mà luôn làng nhàng ở mức 2,5, 2,6.
Ngoài cô bạn kiêm Ôsin giúp việc trong nhà ra, Mai giao du với toàn đám bạn Mẽo, không phân biệt sắc tộc da đen hay Mỹ trắng(trừ hội Mỹ gốc Nga, Bun ga ri hay Hung ga ri vốn thoát thai từ chế độ cộng sản xã hội chủ nghĩa, nghèo kiết xác, ki bo hơn cả dân Việt, dân tàu), còn lại hễ có chút máu mặt, chịu chơi là Mai cân tất.
Sau 4 năm du học, ai cũng ngỡ ngàng khi Mai mở tiệc chia tay cùng bạn bè họ hàng ( Bắn đại bác 7 nòng mới tới) bởi đa phần các đối tượng du học sinh từ Việt Nam sang , đặc biệt là phái nữ đều tìm mọi cách để ở lại xứ người, từ kết hôn, xin việc làm, kiếm người sponsor ...để kiếm thẻ xanh, quốc tịch, riêng Mai thì đá hết boy friend này đến boy friend khác để nhẹ lòng về lại Việt Nam.
May mắn tham dự bữa tiệc hoành tráng do Mai tổ chức ở nhà hàng Happy Garden mà thực đơn lên tới cả trăm USD một người, gồm tôm hùm xào, cua bể rang me, bò lúc lắc , rượu ngoại v.v tôi tò mò:
-Trời con nhỏ sài sang dữ vậy, bao toàn bộ nhà hàng, tiệc tùng cùng nhảy múa, ca hát từ 9 giờ sáng đến 1, 2 giờ khuya , không thèm nhận tiền lì xì hoặc quà tặng của ai...tiền đâu ra mà nhiều dữ vậy?
Cô bạn nhà nghèo, chính là cô bé hàng xóm sát nhà tôi tại Việt Nam , từ sáng chạy đi chạy lại đôn đáo, đốc thúc, mỏi miệng, long chân , giờ mới được ngồi thư giãn, nhấm nháp chút đỉnh, ghé tai tôi thì thào:
- Bác Hai không biết đâu, bố nó làm trong ngành dầu khí ở Vũng Tàu, tuy chỉ là cấp trưởng phòng mà ăn dày lắm...Gần 30 năm làm trong ngành dầu khí có vài chục triệu USD trong tay nên chuyện mua nhà , mua xe cho con du học bên Mỹ , rồi vung tay quá trán là chuyện nhỏ bằng cái móng tay, không phải lăn tăn gì cả.
Như một phản xạ có điều kiện đã được tập dượt ,thành thục từ lâu, tôi mạnh miệng phản đối:
- Làm sao có thể như thế được, tuy là cấp trưởng phòng, mấy chục năm công tác thì đồng lương cũng chỉ phọt phẹt ở mức mươi, mười lăm triệu tiền hồ là cùng, cho dù cả lậu đi chăng nữa, cũng chỉ ngót ngét hai chục triệu, mua được nhà trong nước đã khó, nói gì đến chuyện mua nhà ở bãi biển tại Mỹ như cháu nói ?
- Thì thế, nó dài giọng như tăng thêm độ quan trọng cho câu chuyện.- Cháu mới phải nhấn mạnh cho bác biết là bố nó không phải trưởng phòng bình thường ở trên bờ mà là trưởng phòng hay giàn trưởng gì gì ấy ở tập đoàn dầu khí quốc gia- nơi chuyên bán dầu lậu trên biển cho Tàu cộng , lấy tiền bỏ túi
- Ra thế ! Tôi rùng mình nhớ lại thời kỳ 1990, khi còn là phóng viên báo đảng, tôi đã biết loáng thoáng về việc hàng chục tấn dầu ngoài biển bị bán cho Trung Quốc mỗi ngày mà người dân không được hưởng một giọt nào , không ngờ sang đất Mỹ lại gặp được nhân chứng – người thật việc thật như thế này .
Ngồi đối diện với nó trong góc khuất của nhà hàng, nơi bên trong náo nhiệt, nhưng bên ngoài thưa thớt, tôi háo hức nghe nó kể:
- Tất cả của cải , tiền bạc mà bố nó và đồng sự có được đều xuất phát từ việc bí mật bán dầu lậu trên biển mà ra đấy ... Theo đúng quy trình, dầu thô từ các giàn khoan được bơm về các tàu chứa dầu mang tên “Chí Linh", ”Chi Lăng“, “Ba Vì“, “Vietsopetro 01“ v.v… sau đó được xuất bán cho các tàu chở dầu của nước ngoài vào mua .
Đoàn cán bộ bán dầu gồm Công an, Hải Quan, lãnh đạo Dầu khí, Đại lý tàu biển… sẽ đi từ trong bờ ra.
Vào những ngày biển êm thì đoàn này đi ra bằng máy bay trực thăng, đáp xuống các tàu chứa dầu rồi sau đó chuyển qua tàu mua dầu bằng tàu dịch vụ.
Tàu mua dầu được Hoa tiêu dẫn đường sẽ buộc vào sau đuôi tàu chứa dầu rồi nối ống vào và dầu thô được bơm từ tàu chứa qua.
Khoảng 1, 2 ngày sau khi bơm hàng xong thì tàu mua dầu tách ra và đoàn cán bộ của Việt Nam lại được tàu dịch vụ đón chở về tàu chứa dầu và từ đó lên máy bay trực thăng về bờ.
Vào mùa biển động, sóng to gió lớn , không thể chuyển người trên biển được nên tàu mua dầu phải chạy vào Vũng Tàu rồi đoàn cán bộ Việt Nam sẽ được tàu dịch vụ chở ra leo lên tàu mua dầu và đi ra giàn khoan...
Nhấp một ngụm rượu mạnh , tôi ngắt lời nó:
- Từ thập kỷ 90 nghe loáng thoáng có vụ tham nhũng cấp nhà nước trong lĩnh vực dầu khí ,bọn phóng viên nhà báo các bác đã định nhảy vào cuộc viết phóng sự điều tra nhưng bập phải chỉ thị miệng của thủ tướng Võ văn Kiệt : “Tất cả các vụ tham nhũng trong ngành dầu khí ... từ công an đến phóng viên báo chí , luật sư v.v đều không được phép điều tra ...Đặc biệt những nghi vấn về việc ăn cắp dầu ngoài biển cấm không ai được nói tới”...nên đành ngậm ngùi bỏ cuộc vì ai cũng sợ làm mồi cho cá mập hoặc nằm im trong trại tù do chính chỉ thị 31 CP của chính phủ mà đích thân thủ tướng Võ văn Kiệt ban ra: “Mỗi quận, huyện thuộc 63 tỉnh thành trong cả nước được phép xây mới một nhà tù”.
Đang đà say chuyện, nó quên béng vai trò Ô sin của mình, ghé tai tôi thì thào: -Bác cứ tính đi, kể từ thập kỷ 90 đến nay, khi bắt đầu bán những lô dầu đầu tiên thì số lượng dầu thô bị bán ngoài biển hơn 30 năm trời lớn đến mức nào? Tính sơ sơ cũng hàng trăm triệu tấn bác ạ
Men rượu khiến óc tôi nở phồng, bao nhiêu tinh anh phát tiết ra ngoài qua bộ não bấy lâu nằm ì, tôi bật ra câu hỏi :
- Chả lẽ chỉ một mình Trung Cộng mua dầu của Việt Nam thôi sao? Còn Liên xô, Nhật Bản hay các nước trong khu vực Châu Âu nữa chứ? Vì thế bọn chúng làm sao có thể lấy bàn tay ếch mà che phủ toàn bộ thế giới được ?
