Tôi cầm máy ảnh từ năm 1974, nhưng phải đến năm 1980 mới nghiệm ra được nhiếp ảnh là một phần đời của ḿnh. Trước đó, tôi cầm máy chỉ là thú vui giải trí, miễn in ra h́nh là được… thế mà lại được gọi là “tay chơi” mới kỳ. Ngọn lửa đam mê nhiếp ảnh bùng cháy trong tôi đúng vào thời kỳ bao cấp, đốt cháy luôn cái túi vốn mười lăm ngày trên tháng luôn sờ thấy đáy của ḿnh. Nhưng nhiếp ảnh không như các loại h́nh nghệ thuật khác, ngoài niềm đam mê và tài năng ra nếu không có tiền th́ khó tồn tại được. Đă thế đầu ra coi như không có. Thôi th́ tự an ủi là lấy thú vui làm lăi cho đỡ xót xa.
Thời kỳ đó nếu được đi du lịch Sầm Sơn, Sa Pa… th́ coi như được đi nước ngoài bây giờ. Cũng là lẽ tự nhiên, biết chụp đâu ngoài Hà Nội. Sau này được đi xa nhiều mới thấy Hà Nội nếu nói về chất lượng cuộc sống th́ thật bi hài. Nhưng để chụp ảnh th́ thật kỳ thú. Ái, ố, hỷ, nộ… cứ diễn ra tự nhiên trước mặt rất đỗi b́nh thường. Có điều khi vào ảnh th́ nói chung các ống kính đều lẩn tránh trừ cái “hỷ”. Ảnh nào cũng bừng sáng, tươi vui. Phương châm “Trắng mặt ăn tiền” vẫn là kim chỉ nam của nhiều tay máy cho đến tận bây giờ.
Khoảng năm 1990, một lần được làm hướng dẫn viên cho đoàn nhiếp ảnh của tạp chí National Geographic, một đại thụ nhiếp ảnh lúc chia tay đă “tặng” tôi một câu mà tôi coi đó là lời chỉ giáo: “Nhiếp ảnh gia, nếu nh́n mà không thấy th́ coi như mù”. Tôi toát mồ hôi v́ nuối tiếc khi nhớ lại những năm tháng đầu cầm máy với bao h́nh ảnh thật ấn tượng về sự biến động của Hà Nội mà ḿnh lại “mù ḷa”. Tư duy nhiếp ảnh của tôi sang một trang mới bởi “món quà” đó.
“Năng nhặt chặt bị”, những mảnh t́nh của một Hà Nội không trang điểm mà tôi có được trong suốt ba mươi năm qua, nếu có điều ǵ đó mà người xem chia sẻ được th́ ḷng đỡ trống trải biết bao.
Heritage
__________________
|