Mỹ chi 25 tỷ USD cho hệ thống “Ṿm Vàng” (Golden Dome) tích hợp đánh chặn tên lửa trên không gian. Phải chăng đây là hồi chuông mở màn cho một cuộc đối đầu vũ trang thời hiện đại?

Chiến lược đánh chặn tên lửa trước khi phóng, vũ khí năng lượng định hướng và chỉ huy đa miền đang đưa Mỹ tiến gần tới viễn cảnh tấn công phủ đầu từ vũ trụ. Ảnh: Lockheed Martin
B́nh luận với kênh truyền thông Cipher Brief, học giả và là nhà báo đoạt giải Pulitzer Walter Pincus cho rằng, tuyên bố của Trung tướng Sean Gainey, chỉ huy Bộ tư lệnh Pḥng thủ Tên lửa và Không gian Lục quân Mỹ, trước Tiểu ban Lực lượng Chiến lược của Hạ viện mới đây đă hé lộ một tham vọng mới trong chiến lược pḥng thủ tên lửa của Mỹ. Ông Gainey đề cập đến việc tích hợp các bộ phận đánh chặn trên không gian vào kiến trúc pḥng thủ, một bước tiến quan trọng so với các kế hoạch trước đây. Đáng chú ư hơn, Tướng Gainey nhấn mạnh mục tiêu "đánh bại tên lửa ngay trước khi phóng", một khía cạnh pḥng thủ tên lửa mà ông cho là đă bị bỏ qua và nay được tập trung nỗ lực để "làm suy yếu lực lượng tên lửa trước khi phóng".
Cách diễn đạt của Tướng Gainey gợi nhớ đến nỗi lo sợ về một cuộc tấn công "phủ đầu" trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Nỗi lo sợ Liên Xô có thể vô hiệu hóa toàn bộ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và máy bay ném bom chiến lược của quân đội Mỹ đă thúc đẩy Washington phát triển mạnh mẽ hạm đội tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), đảm bảo khả năng trả đũa hạt nhân ngay cả khi bị tấn công trước.
Ngày nay, nỗi lo về một đ̣n tấn công trước từ Nga, Trung Quốc hoặc bất kỳ đối thủ tiềm năng nào khác vẫn là động lực cho quá tŕnh hiện đại hóa tốn kém "Bộ ba hạt nhân" của Mỹ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của vũ khí siêu vượt âm và có thể cả trên không gian, cùng với tiềm năng phát triển tên lửa đánh chặn trên không gian như một phần của sáng kiến "Ṿm Vàng" (Golden Dome) do Tổng thống Donald Trump công bố, đang đặt ra một viễn cảnh hoàn toàn mới về khả năng tấn công phủ đầu.
Thật trớ trêu khi ư tưởng về một đ̣n tấn công phủ đầu ban đầu lại xuất hiện trong tâm trí các nhà hoạch định quân sự Mỹ sau Thế chiến II, khi họ nh́n nhận lại cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng năm 1941. Vào thời điểm đó, Mỹ độc quyền vũ khí hạt nhân, và mối quan tâm về đ̣n đánh phủ đầu dần chuyển sang mối đe dọa từ Liên Xô, dẫn đến việc Mỹ tích lũy ngày càng nhiều vũ khí chiến lược. Sự gia tăng này, theo ghi nhận của Moskva, đă thúc đẩy Liên Xô phát triển thêm vũ khí, khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang.
Phiên bản dự luật tài chính năm 2025 của chính quyền Trump bao gồm 25 tỷ USD cho hệ thống pḥng thủ "Ṿm Vàng", trong đó 5,6 tỷ USD được dành cho việc phát triển vũ khí đánh chặn giai đoạn tăng tốc trên không gian. Giai đoạn tăng tốc là thời điểm tên lửa đạn đạo và vũ khí siêu thanh di chuyển chậm nhất và dễ bị tổn thương nhất. Vệt khí nóng sáng khi phóng cũng khiến chúng dễ bị phát hiện và theo dơi để đánh chặn hơn.
Đại tá Lực lượng Không gian đă nghỉ hưu Charles Galbreath, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell, nhận định rằng Bộ Quốc pḥng Mỹ có khả năng sẽ nghiên cứu và thử nghiệm cả tên lửa đánh chặn động năng và phi động năng, bao gồm cả vũ khí năng lượng định hướng, trong khuôn khổ "Ṿm Vàng". Ông chỉ ra rằng "năng lượng định hướng làm giảm thời gian di chuyển" – một lợi thế quan trọng khi thời gian để đánh chặn trong giai đoạn tăng tốc chỉ kéo dài vài phút. Sáng kiến Pḥng thủ Chiến lược (SDI) của Tổng thống Reagan vào những năm 1980 cũng đă thử nghiệm với laser, chùm hạt và tia gamma để vô hiệu hóa tên lửa đối phương trong giai đoạn này.