- Ôi nó nhún vai, chẳng ra đồng tình, cũng không ra vẻ phản đối, láu táu:
- Cháu chỉ biết nói lại những điều nó kể với cháu nhân vụ ông Đinh la Thăng bị khởi tố mà thôi...Đây này, nó đưa mắt quan sát xung quanh một lượt rồi nhìn thẳng vào mắt tôi, xác quyết:
- Với khách hàng mua dầu là Nhật Bản hay các nước Châu Âu thì chuyện mua bán là sòng phẳng, có hoá đơn ,chứng từ rõ ràng, theo giá dầu thế giới và tiền bán dầu được chuyển vào nhà nước công khai minh bạch, có đóng thuế đàng hoàng nên không thể gian lận được… Nhưng với khách hàng Trung Quốc thì hoàn toàn khác. Ví dụ xuất bán 100.000 tấn dầu thì phía họ chỉ trả 70.000 tấn qua ngân hàng có hoá đơn, còn 30.000 tấn thì trả bằng tiền mặt ngay trên tàu với giá chỉ bằng 50% giá thị trường, và khoản tiền này không được đưa vào sổ sách (cụ thể dầu thô giá 100 đô/thùng thì họ trả bằng tiền mặt chỉ 50/đô/thùng để hai bên cùng có lợi).
- Trời! Tôi thốt lên, nếu thế số tiền buôn bán lậu lên tới cả vài trăm cân ấy à ?
- Vâng: Nó bảo: - Mấy lần cháu nghe nó tâm sự là , cứ mỗi lần đoàn cán bộ Việt Nam lên tàu bán dầu trở về, mỗi người lại đeo cả ba lô căng phồng toàn đô la. Vừa lên bờ đã có công an và lãnh đạo từ Hà Nội vào đón rước rồi tất cả đưa nhau vào khách sạn, nhà nghỉ hoặc một ngôi chùa bí mật nào đó ăn chơi xả láng, còn tiền mặt do Trung Quốc trả trên tàu sẽ được chia chác đầy đủ và sòng phẳng cho tất cả các quan chức nhà nước, từ trung ương đến các lãnh đạo của tập đoàn dầu khí trong đó có bố nó…
Những lời kể của nó làm sống lại bao nhiêu điều uẩn khúc trong tôi, khiến tôi bất ngờ hỏi lại:
- Nghe nói từ ngày lão Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng và Đinh la Thăng lên làm chủ tịch tập đoàn dầu khí thì giá dầu thô cũng tăng vọt, không còn cái giá 5,7 chục hoặc 100 USD một thùng đâu, như thế thì giá bán dầu này cũng phải tăng vống lên à?
- À...Nó cười, vẻ ngây thơ của tuổi đời 25 biến mất, thay vào đó là vẻ suy tư của một người hiểu chuyện, rành rẽ các góc khuất trong cuộc đời:
- -Bác cứ tính đi, thời điểm ấy -theo lời bố nó tâm sự với mẹ nó mà nó nghe lỏm được thì giá dầu thô hơn 120 USD một thùng, tức là khoảng 850 USD một tấn , mỗi năm trung bình Việt Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô , trong đó 70 % là bán cho Trung Quốc thì số tiền mặt chảy vào túi Đảng và lãnh đạo nhà nước cùng lãnh đạo tập đoàn dầu khí là bao nhiêu ?
Giữa khung cảnh chộn rộn của nhà hàng, người ra, kẻ vào tấp nập, tôi làm một phép tính nhẩm:
- Tính sơ sơ trong mười năm Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng và Đinh la Thăng làm chủ tich tập đoàn dầu khí , mỗi năm xuất bán 2 triệu tấn dầu thô, trong đó có 30% lượng dầu thô bị ăn cắp(gọi theo ngôn từ của cộng sản là thất thoát) đã là hơn 6 triệu tấn một năm, mỗi tấn tính rẻ là 600 USD(Giá thực là 850 USD) vậy thì băng đảng của Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng đã ãm gọn 36 tỷ USD rồi còn gì ( 10 năm x 6 triệu tấn x 600 USD)
- Chưa ăn thua gì đâu bác ơi...Nó cướp lời tôi, khẳng định:
- Còn hàng trăm khoản tham nhũng khác từ ngành Dầu khí như mua sắm thiết bị, vật tư, chi phí khai thác, mua sắm tàu bè…v.v ...Tất cả những khoản này thì chỉ bọn lãnh đạo trong cuộc mới biết thôi.
-Ôi thế thì là tham nhũng cấp nhà nước, từ bộ chính trị đến lãnh đạo dầu khí rồi, Tôi buột miệng thốt lên, không nén nổi môt hơi thở dài từ lồng ngực.
- Vâng, Tất cả bọn họ- kể từ đời thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng đều nhất loạt bao che để còn ngậm miệng ăn tiền mà
- Trời ơi, không lường trước được sự việc tày trời này, tôi ngán ngẩm rên lên: Cả tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam có tới hàng ngàn con người mà không ai dám hé miệng tố cáo sao ?
Sợ tai vách, mạch dừng, nó nhấp nhổm đứng lên:
-Thôi để cháu đưa bác về nhà, chuyện này còn dài lắm, cháu may mắn là bạn thân của nó gần 10 năm nay nên gia cảnh, tính tình của nó như thế nào , cháu đều biết cả.
Tôi uể oải đứng dạy, trên đường từ nhà hàng ra chỗ để xe còn cố vớt vát vài câu:
- Mày vẫn chưa cho bác biết vì sao quen được nó, rồi vì sao được sang Mỹ du học ? Bác nhớ, mấy năm trước khi đang nói chuyện với bố mẹ, bác thấy mày giật máy nói xen vào: Chào bác , cháu sắp sang bên ấy du học rồi đấy” bác cứ tưởng mày nói đùa, không ngờ một tháng sau đã mạnh miệng khẳng định: “Cháu đang ở Washington DC đây này”...
Nó cười hì hì , vẻ tươi tắn trở lại trên khuôn mặt trái xoan đỏ hồng vì men rượu:
- Nói ra chẳng ai tin đâu, đến bố mẹ cháu còn bảo “chuyện vớ vẩn, giàu trí tưởng bở” kia mà...Kỳ thực cháu là bạn học từ hồi cấp hai và cả cấp ba với nó...Hồi ấy suốt 6, 7 năm liền cháu đều là lớp trưởng hoặc lớp phó phụ trách học tập, nó “mê” cháu nên hay cho quà để mua chuộc, hối lộ, để cháu cho nó toàn quyền chép bài mỗi khi kiểm tra và bao che cho nó tội trốn học ở trường cũng như đi học thêm ở nhà giáo viên chủ nhiệm. Bài tập về nhà cũng là do cháu làm cho nó, hai đứa đến nhà nhau ăn, ngủ chơi bời là chuyện bình thường, bố mẹ cháu còn dè chừng về mối quan hệ này, nhưng bố mẹ nó thì quý cháu hết mực, coi cháu như con cái trong nhà vậy...Không ngờ một hôm nó bảo:
- Mày chuẩn bị đi du học cùng tao, cần chứng minh tài chính tao cho mượn tiền chứng minh...Sang Mỹ, chỉ cần giúp tao làm bài tập, dọn dẹp nhà cửa...như khi ở Việt Nam thôi, có khó khăn gì, tao bao tất...Thế là cháu về nhà thuyết phục bố mẹ làm thủ tục du học và theo nó như hình với bóng, nhiều người không biết còn tưởng cháu là bồ bịch, đồng tính luyến ái với nó nữa kia .
