Gần 10 năm sau cuộc bầu cử 2016, những tranh căi xung quanh vai tṛ của t́nh báo Mỹ lại bùng lên khi giám đốc T́nh báo Quốc gia Tulsi Gabbard đặt nghi vấn về cách chính quyền tiền nhiệm xử lư thông tin.
Các lănh đạo t́nh báo dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến hành chiến dịch "viết lại lịch sử" cuộc bầu cử năm 2016, t́m cách đảo ngược bản đánh giá được đưa ra cách đây 8 năm, theo NBC News.
Bà Gabbard và Giám đốc CIA John Ratcliffe đă trích dẫn một số email giải mật, cáo buộc chính quyền Obama thao túng thông tin t́nh báo để hạ thấp tính hợp pháp của chiến thắng mà ông Trump giành được năm 2016.
Trong một bước đi gây chú ư, bà Gabbard ngày 18/7 công bố loạt tài liệu được mô tả là “tuyệt mật”, cho rằng chúng cho thấy một “âm mưu phản quốc” của các quan chức cấp cao chính quyền Obama nhằm thổi phồng vai tṛ của Nga và làm suy yếu ông Trump. Bà kêu gọi điều tra, truy tố những người liên quan “bất kể họ có ảnh hưởng ra sao”.
Cùng thời điểm, văn pḥng bà Gabbard gửi kiến nghị h́nh sự tới Bộ Tư pháp Mỹ. Bộ này xác nhận đă nhận hồ sơ liên quan tới các cáo buộc ông Obama chỉ đạo chính trị hóa t́nh báo, nhưng từ chối b́nh luận chi tiết.
Cựu Tổng thống Trump sau đó chia sẻ video AI mô phỏng cảnh ông Barack Obama bị bắt trong Pḥng Bầu Dục, kèm theo tuyên bố gọi ông là “kẻ phản quốc” và phải “chịu trách nhiệm v́ những ǵ đă gây ra cho nước Mỹ”.
Phía ông Obama bác bỏ cáo buộc, gọi đây là hành động bịa đặt nhằm đánh lạc hướng dư luận trong bối cảnh ông Trump đang đối mặt với nhiều cuộc điều tra.

Tổng thống Trump kư một văn bản khi bà Tulsi Gabbard đứng cạnh.
Tranh căi
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, bà Gabbard tiếp tục nhấn mạnh nhóm của ông Obama đă chỉ đạo tạo ra “thông tin t́nh báo bịa đặt” mà không chỉ rơ liệu Nga có thực sự cố gắng tác động đến kết quả bầu cử hay không. Bà viện dẫn một bản ghi nhớ t́nh báo được cho là nói rằng Nga “không t́m cách can thiệp kết quả bầu cử”.
Tuy nhiên, theo CNN, tài liệu này - bản tóm tắt hàng ngày của tổng thống - thực chất nói rằng Nga không tác động đến kết quả bằng các cuộc tấn công mạng trực tiếp vào cơ sở hạ tầng bầu cử, chứ không bác bỏ việc Nga cố gắng gây ảnh hưởng bằng các chiến dịch thông tin.
Vào tháng 7, CIA công bố bản đánh giá nội bộ về quá tŕnh lập báo cáo năm 2017. Dù phát hiện một số quy tŕnh không được tuân thủ, như việc các nhà phân tích chỉ có thời gian ngắn bất thường để hoàn tất báo cáo, nhưng bản đánh giá không phủ nhận kết luận rằng Nga đă t́m cách can thiệp.
Giám đốc CIA Ratcliffe vẫn cho rằng các quan chức do đảng Dân chủ bổ nhiệm đă "thao túng thông tin t́nh báo và bịt miệng chuyên gia" để hạ uy tín ông Trump.
Làm rơ vấn đề
Cuộc điều tra năm 2020 của Ủy ban Thượng viện, với hơn 200 nhân chứng và một triệu tài liệu được xem xét trong 3 năm, cho rằng Nga đă cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio - người từng được ông Trump đề cập là "ngôi sao" hàng đầu của đảng Cộng ḥa - đồng thuận với kết luận này khi ông c̣n là quyền chủ tịch Ủy ban T́nh báo.
Ủy ban không t́m thấy bằng chứng nào về sự “thông đồng” giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump và Nga, Rubio nói sau khi báo cáo được công bố. "Tuy nhiên, những ǵ Ủy ban phát hiện ra rất đáng lo ngại. Chúng tôi đă t́m thấy bằng chứng không thể chối căi về sự can thiệp của Nga".
Mike Waltz, người được ông Trump đề cử làm đại sứ Liên Hợp Quốc và cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông, từng cảnh báo nhiều người đang nhầm lẫn giữa tuyên bố "không thông đồng" của ông Trump và việc Nga không hề can thiệp.
Vào năm 2019, Waltz, khi đó là nghị sĩ Florida, nói rằng: "Chúng ta phải vạch ra một ranh giới rơ ràng giữa 'không thông đồng' ... với việc người Nga tấn công hệ thống hiến pháp và hệ thống bầu cử của chúng ta".
“Chúng ta phải tập trung vào điều đó, v́ điều đó có nghĩa nền dân chủ của chúng ta bị tấn công”, ông nói thêm.
Các nhà lập pháp đảng Dân chủ cho rằng chính quyền đang cố đánh lạc hướng dư luận khỏi vụ Epstein và “viết lại” lịch sử v́ mục đích chính trị.
“Đây là một ví dụ nữa cho thấy giám đốc t́nh báo quốc gia đang cố gắng bóp méo dữ liệu, viết lại lịch sử và làm xói ṃn niềm tin vào cơ quan t́nh báo mà bà ấy được giao lănh đạo”, thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner của bang Virginia, phó chủ tịch Ủy ban T́nh báo Thượng viện, nói.
Hạ nghị sĩ Jim Himes của bang Connecticut, thành viên cao cấp của Ủy ban T́nh báo Hạ viện, nói rằng cáo buộc phản quốc của Gabbard là “vô căn cứ” và là nỗ lực để hồi sinh thuyết âm mưu đă bị bác bỏ từ lâu.
“Ít sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ được điều tra kỹ lưỡng như cảnh báo của Cộng đồng T́nh báo vào năm 2016 về việc Nga can thiệp cuộc bầu cử”, ông cho hay.
Susan Miller, quan chức cấp cao của CIA tham gia giám sát bản đánh giá t́nh báo năm 2017, bác bỏ cách Ratcliffe diễn giải báo cáo, mặc dù bà không đồng t́nh với phần phụ lục được thêm vào báo cáo.
Miller nói rằng bà tức giận khi các quan chức cấp cao quyết định đưa vào phụ lục tài liệu chưa được xác minh do cựu sĩ quan t́nh báo Anh Christopher Steele biên soạn.
Trong cáo buộc của ḿnh, bà Gabbard cũng cho hay nhóm ông Obama sử dụng một hồ sơ do Christopher Steele, cựu nhân viên t́nh báo Anh, soạn thảo, mà họ biết là không đáng tin cậy.
Tuy nhiên, Miller cáo buộc ông Ratcliffe đang lợi dụng vị trí để phục vụ mục tiêu chính trị cho ông Trump.
“Ông ấy đang làm theo mệnh lệnh của ông Trump để tấn công những người trong chúng tôi - những người dám viết báo cáo nói rằng Nga từng cố gắng tác động cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho ông Trump”, bà nói với SpyTalk.
VietBF@ sưu tập