Tổng Tư lệnh Lực lượng Không gian Mỹ, Tướng Chance Saltzman, thừa nhận rằng việc phát triển tên lửa đánh chặn trên không gian, đặc biệt là trong giai đoạn tăng tốc, đối mặt với nhiều thách thức kỹ thuật, đ̣i hỏi chúng phải "nhanh và chính xác". Ông mô tả "Ṿm Vàng" không phải là một hệ thống đơn lẻ mà là một tập hợp các hệ thống phối hợp hoạt động, với nhiều chương tŕnh khác nhau được triển khai để đối phó với đa dạng các mối đe dọa.
Tướng Không quân Gregory Guillot, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ, giải thích rằng "Ṿm Vàng" tích hợp tất cả các yêu cầu pḥng thủ hiện có thành một hệ thống thống nhất, cho phép phát hiện, theo dơi và đánh bại nhiều loại mối đe dọa khác nhau. Đây là lần đầu tiên chúng được kết hợp thành một hệ thống toàn diện.
Trung tướng Không quân Heath A. Collins, Giám đốc Cơ quan Pḥng thủ Tên lửa (MDA), nhấn mạnh rằng một lớp pḥng thủ trên không gian sẽ bổ sung hiệu quả cho các hệ thống pḥng thủ trên bộ và trên biển, mang lại sự hiện diện liên tục trên toàn cầu và giảm thiểu rủi ro từ các vụ phóng tên lửa bất ngờ từ nhiều khu vực khác nhau. MDA hiện đang phát triển một cấu trúc pḥng thủ đa lớp để chống lại các mối đe dọa siêu vượt âm, tận dụng các cảm biến tiên tiến để cảnh báo sớm, nhận dạng và theo dơi liên tục.
Để đối phó với các mối đe dọa khác nhau, MDA đang tập trung vào việc tăng cường khả năng theo dơi các mục tiêu khó lường, cải thiện hệ thống liên lạc, điều chỉnh chiến lược kiểm soát hỏa lực và phát triển các tên lửa đánh chặn động học mới có khả năng linh hoạt cao trong môi trường nhiệt độ khắc nghiệt của không gian.
Một ưu tiên khác của MDA là tích hợp các hệ thống Năng lượng Định hướng (DE), cụ thể là chùm tia laser, vào hệ thống pḥng thủ tên lửa. Tướng Collins cho biết DE có thể giảm gánh nặng cho các tên lửa đánh chặn động học và tăng cường khả năng pḥng thủ hiện có. MDA đă khởi động dự án phát triển một nguyên mẫu phát hiện và theo dơi nhanh tầm xa kết hợp với laser tiêu diệt, hứa hẹn khả năng vô hiệu hóa nhiều mục tiêu với chi phí thấp và nguồn "đạn" gần như vô hạn. Hệ thống "Iron Beam" (Chùm Sắt) của Israel, một hệ thống laser pḥng không mà Mỹ đă đầu tư, đang được thử nghiệm như một phần của hệ thống "Iron Dome" (Ṿm Sắt) của Israel, cho thấy tiềm năng của công nghệ này.
Tuy nhiên, tướng Collins cũng chỉ ra một thách thức lớn đối với "Ṿm Vàng" là "khả năng chỉ huy và kiểm soát tất cả các yếu tố tích hợp". Để đáp ứng nhu cầu của "Ṿm Vàng" về khả năng tác chiến liên hợp đối với các mối đe dọa từ tên lửa hành tŕnh, tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu vượt âm, MDA đang xây dựng Hệ thống Kết nối Năng lực Quản lư Đường bay Chung (JTMC), được thiết kế để kết nối vũ khí, cảm biến và mạng lưới kiểm soát hỏa lực của Lục quân, Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Không quân. Bước tiếp theo sẽ là Hệ thống Kiểm soát hỏa lực tích hợp chiến thuật chung (JTIFC), tập trung vào các chuỗi tiêu diệt đa miền, liên quân binh chủng, bằng cách kết nối các cảm biến, hệ thống chỉ huy và kiểm soát, và vũ khí hiện có ở cấp độ chiến thuật trên toàn thế giới.
Tại một hội thảo của Hiệp hội Không quân và Không gian vào tháng 3 vừa qua, Tướng Collins dự đoán rằng trong ṿng năm năm tới, Mỹ sẽ đạt được nhiều tiến bộ trong việc chứng minh và giảm thiểu rủi ro, tăng cường phát triển công nghệ đối với nhiều khái niệm mới như máy bay đánh chặn trên không gian, năng lượng định hướng và phi động lực học, nhằm bổ sung các lớp pḥng thủ mới vào quy tŕnh đánh bại tên lửa.
Nh́n vào bối cảnh hiện tại ở Mỹ, Nga và Trung Quốc, dự báo của Tướng Collins về việc tăng cường trên có vẻ khá xác đáng. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng việc tăng cường vũ khí trong Chiến tranh Lạnh cuối cùng đă dẫn đến các thỏa thuận kiểm soát vũ khí. Hy vọng rằng một kịch bản tương tự có thể diễn ra một lần nữa.
VietBF@sưu tập