Nán lại ở nhà tôi, nó tiếp tục câu chuyện về tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam mà nó biết qua hơn 10 năm sống với cô bạn giàu có, có cha là giàn trưởng giàn khoan trên biển. Trả lời câu hỏi của tôi: “Cả tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam có tới hàng ngàn con người mà không ai dám hé miệng tố cáo”, nó bảo, giọng kẻ cả:
- Lẽ đời: Một miệng thì kín, chín miệng thì hở, đằng này hàng ngàn cái miệng nhưng không ai dám ...hé, dù tận mắt chứng kiến hàng chục, hàng trăm hàng ngàn lần hành vi ăn cắp này...Đơn giản vì tất cả các đời thủ tướng đều bao che và sẵn sàng sai người thủ tiêu nhân chứng, vật chứng . Vì vậy thà ngậm miệng ăn tiền, còn hơn há miệng mắc quai, tự dưng biến mất trên mặt đất không tăm tích...
Bàn về thái độ sống của người Việt trong quốc nội, nó ngậm ngùi lên giọng bà cụ :
- Sống trong thể chế cộng sản, 98 triệu dân đều phải hiểu một điều sơ đẳng rằng: Không ai cho họ làm người lương thiện cả. Cứ thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm. Trong cơ quan công quyền của nhà nước thì: “Thật thà, thẳng thắn, thường thua thiệt. Lươn lẹo, lèo lá lại lên lương”...Nói tóm lại, tất cả lãnh đạo các cấp bộ, ngành, vụ viện, đảng , chính phủ đều là tham nhũng trá hình , chỉ khi nào các phe đấu đá nhau do ăn chia không sòng phẳng thì mới biết ai là kẻ đã bị lộ và ai là kẻ còn chưa bị lộ mà thôi.
Câu chuyện của nó gieo vào lòng tôi một vết khoan sâu hoắm, như những mũi khoan trên biển đâm sâu bốn, năm mươi mét xuống tận thềm lục địa vậy : -
- Hóa ra tất cả tụi ăn cắp này , bao gồm cả ủy viên trung ương Đảng hay bộ chính trị đều biết , nhưng tất cả đã được trám miệng bằng hàng chục, hàng trăm , hàng triệu USD nên không ai dám nói ra sự thật, để mặc một lượng tiền lớn bán dầu thô chảy tràn trề vào túi mình cùng đồng bọn, Thế mới biết tình trạng tham nhũng, ăn cắp của đảng cộng sản việt Nam nguy hại đến đất nước như thế nào.
Ngồi đối diện trước mặt tôi, nó âm thầm xác nhận:
- Ăn thua gì bác, đây mới chỉ là một phần nhỏ trong lĩnh vực dầu khí thôi, còn đủ các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, xã hội nữa ...cứ gọi là tham nhũng hàng loạt, ăn không từ một thứ gì của dân…Chả thế, gọi điện thoại cho cháu, ông cháu bảo: “Đã có cơ hội sang Mỹ rồi thì cố mà tận dụng để ở lại, còn ở Việt Nam không thời nào thối nát như thời cộng sản này”.
Óc tôi hiện lên hình ảnh người hàng xóm, vốn rất hay bàn luận với tôi về tình hình đất nước, có lần ông bảo: -Thật không thời nào làm quan sướng như thời cộng sản, mà không thời nào làm dân khổ như thời cộng sản. Trong khi bụng người dân chỉ lõng bõng rau cháo qua ngày, thì bụng lãnh đạo là mồ chôn sơn hào hải vị, chị a.
Câu nói của ông cách đây cả chục năm đã lan tràn trên các trang mạng Hải ngoại và không ít lần bị công an sờ gáy.
Bên ngoài trời đã chạng vạng, ở Mỹ mùa hè 9 giờ mới bắt đầu tối là chuyện bình thường, Giờ này tại nhà hàng Happy Garden, các cặp trai gái Mỹ Việt, Phi, Hàn v.v vẫn ôm nhau nhảy múa theo điệu nhạc sập sình chói tai, con bé hốt hoảng:
- Thôi chết cháu phải về lại nhà hàng, kẻo cái Mai cho người gọi, không thấy cháu thì chết.
Tiễn chân nó ra ô tô, tôi hỏi một câu chót:
-Thế còn cháu ? Có nghe theo lời ông ở lại Mỹ hay theo chân cô bạn về làm ôsin, điếu đóm,
Vừa lục tìm chìa khóa, nó vừa vênh mặt đáp:
- Cháu điên à? Thời kỳ ấy sắp qua rồi, vì điều kiện của hai đứa khác hẳn nhau, bố mẹ nó thả lỏng cho nó toàn quyền quyết định “ Tùy, nếu thích ở lại lấy chồng Mỹ , có con lai thì tùy, còn không thích, về lại Việt Nam với bố mẹ cũng được, nhà mình có điều kiện, không cần làm gì thì của cải ăn cả ba đời cũng không hết”. Còn cháu ... bằng mọi giá phải ở lại, dù là lấy chồng Mễ hay Mỹ đen , thậm chí không chồng mà phải chửa cũng đành liều để còn được ở lại.
Đưa mắt nhìn xa xăm, ánh mắt tôi thoáng buồn khi biết tại khu vực Little Sài gòn và bãi biển Long Beach gần nơi tôi ở, đã có hàng chục, hàng trăm ngôi nhà giá bạc triệu của các quan tham nhũng cộng sản, trong đó -theo lời kể của Vân- hàng xóm cũ của tôi ở Viêt Nam, có tới mấy căn là của cha mẹ Mai và lãnh đạo tập đoàn dầu khí...Thật chua xót, trong khi Người Việt ở Mỹ đi làm vài chục năm còn không có nổi ngôi nhà mơ ước mà bọn hút tài nguyên thiên nhiên của đất nước đem bán, chỉ vài năm là có hàng triệu USD trong tay ,tha hồ ăn trên ngồi trốc...hưởng thụ trên mồ hôi nước mắt của người dân.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Mitch McConnell, nghị sĩ Đảng Cộng hòa cao cấp nhất tại Thượng viện Hoa Kỳ, thực hiện chuyến thăm không báo trước tới Kyiv vào ngày thứ Bảy cùng với các thượng nghị sĩ Cộng hòa khác và gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy để hội đàm.
Ông McConnell đang thúc giục Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul ngừng chống đối gói viện trợ 40 tỉ đôla cấp cho Ukraine, vốn nhận được sự ủng hộ áp đảo của cả hai đảng.
Ông Zelenskyy ca ngợi điều mà ông nói là tín hiệu ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng đối với Ukraine.
"Cảm ơn sự lãnh đạo của quý vị trong việc giúp chúng tôi chiến đấu không chỉ vì đất nước của chúng tôi, mà còn vì các giá trị dân chủ và tự do. Chúng tôi thực sự cảm kích về điều đó," ông nói trong một phát biểu.
Tháp tùng ông McConnell có Thượng nghị sĩ Susan Collins của bang Maine, John Barrasso của bang Wyoming và John Cornyn của bang Texas.
Hàng chục chính trị gia nước ngoài và những người nổi tiếng đã đến thăm Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 để bày tỏ sự ủng hộ của họ. Phu nhân của Tổng thống Joe Biden đã có chuyến đi không báo trước đến Kyiv vào Chủ nhật tuần trước.
BÍ ĐƯỜNG, PHẠM MINH CHÍNH CẦU CỨU MỸ GIÚP ĐỠ
- Đỗ Ngà -
Trong nhiều năm, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chủ yếu là thị trường trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên chỉ trong 4 năm, từ năm 2018 đến 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng từ 224 nghìn tỷ đồng lên tới 722,7 ngàn tỷ đồng, tức tăng đến 323%.
