Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanar đề xuất Liên minh châu Âu (EU) gỡ bỏ các lệnh trừng phạt và nối lại đối thoại với Nga nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.
“Cuộc xung đột kéo dài từ năm 2022 và đến nay vẫn không thể được giải quyết trên chiến trường. Hăy trở lại với việc tôn trọng luật pháp quốc tế và t́m kiếm con đường đối thoại với Nga. Thậm chí có lẽ nên tha thứ cho tất cả những ǵ đă xảy ra và gỡ bỏ các lệnh trừng phạt,” Kyiv Independent dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Slovakia Juraj Blanar trong buổi họp báo ngày 29/6.
Theo ông Blanar, Slovakia đă đề nghị tŕ hoăn việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 của EU đối với Nga cho đến khi có đánh giá rơ ràng về tác động của các biện pháp này lên những quốc gia thành viên trong khuôn khổ sáng kiến RePowerEU – kế hoạch của Ủy ban châu Âu nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Nga trước năm 2030.Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liên tục kêu gọi các quốc gia khác gia tăng áp lực lên Nga thông qua các lệnh trừng phạt.
“Các cơ quan của chúng tôi đang phối hợp để đồng bộ hóa các lệnh trừng phạt của châu Âu và Ukraine. Các lệnh trừng phạt toàn cầu đối với Nga phải trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Đây là công cụ thực sự để hạn chế năng lực, tiềm lực chiến lược của Nga và cần ngày càng siết chặt, gây tổn hại sâu sắc hơn đối với khả năng tiếp tục tiến hành xung đột chống lại nền độc lập của chúng tôi,” ông Zelensky viết trên mạng xă hội X ngày 30/6.
Theo Tổng thống Ukraine, việc hạ trần giá dầu – nguồn thu chính của Nga, là cách tốt nhất để khiến Moscow chấp nhận đàm phán.
“Gói trừng phạt thứ 18 của EU có thể mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong việc nhắm vào tàu chở dầu và hệ thống ngân hàng Nga. Giá trần 45 USD/thùng tốt hơn mức 60 USD, nhưng ḥa b́nh thực sự chỉ đến khi giá trần hạ xuống 30 USD/thùng – mức giá đủ sức thay đổi tư duy của giới lănh đạo Moscow,” ông Zelensky viết trên mạng xă hội X ngày 11/6.Về phía Nga, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định, toàn bộ lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm gây sức ép với Nga đều “không có tác dụng”.
“Phương Tây không thể buộc Nga ngồi vào bàn đàm phán bằng áp lực hoặc vũ lực. Những biện pháp trừng phạt của phương Tây là con dao hai lưỡi và chúng tôi đă có kế hoạch để giảm thiểu tối đa tổn thất,” TASS dẫn phát biểu của ông Peskov trong cuộc họp báo ngày 29/6.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 28/6 cũng tuyên bố tất cả các lệnh trừng phạt kinh tế của EU sẽ khiến khối này thiệt hại nhiều hơn so với Nga. Người đứng đầu Điện Kremlin khẳng định nền kinh tế Nga đă phục hồi và tăng trưởng 4,3% trong năm 2024, trong khi các nước thành viên EU chỉ có mức tăng trưởng 0,9%.
|