Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng nhóm đàm phán của ông tin rằng cách duy nhất để kết thúc cuộc chiến Nga–Ukraine là Kiev phải nhượng lănh thổ cho Nga bởi họ sẽ không thể giành lại toàn bộ lănh thổ đă bị Nga chiếm giữ.
Châu Âu quyết lấy 3,4 tỷ USD tài sản của Nga nhưng không phải cho Ukraine
Nga hứng cú sốc kinh tế khiến nỗ lực chiến tranh của Điện Kremlin ở Ukraine gặp nguy hiểm

Một xạ thủ súng máy thuộc đội bắn của Lữ đoàn cơ giới riêng biệt số 118 của Ukraine đang cầm hệ thống tên lửa pḥng không di động FIM-92 Stinger của Mỹ để trinh sát và tiêu diệt máy bay không người lái của Nga. (Ảnh: Getty Images)
Cựu vơ sĩ quyền Anh hạng nặng Vitali Klitschko, hiện là Thị trưởng Kiev, đă chạm vào một vấn đề chính trị đầy nhạy cảm vào tháng trước khi gợi ư rằng Ukraine có thể cần nhượng lănh thổ để chấm dứt cuộc chiến với Nga.
Sau làn sóng phản đối dữ dội trên mạng xă hội, ông Klitschko đă phải rút lại phát ngôn trên và khẳng định trên Facebook rằng “việc nhượng bộ lănh thổ là đi ngược lại lợi ích quốc gia và chúng ta phải đấu tranh đến cùng để ngăn chặn điều đó".
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng nhóm đàm phán của ông tin rằng cách duy nhất để kết thúc chiến tranh Nga–Ukraine là Kiev phải nhượng lănh thổ cho Nga và thừa nhận rằng, họ sẽ không thể giành lại toàn bộ lănh thổ đă bị Nga chiếm giữ.
Tuy nhiên, vụ bê bối của ông Klitschko – cùng với kết quả các cuộc thăm ḍ dư luận do Reuters tiến hành độc quyền – cho thấy phần lớn người dân Ukraine, sau hơn ba năm sau khi chiến tranh bùng nổ, vẫn kiên quyết từ chối nhượng lănh thổ để đổi lấy lệnh ngừng bắn.
Điều này giải thích v́ sao Tổng thống Volodymyr Zelensky, người được cho là sẽ tái tranh cử, vẫn từ chối áp lực nhượng đất đai để lấy ḥa b́nh từ phía chính quyền Trump trong các cuộc đàm phán.
Một cuộc khảo sát do tổ chức Gradus Research thực hiện cho thấy gần 75% người Ukraine không coi nhượng bộ lănh thổ là giải pháp cho ḥa b́nh. Đổi ḥa b́nh lấy đất đai? Người Ukraine tuyên bố rằng điều đó quá đau đớn để nghĩ đến.
“Phần lớn người được hỏi tin rằng mục tiêu chính của Nga là kiểm soát toàn bộ Ukraine. Do đó, việc nhượng lănh thổ không được xem là thỏa hiệp hay bảo đảm ḥa b́nh – mà ngược lại, sẽ chỉ khiến Nga mạnh thêm", báo cáo của Gradus viết.
Mặc dù Nga phủ nhận ư định chiếm toàn bộ Ukraine, nhưng ngay từ đầu cuộc chiến, quân Nga đă tiến thẳng đến Kiev trước khi bị quân Ukraine đẩy lùi về các vùng phía nam và đông hiện nay.
Khảo sát của Gradus tuần này cũng cho thấy 40% người dân tin rằng dù có nhượng bộ, ḥa b́nh cũng chỉ là tạm thời và không bền vững, trong khi 31% cho rằng điều đó hoàn toàn không dẫn đến ḥa b́nh.
Hiện Nga kiểm soát thực tế khoảng 20% lănh thổ Ukraine, bao gồm bán đảo Crimea (sáp nhập năm 2014) và phần lớn bốn tỉnh phía đông và đông nam Ukraine.
Theo các nhà đàm phán Mỹ, một số đồng minh châu Âu và cả một bộ phận người Ukraine khi nói chuyện riêng đă thừa nhận rằng, Ukraine cuối cùng có thể sẽ phải chấp nhận mất một phần lănh thổ để chấm dứt chiến tranh.
Thực tế, Ukraine đă mệt mỏi sau nhiều năm chiến đấu với đối thủ mạnh hơn. Các nỗ lực phản công trên chiến trường không thành công kể từ năm đầu tiên của chiến tranh, trong khi viện trợ quân sự từ phương Tây vẫn chưa đủ để tạo ra một bước ngoặt quyết định.
Tổng thống Zelensky thừa nhận rằng Ukraine không thể giành lại lănh thổ bằng sức mạnh quân sự, nhưng nhấn mạnh rằng việc chính thức nhượng lănh thổ là trái với hiến pháp.
Tuy vậy, theo Viện Xă hội học Quốc tế Kiev (KIIS), tỷ lệ người dân ủng hộ nhượng bộ lănh thổ đă tăng từ 10% vào tháng 5/2022 lên 39% vào tháng 3/2025. Trong khi đó, đồng thời, 50% vẫn cương quyết phản đối nhượng bất kỳ phần đất nào, con số này gần như không thay đổi từ tháng 12 năm trước.
Một cuộc khảo sát khác của Trung tâm Razumkov cho thấy 82% người được hỏi phản đối việc chính thức công nhận các vùng lănh thổ bị Nga chiếm đóng.
Theo chuyên gia xă hội học Anton Hrushetskyi, “H́nh thức nhượng bộ mà hơn một nửa dân số Ukraine có thể chấp nhận, dù rất đau đớn, là thừa nhận sự chiếm đóng của Nga (đối với một số lănh thổ) trên thực tế – chứ không phải công nhận hợp pháp”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng điều kiện tiên quyết là Ukraine phải nhận được bảo đảm an ninh chắc chắn từ bên ngoài.
Ngoài phát biểu của ông Klitschko, hiện không có nhân vật chính trị hay công chúng nào nổi bật ở Ukraine dám đề xuất một cuộc thảo luận quốc gia về việc nhượng lănh thổ để đối lấy ḥa b́nh.
Chuyên gia chính trị Evhen Mahda b́nh luận: “Rất tiếc, chúng ta phải thực tế về các điều kiện để kết thúc chiến tranh”. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, nhiều người Ukraine vẫn coi bất kỳ cuộc đàm phán nào về lănh thổ là một hành vi phản bội.
VietBF@ sưu tập