Nguyên nhân của hiện tượng tăng nóng là gì? Là do những doanh nghiệp đang “ngoắc ngoải” phát hiện có kẽ hở lớn để họ hốt vốn. Vậy đó là lỗ hổng gì? Đó là hạ tầng pháp lý thủng lỗ chỗ. Chính vì vậy mà 80% doanh nghiệp phát hành trái phiếu là những doanh nghiệp 3 không “không tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm và không bảo lãnh thanh toán” mới rủ nhau nhảy vào hốt. Hổng đến mức hơn 80% doanh nghiệp chui qua được thì xem như toang rồi. Hạ tầng pháp lý không có khả năng gạn lọc những doanh nghiệp yếu.
Hạ tầng pháp lý nó bao gồm luật quy định và cả bộ máy vận hành nó. Mà tài nguyên cho bộ máy con người. Văn bản luật thì có thể sửa dễ dàng, nhưng con người điều hành thị trường này thì không thể ngày một ngày hai đáp ứng được. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có nhu cầu rất lớn, doanh nghiệp có nhu cầu phát hành và nhà đầu tư có nhu cầu mua trái phiếu kiếm lời. Với hạ tầng pháp lý yếu như thế này thì nó trở thành nơi các doanh nghiệp lừa nhà đầu tư mà thôi.
Thị trường vốn là nền tảng cấp vốn cho doanh nghiệp phát triển. Nó giúp những doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt, có khả năng quản trị tốt có thể dùng đòn bẩy tài chính mà phát triển bùng nổ như các “kỳ lân” trên thế giới đã làm. Nếu để nhà đầu tư mất lòng tin thì thị trường vốn sẽ sụp đổ. Mà thị trường vốn sụp đổ thì nó gây ra rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế vì doanh nghiệp ch.ết như rạ và nó sẽ kéo lùi sự phát triển của đất nước hàng thập kỷ chứ không đơn giản. Cho nên chính quyền CS đang nỗ lực cứu lấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Siết ch.ết nó thì dễ nhưng hậu quả thì khôn lường, mà buông bỏ cho nó tự phát thì cũng tới ngày thị trường vốn sụp đổ. Cái khó là siết nhẹ tay, siết có chọn lọc để đưa nó vào quy củ. Và ĐCS Việt Nam đang làm gì?
Vụ án Tân Hoàng Minh là một vụ án mà ĐCS dùng nó để “răn đe” những doanh nghiệp khác "không được làm bậy". Cách này không phải là cách hiệu quả. Với lòng tham và với lỗ hổng pháp lý chưa được trám, doanh nghiệp vẫn nhắm mắt làm liều như thường.
Được biết, 3 công ty con của Tân Hoàng Minh đã phát hành 9 đợt trái phiếu với tổng vốn huy động là 10.300 tỷ đồng sẽ trả tiền lại cho nhà đầu tư như thế nào, khi mà tổng vốn của nó là 17.050 tỷ nhưng vốn vay hết 14.500 tỷ (chiếm 85%), còn lại, vốn chủ sở hữu chỉ là 2.550 tỷ đồng. Vậy thì họ huy động thế nào để ra 10.300 tỷ đồng để trả cho nhà đầu tư khi mà vốn vay trên thị trường trái phiếu đã đổ gần hết vào các dự án? Giờ “bán lúa non” thì khó mà gom đủ. Cho đến nay, Tân Hoàng Minh hứa trả tiền cho nhà đầu tư nhưng nhà đầu tư vẫn chưa có đồng nào. Biết rằng các ngân hàng bảo lãnh cùng với Tân Hoàng Minh cam kết với nhà đầu tư, nhưng nợ xấu vẫn là nợ xấu, trả đủ cho nhà đầu tư thì các ngân hàng bảo lãnh lại ôm nợ xấu, liệu các ngân hàng có gánh rủi ro như vậy không? Vụ án Tân Hoàng Minh là một ngòi nổ, nếu chính quyền CS để nhà đầu tư mất trắng thì có khả năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển chưa hoàn chỉnh đã lãnh cú sốc lớn. Chính quyền CS có thể bịt ngòi n.ổ này, tuy nhiên về nền tảng vững chắc cho thị trường trái phiếu thì họ vẫn loay hoay như gà mắc tóc.
Ngay từ năm 2020, Ngân hàng Phát triển châu Á -ADB đã có báo cáo nói rằng “Tiềm năng đầu tư nước ngoài vào cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước tại Việt Nam”. Thực ra đây là động thái chỉ ra yếu điểm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cách nói của ADB là nói tránh nên dùng từ “tiềm năng” như là để khen. Lẽ ra chính quyền CS cần phải sửa ngay, hoặc là lập ra cơ quan đủ uy tín để hoạt động ngành xếp hạng tín nhiệm hoặc mời những công ty uy tín trên thế giới vào Việt Nam hoạt động để gạn lọc những doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn ra khỏi thị trường nhằm bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa có một doanh nghiệp nào đủ uy tín để xếp hạng mức tín nhiệm cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hàng loạt con lạc đà (những doanh nghiệp 3 không) mới dễ dàng chui được qua lỗ kim trót lọt.
Hiện nay, có rất nhiều báo trấn an nhà đầu tư rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đáng tin, tuy nhiên nhìn vào hành động của ông Phạm Minh Chính thì sẽ hiểu. Nhân dịp ông Chính đến Mỹ dự Hội Nghị Mỹ - ASEAN đã tranh thủ cầu cứu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hỗ trợ Việt Nam về xây dựng năng lực, cơ chế nhằm phát triển hiệu quả thị trường vốn và thị trường bất động sản. Nói thẳng ra chính quyền CS thừa biết họ không có năng lực điều khiển hai thị trường này nên phải cầu cứu. Không biết phía Mỹ sẽ giúp đỡ như thế nào?! Có thể trong thời gian tới, một số công ty sếp hạng tín nhiệm uy tín của Mỹ sẽ nhảy vào thị trường Việt Nam. Nếu điều này xảy ra thì Mỹ sẽ cứu CS một bàn thua trông thấy.
Tại sao khi bí, ĐCS chạy sang Mỹ cầu cứu chứ không sang Tàu? Bởi họ biết, chỉ có Mỹ mới có đủ trình độ, sự tử tế và sự nhiệt tình giúp họ chứ không phải Tàu. Tuy vậy, họ vẫn chửi Mỹ ra rả từ năm này đến năm nọ. CS là vậy, rất vong ân.
Cuộc nói chuyện giữa Thủ tướng Chính với các quan chức khác bao gồm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Quốc phòng Phạm Hoài Nam và một số người khác diễn ra vào trước cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và được nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ thu lại toàn bộ, và phát trực tiếp trên kênh YouTube của Bộ này.
Điểm đáng chú trong đoạn nói chuyện khoảng năm phút này là cách nói bỗ bã của quan chức Việt Nam. Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi đề cập đến cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump là ông Matthew Pottinger đã gọi ông này là “thằng”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bỗ bã khi nói “Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó! Có sợ gì đâu…”
Chuyến thăm Mỹ của ông Chính - Thấy vậy mà không phải vậy
Báo chí Việt Nam mấy ngày nay rầm rộ đưa tin về chuyến sang Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các tờ báo chính thống ra sức quảng bá cho chuyến thăm Mỹ của ông Chính.
Điều đáng chú ý là cách các tờ báo Việt Nam đưa tin về chuyến thăm của ông Chính giống như đây là chuyến viếng thăm song phương Việt - Mỹ. Thậm chí tờ báo mạng của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) lúc đầu còn đưa bài với cái tựa là “Thủ tướng gặp song phương với Tổng thống Biden”, nhưng ngay sau đó đã phải thay một tựa bài khác (1).
