Đồng minh thực sự của Tehran là ai và liệu họ có trợ giúp nếu Mỹ can thiệp sâu hơn nữa vào cuộc xung đột Iran - Israel?

Cơ sở hạt nhân Isfahan của Iran bị phá hủy nặng nề trong đợt không kích sáng 21/6. Ảnh: TTXVN phát
Trong khi Israel tiếp tục các cuộc tấn công vào Iran, Tổng thống Donald Trump và các nhà lănh đạo toàn cầu khác đang cứng rắn hơn với nước Cộng ḥa Hồi giáo này.
Ngày 21/6, Tổng thống Trump đă ra lệnh cho Không quân Mỹ không kích 3 cơ sở hạt nhân của Iran, trong đó có “pháo đài” Fordow trong ḷng núi. Washington đă huy động cả máy bay ném bom B-2 mang bom xuyên boongke, cất cánh từ Mỹ, nhắm vào các mục tiêu hạt nhân Iran.
Unibots.com
Trong khi đó, các quốc gia như Đức, Canada, Anh và Australia cũng cứng rắn hơn trong các phát ngôn yêu cầu Iran từ bỏ hoàn toàn chương tŕnh hạt nhân của ḿnh.
Vậy, khi áp lực ngày càng gia tăng đối với Iran, liệu nước này sẽ phải đơn độc chiến đấu, hay có những đồng minh có thể hỗ trợ?
'Trục kháng cự' của Iran không c̣n vững chăi
Theo tờ The Conversation, Iran từ lâu đă dựa vào mạng lưới các nhóm bán quân sự đồng minh trên khắp Trung Đông như một phần trong chiến lược răn đe của ḿnh. Cách tiếp cận này về cơ bản đă bảo vệ Tehran khỏi các cuộc tấn công quân sự trực tiếp của Mỹ hoặc Israel, bất chấp các mối đe dọa và áp lực liên tục.
Cái gọi là "trục kháng cự" này bao gồm các nhóm như Hezbollah ở Liban (Lebanon), Lực lượng Động viên Nhân dân (PMF) ở Iraq, phiến quân Houthi ở Yemen, cũng như Hamas ở Gaza, vốn từ lâu đă chịu ảnh hưởng của Iran ở các mức độ khác nhau. Iran cũng đă ủng hộ chế độ của ông Bashar al-Assad ở Syria trước khi chế độ này bị lật đổ vào năm ngoái.
Những nhóm này vừa đóng vai tṛ là vùng đệm khu vực vừa là phương tiện để Iran thể hiện sức mạnh mà không cần giao tranh trực tiếp. Tuy nhiên, trong hai năm qua, Israel đă giáng những đ̣n đáng kể vào mạng lưới này.
Hezbollah - từng là đồng minh phi nhà nước hùng mạnh nhất của Iran - đă bị vô hiệu hóa hiệu quả sau nhiều tháng bị Israel tấn công. Kho vũ khí của nhóm này đă bị nhắm mục tiêu và phá hủy một cách có hệ thống trên khắp Liban. Hezbollah cũng phải chịu tổn thất lớn về mặt tâm lư và chiến lược với vụ ám sát thủ lĩnh có ảnh hưởng nhất của nhóm, Hassan Nasrallah.
Tại Syria, lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn đă bị trục xuất phần lớn sau khi chính quyền Assad sụp đổ, tước đi một điểm tựa quan trọng khác của Iran trong khu vực.
Mặc dù vậy, Iran vẫn duy tŕ ảnh hưởng mạnh mẽ ở Iraq và Yemen. PMF ở Iraq, với ước tính 200.000 chiến binh, vẫn rất đáng gờm. Houthi cũng có lực lượng chiến binh tương tự ở Yemen.
Nếu t́nh h́nh leo thang thành mối đe dọa hiện hữu đối với Iran - với tư cách là quốc gia duy nhất do người Shiite lănh đạo trong khu vực - th́ sự đoàn kết tôn giáo có thể thúc đẩy các nhóm này tham gia tích cực. Điều này sẽ nhanh chóng mở rộng cuộc chiến trên khắp khu vực.
Ví dụ, PMF có thể tấn công 2.500 quân nhân Mỹ đồn trú tại Iraq. Người đứng đầu của Kata'ib Hezbollah, một trong những phái cứng rắn của PMF, đă thề sẽ làm như vậy. "Nếu Mỹ dám can thiệp vào cuộc chiến, chúng tôi sẽ nhắm trực tiếp vào các lợi ích và căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp khu vực mà không do dự", Kata'ib Hezbollah tuyên bố.
