Phục hưng quốc pḥng châu Âu không thể chạy bằng một động cơ. Đă đến lúc khởi động "động cơ thứ hai".
SAFE: Bước ngoặt lịch sử trong chính sách quốc pḥng EU
Theo trang Politico.eu, chương tŕnh cho vay quốc pḥng mới của EU là một bước ngoặt – nhưng để đảm bảo năng lực dài hạn, cần có thêm một công cụ tài chính thứ hai hỗ trợ năng lực công nghiệp.Với việc ra mắt chương tŕnh “Hành động An ninh cho châu Âu” (SAFE) – kế hoạch cho vay vũ khí trị giá 150 tỷ euro của EU – Brussels đă làm được điều từng bị xem là không tưởng cách đây chỉ 5 năm: phát hành trái phiếu chung để tài trợ cho việc mua sắm vũ khí, đồng thời nới lỏng đáng kể ràng buộc tài khóa cho các nước thành viên.
Đây là một bước ngoặt thực sự. Nhưng nếu SAFE muốn mang lại an ninh bền vững, nó cần được bổ sung bởi một động cơ tài chính thứ hai – không chỉ phục vụ mua sắm mà c̣n hỗ trợ năng lực công nghiệp: một Ngân hàng Đa phương về Quốc pḥng, An ninh và Khả năng phục hồi (DSR Bank).
SAFE xứng đáng được coi là một cột mốc lịch sử. Lần đầu tiên, các thể chế EU sẽ huy động vốn thay mặt cho toàn bộ 27 quốc gia thành viên để tài trợ cho việc mua sắm chung các năng lực quốc pḥng hiện đại – từ đạn pháo và hệ thống pḥng không đến công cụ không gian mạng. Theo quy định, ít nhất 65% giá trị hợp đồng phải được cung ứng từ các quốc gia trong EU hoặc các đối tác thân cận như Ukraine và Thụy Sĩ. Anh, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể tham gia phần c̣n lại nếu kư kết được thỏa thuận an ninh chính thức với Brussels.
Với một khối từng không thể đồng thuận nổi về quỹ 5 tỷ euro vào năm 2019, bước tiến này cho thấy một sự chuyển biến ngoạn mục về tư duy và cách tiếp cận.
Về ngắn hạn, SAFE c̣n mang lại lợi ích tài khóa. Brussels sẽ cho phép các chính phủ vi phạm quy tắc Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng ở mức tối đa 1,5% GDP đến năm 2028 để tài trợ cho các khoản chi liên quan đến SAFE – một biện pháp giúp giảm áp lực lên ngân sách nhiều nước vốn đă kiệt quệ v́ nợ thời kỳ COVID và trợ cấp năng lượng.
Tuy nhiên, bất chấp quy mô và biểu tượng chính trị của ḿnh, SAFE về bản chất vẫn là một cơ chế kích cầu. V́ được cấu trúc dưới dạng nợ có chủ quyền, chương tŕnh này buộc phải đóng sổ các cam kết mới trước năm 2030 và không thể tái sử dụng ḍng tiền hoàn trả. Quan trọng hơn, ḍng vốn chỉ chảy đến chính phủ chứ không trực tiếp tới các doanh nghiệp – khiến các nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3 (những người thực sự sản xuất thiết bị) vẫn phải lệ thuộc vào các ngân hàng thương mại vốn rất thận trọng trong việc cho vay.
Châu Âu đă từng nếm trải hậu quả của điều này: Năm 2023, nhu cầu đạn dược tăng vọt trong khi tín dụng đóng băng, dẫn đến t́nh trạng thiếu hụt nghiêm trọng. SAFE, dù mạnh mẽ, vẫn không phải là một chiến lược công nghiệp.