Chuyến thăm Mỹ của ông Chính là để phục vụ cho cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ từ ngày 12-13/5. Đây cũng là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Chính dưới cương vị Thủ tướng. Trước chuyến đi của ông Chính, cũng có một số đồn đoán cho rằng kỳ này, Việt - Mỹ sẽ nâng cấp quan hệ.
Tuy nhiên, trong nghị trình của cuộc họp thượng đỉnh kỳ này, không có cuộc gặp song phương nào, và quan hệ Việt - Mỹ vẫn chưa có bước đột phá mới nào.
Ai thiếu sự chân thành?
Trong bài phát biểu của ông Chính tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), ông ta có cho rằng: “Sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với thế giới hiện nay. Chính sự thiếu vắng sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm là một trong những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, xung đột ở nhiều khu vực. Thiếu sự chân thành, tin cậy là nhân tố cản trở nghiêm trọng đến hợp tác song phương giữa các quốc gia cũng như hợp tác đối phó với các thách thức khu vực và toàn cầu.” (2)
Trong một bài viết trên tờ Foreign Policy, Brian Eyler - Giám đốc chương trình Mekông Dam Monitor viết rằng: “Việc nâng cấp quan hệ có thể và nên diễn ra vào thời điểm thích hợp. Trên thực tế, mối quan hệ hợp tác hiện nay trong các lĩnh vực an ninh hàng hải cho thấy quan hệ Mỹ-Việt thực chất đã là quan hệ chiến lược. Tuy nhiên, việc vội vã nâng cấp quan hệ trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính có thể phản tác dụng.” (3)
Cách lý giải của Brian Eyler cũng tương tự một số quan chức và học giả Việt Nam khi luôn cho rằng Việt Nam cần thực chất hơn là danh xưng.
Tác giả Khang Vu viết trên tờ The Diplomat cho biết có sự “bất bình đẳng” đáng kể trong quan hệ hai quốc gia này, khi mặc dù Mỹ là một siêu cường, còn Việt Nam, tuy là một quốc gia đang lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về vị thế chính trị, thế nhưng nhiều quan chức Mỹ tích cực coi Việt Nam là một “chiến địa” tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Phía Mỹ cũng rất thiết tha đề nghị nâng cấp quan hệ hai bên lên tầm cao mới. Trong chuyến thăm năm ngoái của Phó Tổng thống Harris, cũng như quan điểm không hề giấu diếm của Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Knapper trong cuộc họp báo đầu tiên dưới cương vị này của ông ta, đều muốn Việt Nam trở thành “đối tác chiến lược toàn diện” của Mỹ. “Tuy nhiên, các phản ứng của Việt Nam đối với đề xuất của Mỹ rất mờ nhạt. Mặc dù hoan nghênh sự tiếp cận của Mỹ, Việt Nam không đồng ý nâng cấp quan hệ thành quan hệ đối tác chiến lược. Harris đã thất bại trong việc thuyết phục Việt Nam thay đổi quyết định trong chuyến thăm của bà. Đại sứ Việt Nam tại Mỹ mới được bổ nhiệm Nguyễn Quốc Dũng cũng không coi việc củng cố “quan hệ đối tác chiến lược” như một mục tiêu trong nhiệm kỳ của mình. Một số quan chức Việt Nam đã mô tả quan hệ đối tác là quan hệ chiến lược về mọi mặt, ngoại trừ tên gọi và về mặt chính thức, Mỹ không phải là một trong 17 đối tác chiến lược của Việt Nam, xếp sau Australia, Nhật Bản và Ấn Độ, ba nước khác trong Nhóm đối thoại an ninh Bộ tứ.” (4)
Tác giả Khang Vu cũng cho biết thêm: “Mỹ là bên đã nhượng bộ Việt Nam về các vấn đề lớn nhằm cải thiện mối quan hệ song phương tổng thể, bao gồm cả việc phá bỏ nghi thức ngoại giao để tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng vào năm 2015 và giữ im lặng khi Việt Nam tiếp tục mua vũ khí của Nga, vốn trái với Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận. Điều đáng chú ý là Mỹ đã trừng phạt đồng minh hiệp ước của mình là Thổ Nhĩ Kỳ vì đã mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Tóm lại, Việt Nam dường như đang nắm trong tay con át chủ bài trong quan hệ song phương dẫu cho Mỹ có sức mạnh lớn hơn rất nhiều.” (5)
Một tác giả người Việt khác là Dien Luong thì đưa ra lý giải rằng, trong chính trường Việt Nam có phe bảo thủ và phe cấp tiến. “Phe bảo thủ đã nói xấu về mối đe dọa của một "diễn biến hòa bình", ám chỉ đến sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với những người bất đồng chính kiến ủng hộ dân chủ và đề cao các giá trị nhân quyền nhằm phá hoại hoặc thậm chí lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam, để gieo rắc nghi ngờ về mối quan hệ chặt chẽ hơn với Washington.
Sự ngờ vực đó đã làm lan rộng suy nghĩ của những người cứng rắn với Việt Nam đến mức họ có thể đàm phán khó khăn và làm thất bại tiến độ của một hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ cho đến năm 2000.” (6). Theo ý kiến của tác giả Dien Luong thì “Mỹ cần cố gắng nhiều hơn để được lòng phe bảo thủ Việt Nam.”
Như vậy thì “sự chân thành” trong phát biểu của ông Phạm Minh Chính dường như chỉ là một thông điệp “sáo rỗng”.
Lời nói trái ngược hành động
Ông Chính cũng phát biểu hùng hồn rằng:
“Thứ hai, giữa độc lập và phụ thuộc, chúng tôi luôn chọn độc lập với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; giữa thương lượng và đối đầu, chúng tôi chọn thương lượng; giữa đối thoại và xung đột, chúng tôi chọn đối thoại; giữa hòa bình và chiến tranh, chúng tôi chọn hòa bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, chúng tôi chọn hợp tác và nếu cạnh tranh thì phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau.” (7)
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, việc Việt Nam né tránh việc nâng cấp quan hệ với Mỹ là do e ngại việc kích động Trung Quốc sẽ gia tăng sự đe doạ với Việt Nam. Thế nhưng, đây cũng chỉ là một phần của vấn đề. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng đều duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Trung Quốc mà đâu có sao, Singapore là một ví dụ điển hình.
Người ta còn nhớ chuyến thăm của bà Harris sang Việt Nam, đường đường là một Phó Tổng thống của một siêu cường nhưng người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam (thực chất là nguyên thủ trong thực tế ở Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng) đã né tránh không tiếp đón bà Harris, trong khi trước khi bà Harris tới Việt Nam, ông Phạm Minh Chính lại chủ động đến gặp Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Hùng Ba để “báo cáo tình hình của chuyến thăm”.
Chính vì cách cư xử của Việt Nam như vậy đã dẫn tới việc trong chuyến viếng thăm trụ sở Liên Hợp Quốc vào năm ngoái của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các nguồn thạo tin cho biết, phía Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm một cuộc gặp song phương giữa hai nguyên thủ Việt - Mỹ, nhưng phía Mỹ đã lạnh lùng từ chối với lý do “đề phòng COVID 19”.
Ông Phạm Minh Chính cũng khẳng định: “Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng.”