Bản thân Iran cũng có thể nhắm mục tiêu vào các căn cứ của Mỹ tại các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư bằng tên lửa đạn đạo, cũng như đóng cửa Eo biển Hormuz, nơi lưu chuyển khoảng 20% nguồn cung cấp dầu của thế giới.
Liệu các đồng minh khu vực và toàn cầu của Iran có vào cuộc?
Một số cường quốc khu vực vẫn duy tŕ mối quan hệ chặt chẽ với Iran. Đáng chú ư nhất trong số đó là Pakistan - quốc gia Hồi giáo duy nhất có kho vũ khí hạt nhân.
Trong nhiều tuần, Lănh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đă cố gắng liên kết chặt chẽ hơn với Pakistan để chống lại các hành động của Israel ở Gaza.
Trong một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của Pakistan trong cuộc chiến tranh Israel-Iran, Tổng thống Trump đă gặp tổng tư lệnh quân đội của nước này tại Washington khi ông cân nhắc một cuộc tấn công có thể xảy ra vào nước láng giềng.
Các nhà lănh đạo Pakistan cũng đă thể hiện rất rơ ḷng trung thành của họ. Thủ tướng Shehbaz Sharif đă đề nghị Tổng thống Iran “đoàn kết vững chắc” trước “hành động xâm lược vô cớ của Israel”. Và Bộ trưởng Quốc pḥng Pakistan Khawaja Asif gần đây đă nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Israel sẽ “suy nghĩ nhiều lần trước khi tấn công Pakistan”.
Những tuyên bố này báo hiệu một lập trường cứng rắn nhưng không có cam kết công khai sẽ can thiệp.
Dù vậy, Pakistan cũng đang nỗ lực để giảm căng thẳng. Nước này đă thúc giục các quốc gia Hồi giáo khác và đối tác chiến lược của ḿnh là Trung Quốc can thiệp ngoại giao trước khi bạo lực leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn.
Trong những năm gần đây, Iran cũng đă có những động thái ngoại giao với các đối thủ cũ trong khu vực, chẳng hạn như Saudi Arabia và Ai Cập, nhằm cải thiện quan hệ.
Những thay đổi này đă giúp tập hợp sự ủng hộ rộng răi hơn trong khu vực dành cho Iran. Gần hai chục quốc gia Hồi giáo - bao gồm một số quốc gia vẫn duy tŕ quan hệ ngoại giao với Israel —- đă cùng nhau lên án hành động của Israel và thúc giục giảm leo thang.
Tuy nhiên, không có khả năng các cường quốc trong khu vực như Saudi Arabia, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ủng hộ Iran về mặt vật chất, xét đến mối quan hệ đồng minh chặt chẽ của họ với Mỹ.
Các đồng minh toàn cầu quan trọng của Iran là Nga và Trung Quốc cũng đă lên án các cuộc không kích của Israel. Trước đây, họ đă bảo vệ Tehran khỏi các nghị quyết trừng phạt tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, không bên nào có vẻ sẵn sàng - ít nhất là hiện tại - cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Iran..
Về mặt lư thuyết, điều này có thể thay đổi nếu xung đột mở rộng và Washington công khai theo đuổi chiến lược thay đổi chế độ ở Tehran. Cả Nga và Trung Quốc đều có lợi ích địa chính trị và an ninh lớn trong sự ổn định của Iran.
Điều này là do chính sách "Hướng Đông" lâu đời của Iran và tác động của sự bất ổn này đối với khu vực và nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, nhiều nhà phân tích tin rằng không có khả năng Moskva và Bắc Kinh sẽ tham gia trực tiếp.
Moskva đă đứng ngoài khi chính quyền Assad sụp đổ ở Syria, một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga trong khu vực. Không chỉ tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, Nga cũng không muốn gây nguy hiểm cho việc cải thiện quan hệ với chính quyền Tổng thống Trump.
Về phần ḿnh, Trung Quốc đă đưa ra lời ủng hộ mạnh mẽ về cho Iran, nhưng lịch sử cho thấy nước này không mấy quan tâm đến việc tham gia trực tiếp vào các cuộc xung đột ở Trung Đông.
VietBF@ sưu tập