Một ngân hàng DSR: Mảnh ghép c̣n thiếu của chiến lược dài hạn
Một ngân hàng DSR sẽ là mảnh ghép c̣n thiếu. Với sự ủng hộ ngày càng lớn từ cả Brussels và London, một thể chế như vậy có thể được xây dựng theo mô h́nh các ngân hàng phát triển đa phương – nhưng với sứ mệnh chuyên biệt cho quốc pḥng, an ninh và khả năng phục hồi. Nó sẽ được cấp vốn thông qua các khoản đóng góp thực tế và cam kết của các nước thành viên, đồng thời có quyền phát hành trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm AAA. Số tiền này sẽ được sử dụng để cho chính phủ và doanh nghiệp vay trực tiếp, đồng thời cung cấp bảo lănh cho các ngân hàng thương mại trong việc tài trợ chuỗi cung ứng, đầu tư hạ tầng và xuất khẩu.
Quan trọng hơn, các tài sản này có thể được tính vào ngân sách quốc gia hoặc giữ lại trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng – một mức độ linh hoạt tài khóa rất cần thiết khi các nước muốn tăng chi tiêu quốc pḥng mà không làm đội thâm hụt chính thức.
Ngoài ra, v́ các ngân hàng đa phương thường có khả năng huy động vốn gấp 2 đến 3 lần so với vốn góp ban đầu, một vốn điều lệ 25 tỷ euro có thể mở ra năng lực cho vay lên tới 75 – 100 tỷ euro, và đó mới chỉ là khởi đầu. Với sự tham gia rộng hơn và mở rộng quy mô theo thời gian, ngân hàng này có thể phát triển thành nền tảng vốn dài hạn mà ngành công nghiệp quốc pḥng châu Âu đă thiếu vắng trong hàng chục năm qua.
Khởi động động cơ thứ hai: Đầu tư chung cho một châu Âu bền vững
SAFE và ngân hàng DSR không cạnh tranh mà bổ trợ cho nhau, cùng củng cố nền tảng công nghiệp quốc pḥng của châu Âu. SAFE tạo ra nhu cầu tập thể và chia sẻ rủi ro tài khóa, c̣n DSR Bank bảo đảm chuỗi cung ứng có thể theo kịp – đặc biệt trong các giai đoạn suy thoái, khi đơn hàng công giảm nhưng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu vẫn phải duy tŕ.
Nói ngắn gọn: một bên tạo ra đơn hàng, bên kia đảm bảo có đủ năng lực sản xuất để đáp ứng. Và nếu châu Âu muốn biến khoảnh khắc khẩn cấp này thành năng lực bền vững, th́ cả hai là điều không thể thiếu.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều đó, các nhà hoạch định chính sách cần hành động nhanh. Một tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 tới có thể chính thức thành lập ngân hàng DSR như một liên minh tự nguyện, với khoản vốn góp ban đầu đủ để ngân hàng này đi vào hoạt động từ năm 2026 – đúng lúc các khoản giải ngân của SAFE đạt đỉnh.
Một phần của mỗi hợp đồng SAFE có thể được dành cho tài trợ chuỗi cung ứng dưới sự bảo lănh của DSR, kết nối tín dụng trực tiếp với các chu kỳ mua sắm, đồng thời giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ yên tâm mở rộng quy mô. Đáng chú ư, ngân hàng DSR cũng sẽ vượt ra ngoài EU để kết nạp các đối tác như Anh, Canada, Nhật Bản và Úc – các nền dân chủ phát triển với ngành quốc pḥng tiên tiến và cùng chia sẻ lợi ích trong cấu trúc an ninh châu Âu.
SAFE đă chứng minh châu Âu có thể hành động đồng ḷng và nhanh chóng. Giờ đây, một ngân hàng DSR sẽ chứng minh châu Âu có thể đầu tư cùng nhau cho tương lai dài hạn.
Nếu không có thể chế này, EU có nguy cơ tiếp tục gây lạm phát và cạn kiệt không gian tài khóa – đúng vào thời điểm cuộc cạnh tranh chiến lược với các cường quốc chuyên chế ngày càng khốc liệt. Phục hưng quốc pḥng châu Âu không thể chạy bằng một động cơ. Đă đến lúc khởi động động cơ thứ hai.
|