Tuy nói vậy, nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn từ chối lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Việt Nam đã bỏ hai phiếu trắng v tất cả các cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc về vấn đề này và nhiều khả năng sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Việt Nam cũng bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga tại Hội đồng Nhân quyền của LHQ, mặc dù các phát biểu của Việt Nam ám chỉ việc Nga tấn công Ukraine là vi phạm Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Cách hành xử như vừa qua của Việt Nam cho thấy, chính sách đối ngoại của nước này dường như là cố gắng “tận dụng” tối đa các lợi ích kinh tế từ Mỹ, trong khi đó lại tiếp tục duy trì và bảo toàn nguyên vẹn các mối quan hệ truyền thống với Nga và Trung Quốc.
Việt Nam luôn tự hào khi cho rằng chính sách đối ngoại của họ là nhất quán và được hoạch định từ rất lâu, điều này cho thấy không hẳn như suy nghĩ của tác giả Dien Luong, khi cho rằng có phe cấp tiến và phe bảo thủ trong hàng ngũ các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Mà đúng ra phải nói là toàn bộ Bộ chính trị Việt Nam đều có quan điểm giống nhau trong các quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, Nga. Chính vì vậy, việc phát triển quan hệ Việt - Mỹ trong tương lai sẽ khó có sự đột phá. Mặc dù có tiến triển, nhưng hết sức chậm chạp. Và có khi như một câu ngạn ngữ của phương Tây nhắc rằng “Ai chậm chân thì lỡ tàu”.
Hôm nay 15/05/2022, quần đảo Okinawa, miền tây nam nước Nhật, kỷ niệm 50 năm chính thức được Mỹ trao trả lại cho Nhật Bản sau thời gian dài chiếm đóng từ năm 1945, vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến. Tuy nhiên, không khí lễ hội năm nay không át được nỗi lo trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực với Trung Quốc.
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles giải thích :
« Hòn đảo xa nhất thuộc quần đảo Okinawa nằm cách Đài Loan chỉ khoảng 100 km. Một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc sẽ là « mối đe dọa đối với sự sống còn » của Nhật Bản, nước đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở Okinawa. Nhật Bản cũng có thể được kêu gọi cùng Hoa Kỳ can thiệp để bảo vệ Đài Loan.
50 năm sau khi quần đảo Okinawa được trao trả lại cho Nhật Bản, cư dân địa phương đang lo sợ khả năng nói trên xảy ra, kịch bản ngày càng được nói đến nhiều kể từ khi Nga xâm lược Ukraina. Hồi năm 1945, Okinawa đã đóng vai trò như một lá chắn cho Nhật Bản để ngăn chặn đà xâm lược của Hoa Kỳ nhắm vào hòn đảo chính của đất nước.
Okinawa có tầm quan trọng chiến lược: Các căn cứ của Mỹ được dùng để « chắn » Trung Quốc và giám sát Bắc Triều Tiên. Hòn đảo là nơi trú đóng của hai phần ba trong số 50.000 lính Mỹ được điều đến Nhật Bản. Từ khi Nga phát động chiến tranh ở Ukraina, những cư dân trẻ tuổi nhất ở Okinawa, những người chưa từng trải qua chiến tranh, vẫn chấp nhận sự tồn tại của các căn cứ Mỹ, bất chấp những phiền toái như tiếng ồn, tai nạn, các vụ phạm tội.
Nhưng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở Đài Loan, Okinawa sẽ trực tiếp hứng hỏa lực tên lửa của Trung Quốc nhắm vào các căn cứ của Mỹ ».
Mỹ chiếm đóng quần đảo Okinawa của Nhật sau đợt giao tranh đẫm máu kéo dài hai tháng, từ tháng 04 đến tháng 06/1945, thời Đệ Nhị Thế chiến. Mặc dù Mỹ ngưng chiếm Nhật Bản từ năm 1952, nhưng phải mất 20 năm sau, quần đảo Okinawi mới chính thức được trao trả (năm 1972).
Hiện nay, tỉnh Okinawa chỉ chiếm 0,6% diện tích Nhật Bản, nhưng hơn 70% tổng diện tích trên đó các đơn vị quân sự Mỹ đồn trú tại Nhật là ở quần đảo miền tây nam nước này. Mặc dù các căn cứ quân sự của Mỹ được xem là giữ vai trò chiến lược để đối phó với Trung quốc, nhưng theo một khảo sát của NHK, được Mỹ trích dẫn, 80% dân Nhật vẫn có cái nhìn tiêu cực về việc quân đội Mỹ tập trung tại Okinawa.
Chủ tiệm hớt tóc ở Dallas cho rằng động cơ vụ nổ súng là do kỳ thị chủng tộc
Cảnh sát vào hôm thứ Sáu (ngày 13 tháng 5) cho biết vụ nổ súng tại tiệm cắt tóc ở Dallas khiến ba phụ nữ gốc Nam Hàn bị thương có thể là một phần trong chuỗi các vụ tấn công nhắm vào các doanh nghiệp châu Á.
NBC News dẫn lời ông Eddie Garcia, cảnh sát trưởng Dallas, cho hay chiếc xe mà nghi can dùng trong vụ nổ súng tại Hair World Salon vào thứ Tư (ngày 11 tháng 5) có thể là cùng một loại với chiếc xe được nhìn thấy trong ba vụ nổ súng khác.
Chủ tiệm, bà Chang Hye Jin, 44 tuổi, là một trong số những người bị thương, cho rằng vụ nổ súng là hành động kỳ thị chủng tộc vì nghi can không đòi tiền mà chỉ muốn làm bị thương những người trong tiệm.
Bà Chang cho biết cửa trước của Hair World Salon thường được khóa và chỉ mở khi có khách mới vào, nhưng do lượng khách vào thứ Tư quá đông đúc nên bà đã để cửa mở. Bà Chang bị bắn vào chân trái, và đến nay vẫn chưa mở cửa lại tiệm cắt tóc vì sợ hãi. Bà Chang cũng chia sẻ rằng bản thân cảm thấy không an toàn ở bất kỳ nơi nào tại Hoa Kỳ hiện nay và chỉ trích sự phổ biến của súng.
Ông Garcia cho biết ông đã thông báo cho Cơ quan Điều tra Liên bang, Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố chung của khu vực, Anti-Defamation League, và đội đặc nhiệm chống kỳ thị chủng tộc của thị trưởng Dallas. Cảnh sát trưởng cho biết xe bán tải có camera an ninh sẽ được bố trí ở vị trí chiến lược và ông sẽ điều động thêm cảnh sát để tuần tra các khu vực có các doanh nghiệp và cư dân người Mỹ gốc Á.
Covid: Đại dịch sẽ diễn biến như thế nào tại Bắc Hàn?
Trong hơn 2 năm 6 tháng thì Bắc Hàn luôn tuyên bố không phát hiện ca nhiễm Covid nào. Thế nhưng tình hình đã không còn như trước.
Tuần này, Bắc Hàn đã xác nhận các ca nhiễm Covid đầu tiên. Quốc gia vốn cô lập với thế giới này đã ứng phó bằng cách đóng cửa biên giới, mặc dù chỉ số ít người tin rằng Bắc Hàn thật sự thoát được virus.
Giờ đây giới chức Bắc Hàn không chỉ đang thừa nhận sự hiện diện của virus mà còn tuyên bố một cuộc chiến toàn diện để kiểm soát, nhà lãnh đạo Kim Jong-un gọi đây là "một sự xáo động lớn nhất" xảy ra ở quốc gia kể từ thời lập quốc. Hiện Bắc Hàn đã tiến hành phong tỏa toàn quốc.
Hầu như không có nơi nào trên thế giới có thể đứng ngoài sự ảnh hưởng của Covid. Các ca nhiễm Covid được ghi nhận tại trại leo núi ở Everest và Nam Cực. Cách ứng phó trước đại dịch ở từng quốc gia thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng, thế nhưng nhìn chung nằm ở chương trình tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly xã hội và hạn chế đi lại.
Tình hình dịch bệnh tại Bắc Hàn sẽ diễn biến thế nào vẫn là điều phức tạp, vì sự bí mật của quốc gia này.
Cũng có các quan ngại rằng Covid có thể gây nên hậu quả nặng nề tại Bắc Hàn. "Tôi thật sự quan ngại về số lượng người sẽ chết," một chuyên gia nói với BBC.
Hệ thống y tế yếu kém
Thách thức lớn mà Bắc Hàn phải đối mặt đó là quốc gia này thiếu các vũ khí hiệu quả nhất để chống Covid.
Người dân không được tiêm vaccine và với giả định là các ca nhiễm cho đến nay còn thấp thì phần lớn họ không tiếp xúc với virus. Không có miễn dịch, mối lo ngại là số lượng ca tử vong và bệnh nặng cao.
Công tác xét nghiệm cũng rất hạn chế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Bắc Hàn đã tiến hành khoảng 64.000 xét nghiệm kể từ khi đại dịch bùng phát. Trong khi tại Hàn Quốc, quốc gia đặt vấn đề xét nghiệm và truy vết là trọng tâm trong chiến lược chống Covid, thì số lượng xét nghiệm là 172 triệu.
Dữ liệu cứng (hard data) là một công cụ quan trọng đối với nhiều chính phủ, và trong trường hợp của Bắc Hàn thì dữ liệu này lại mập mờ. Vào ngày 14/05, truyền thông nhà nước Bắc Hàn thông tin rằng hơn 500.000 ca sốt không giải thích được, điều này có thể cho thấy sự khó khăn trong việc xác định ca nhiễm Covid, một dấu hiệu về quy mô đại dịch mà Bắc Hàn đang phải đối mặt.
Và, thậm chí ở những quốc gia giàu có, thì Covid cũng làm gia tăng mối quan ngại rằng hệ thống y tế có thể bị quá tải. Bắc Hàn đặc biệt đang đối diện với các rủi ro.
"Hệ thống y tế đã và đang trong tình trạng yếu kém nghiêm trọng," Jieun Baek, người sáng lập Lumen, một tổ chức phi chính phủ giám sát về Bắc Hàn.
"Đây là một hệ thống rất lạc hậu. Ngoài 2 triệu người sống ở Bình Nhưỡng thì phần đông dân số Bắc Hàn chỉ tiếp cận được một hệ thống y tế có chất lượng rất kém."
Những người đào tẩu Bắc Hàn đã kể về chuyện các chai bia được sử dụng để đựng dung dịch tiêm tĩnh mạch, hay kim tiêm được sử dụng lại cho đến khi gỉ sét.
Đối với những thứ như khẩu trang, hoặc dung dịch sát khuẩn, "chúng tôi chỉ có thể hình dung là sản phẩm như vậy sẽ khan hiếm đến mức nào", bà Baek nói.
Phong tỏa, nhưng liệu có hiệu quả?
Thiếu vắng chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng, Bắc Hàn chuyển sang cách phòng vệ chính yếu duy nhất chống Covid đó là phong tỏa. "Siết chặt việc đi lại của người dân sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn," bà Baek dự đoán.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng nói rằng Bắc Hàn nên "chủ động học tập" Trung Quốc cách đối phó với đại dịch.
Trong khi hầu hết các nước đang sống chung với virus thì Trung Quốc vẫn kiên định với chính sách 'không Covid' của mình nhằm quét sạch virus. Các thành phố lớn, bao gồm trung tâm tài chính Thượng Hải vẫn còn bị áp đặt lệnh phong tỏa.
Trung Quốc đã phải trả giá cho chính sách này khi cư dân ở Thượng Hải lên tiếng phản đối về việc thiếu thực phẩm cùng điều kiện chăm sóc y tế yếu kém. Việc công khai chỉ trích chính sách của chính phủ hiếm khi xảy ra tại Trung Quốc.
Trong trường hợp Bắc Hàn có thể áp dụng các lệnh hạn chế tương tự thì các chuyên gia cảnh báo tình hình có thể tệ hơn cả Thượng Hải.
Thậm chí sau đó thì biện pháp này không thể đủ để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.
"Hãy nhìn vào tình hình khó khăn tại Thượng Hải, đối với họ để ngăn chặn Omicron - đó là phải vứt bỏ hoàn toàn tất cả những gì họ có thể nghĩ về đại dịch," Giáo sư Ben Cowling, nhà dịch tễ học từ Đại học Hong Kong cho biết.
"Tại Bắc Hàn thì tôi nghĩ sẽ rất khó để ngăn chặn điều này. Tôi rất, rất lo ngại về điểm này."
Bắc Hàn từ lâu đã gặp phải những vấn đề trong sản xuất lương thực. Quốc gia này đã gánh chịu nạn đói thảm khốc trong suốt những năm 1990 và ngày nay, Chương trình Lương thực Liên Hiệp Quốc (WFP) ước tính 11 triệu trong tổng số 25 triệu dân ở Bắc Hàn đang bị thiếu dinh dưỡng.
Phương pháp canh tác nông nghiệp ở Bắc Hàn đã lạc hậu, khiến việc thu hoạch mùa màng trở nên khó khăn. Nếu nông dân không thể canh tác trên ruộng đồng thì nhiều vấn đề sẽ xảy đến.
Có sẵn sự trợ giúp, nếu Bắc Hàn chấp nhận
Cả Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước đó đều đề nghị trợ giúp Bắc Hàn, về vaccine, nhưng giới chức nước này đều từ chối.
Việc Kim Jong-un đề cập đến Trung Quốc có thể cho thấy sự đảo ngược thái độ.
"Tôi ngờ vực về việc họ rất muốn Trung Quốc trợ giúp, và Trung Quốc sẽ giúp nhiều nhất có thể," Owen Miller, giảng viên ngành Triều Tiên học tại Đại học SOAS University of London cho biết. Ưu tiên của Trung Quốc, ông Owen Miller nói là giữ Bắc Hàn trong tình trạng ổn định.
Nhưng ông Owen Miller nói thêm rằng, Bắc Hàn có thể không cần sự trợ giúp từ bên ngoài, điều này có nghĩa là quay trở lại những năm 1990 khi nhiều cơ quan viện trợ hiện diện tại quốc gia này. Sẽ "rất bất ổn đối với giới cai trị khi phải đối phó với sự giám sát ngay trên lãnh thổ của mình", ông Owen Miller nói.
Hiện tại, không có dấu hiệu là thậm chí khi Bắc Hàn rơi vào một cuộc khủng hoảng y tế thì quốc gia này sẽ thay đổi các tiếp cận đối với các mối quan hệ toàn cầu.
Mỹ và Hàn Quốc đã cảnh báo Bắc Hàn có thể sớm tiến hành một vụ thử vũ khí hạt nhân khác - điều mà giới quan sát cho rằng là cách để Bắc Hàn làm xao lãng dân chúng. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng có thể sử dụng cách đối phó với Covid như một biện pháp để tập hợp quần chúng và biện minh cho những khó khăn tiếp theo.
Và điều này sẽ đồng nghĩa có thêm sự chịu đựng và cô lập.
"Họ thật sự chỉ có một lựa chọn. Họ phải tìm cách mang về vaccine và nhanh chóng tiêm chủng cho người dân," Peter Hotez, một chuyên gia vaccine tại khoa Y tế nhiệt đới Quốc gia Mỹ (US National School of Tropical Medicine), Đại học Y khoa Baylor (Baylor College of Medicine).
"Thế giới sẵn lòng giúp đỡ Bắc Hàn, nhưng họ phải sẵn lòng chào đón sự trợ giúp đó."
Một tay súng da trắng 18 tuổi bắn chết 10 người và làm bị thương ba người khác tại một siêu thị trong một khu đông người da đen của thành phố Buffalo, bang New York, trước khi đầu hàng. Nhà chức trách gọi đây là tội ác thù hằn và là một hành động "cực đoan bạo lực có động cơ chủng tộc."
Các nhà chức trách cho biết nghi phạm, trang bị một khẩu súng trường kiểu tấn công và có vẻ như hành động một mình, đã lái xe đến Buffalo từ nhà anh ta ở một quận hạt ở bang New York "cách đó vài giờ" để nhắm mục tiêu vào siêu thị này trong một vụ tấn công mà anh ta phát trực tiếp trên internet. 11 trong số 13 người bị trúng đạn là người da đen, các quan chức cho biết.
Nghi phạm, không được cảnh sát xác định danh tính ngay lập tức, trang bị nhiều vũ khí và mặc đồ tác chiến, bao gồm cả áo giáp, cảnh sát nói.
Khi đối đầu với cảnh sát tại khu vực tiền đình của cửa hàng, nghi phạm dí súng vào cổ của mình nhưng họ đã thuyết phục anh ta buông vũ khí và đầu hàng, cảnh sát trưởng Buffalo Joseph Gramaglia nói trong một cuộc họp báo.
Ông Gramaglia nói tay súng đã bắn chết ba người trong bãi đậu xe của Chợ Tops Friendly trước khi đọ súng với một cựu cảnh sát viên làm nhân viên bảo vệ cho chợ, nhưng nghi phạm được bảo vệ bằng áo giáp.
Nhân viên bảo vệ là một trong 10 người bị bắn chết trong vụ việc, chín người khác đều là khách hàng. Ba nhân viên khác của chợ bị thương nhưng dự kiến sẽ sống sót, nhà chức trách nói.
Stephen Belongia, đặc vụ FBI phụ trách văn phòng hiện trường Buffalo của cục điều tra, cho biết vụ tấn công sẽ được điều tra như là tội ác thù hằn và như là một hành động "cực đoan bạo lực có động cơ chủng tộc" theo luật liên bang.
Nghi phạm sẽ có buổi ra tòa đầu tiên để đối mặt với cáo buộc sát nhân vào cuối ngày thứ Bảy, các quan chức cho biết.
"Đây là một ngày vô cùng đau thương đối với cộng đồng của chúng ta," Thị trưởng Buffalo Bryon Brown nói với các phóng viên. "Nhiều người trong chúng ta đã ra vào siêu thị này nhiều lần. ... Chúng ta không thể để kẻ mang lòng thù hận này chia rẽ cộng đồng hoặc đất nước của chúng ta."
Ông Brown cho biết ông đã nhận được các cuộc gọi điện thoại từ Nhà Trắng và tổng chưởng lý bang New York, Letitia James.
Lâm Bình Duy Nhiên: Ngoại giao Việt Nam: Một sự hổ thẹn không thể bào chữa
Dẫn cả một phái đoàn chính phủ đi công du tại quốc gia được cho là cường quốc số một thế giới mà lại không hề ý tứ, cẩn thận trong phát ngôn. Tại thủ đô của Hoa Kỳ, trong phòng họp của họ, mà lại ăn nói một cách vô giáo dục, lịch sử tối thiểu cũng cốc cần. Ông Phạm Minh Chính và thuộc cấp bình luận vô tư vể các quan chức Mỹ, gọi phái đoàn người ta là “nó” mà quên hẳn việc có thể bị ghi âm và ghi hình, một cách công khai hay bí mật (Hoa Kỳ cũng thuộc loại chúa ghi âm, nghe lén, thậm chí cả đồng minh châu Âu). Một sự điên rồ, ấu trĩ về ngoại giao của Hà Nội.
“Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó, có sợ gì đâu!”, câu nói mang tính thân mật với thuộc cấp trong phòng họp khi ông Chính đang chờ hội kiến với ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, chứng tỏ phong cách xem thường đối tác, dẫu mình chẳng là cái thá gì, từ tư cách, lẫn chuyên môn đến tri thức khi so với người ta.
Ông Chính cũng ra vẻ tự tin khi cười bảo: “Nó đang trong phòng nó nghe đấy … Sợ gì đâu …”
Ông Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Quốc Dũng, cũng “vô tư” bốc phét: “Mình nói nó, nó cũng phải ngại … Ngay cái đoạn mà cuối cùng cậu cũng bí cậu cũng phải nói … là cuối cùng cũng phải tin Nga”, trong tiếng cười to của cả phái đoàn…
Cả ông tướng Tô Lâm của bò dát vàng cũng “thằng” này, “thằng” nọ khi nhắc về ông Matt Pottinger!
Ngôn ngữ thân mật của họ, của những đồng chí trong phái đoàn cao cấp, đại diện cho cả một đất nước là thế này nữa, khi ông Thủ tướng Chính kết luận, trong sự lắng nghe của đoàn tuỳ tùng: "Ông này (Matt Pottinger) đáng nhẽ phải nhắc tổng thống … lúc ngồi ấy … nó nhiều quá … thế là bỏ mẹ nó tất cả … lúc đợi khách …”.
Suy cho cùng, cũng chẳng có gì ngạc nhiên về bản chất vô học, ỷ quyền cậy thế, ăn cháo đá bát và hèn hạ của cộng sản Việt Nam. Trước mặt đối phương thì nhỏ nhẹ, xin xỏ. Sau lưng thì sử dụng cả một hệ thống truyền thông để tuyên truyền, lên án, chê bai, chỉ trích đối phương.
Đi xin xỏ viện trợ nhưng vẫn dùng những mỹ từ như thể thế giới đang xếp hàng chờ đợi được tiếp kiến lãnh đạo Việt Nam.
Chợt nhớ đến lời tâm sự của ông Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh (cựu phó thủ tướng kiêm thống đốc ngân hàng Việt Nam cộng hòa) với người viết: “Tôi dẫn họ đi để cho họ biết thế giới bên ngoài, chứ họ cứ như là con ếch ngồi đáy giếng!”
Ông Oánh, khi đó là cố vấn kinh tế cho nguyên thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt. Vào giữa những năm 1990, ông Oánh đã dẫn một phái đoàn của chính phủ cộng sản, do ông thủ tướng Võ Văn Kiệt cầm đầu để đi thăm các nước Châu Âu. Mang tiếng đi thăm nhưng thực chất là đi xin tiền viện trợ. Thế thôi.
Trung cộng, Pháp hay Mỹ cũng là nạn nhân của cái phong cách ngoại giao rừng rú, lợi dụng và vô ơn của cộng sản Việt Nam.
Tiếc rằng, phương Tây chắc thừa biết bản chất tồi tệ của Hà Nội nhưng họ vẫn “làm ngơ”!
Tất cả chỉ vì bài toán quyền lợi của nhau mà thôi, nên cộng sản Việt Nam vẫn cứ tiếp tục hành xử một cách “đầu đường, xó chợ” mỗi khi đi công du, ngoại giao tại phương Tây!
Chỉ có người dân Việt Nam mới cảm thấy ngượng và hổ thẹn khi thấy quan chức cao cấp của họ hành xử một cách vô ý tứ và vô ý thức như thế. Ếch ngồi đáy giếng là vậy!
Chẳng có đối lập chính trị, tự do ngôn luận và tự do báo chí nên cả một chế độ cứ mặc nhiên hành xử một cách tuỳ tiện, bất chấp thể diện quốc gia.
Đó chẳng khác nào một sự hổ thẹn cho đất nước và con người Việt Nam.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.