Chuyến bay thứ 9 của Starship lại kết thúc bằng một cú xoay mất kiểm soát ngoài quỹ đạo. Chuyến bay này khiến tham vọng đưa người lên sao Hỏa thêm xa vời của Elon Musk.
Sau khi cất cánh mạnh mẽ từ bệ phóng Starbase tại Texas và bay xa hơn các lần phóng nổ tung trước đó, Starship bất ngờ mất kiểm soát khi đang trong không gian cận quỹ đạo.
Với chiều cao 122 mét, Starship là hệ thống tên lửa lớn nhất từng được chế tạo. Trong chuyến bay thử lần thứ 9 kể từ tháng 4/2023, SpaceX đă sử dụng tầng đẩy từng được tái sử dụng - một bước tiến đáng chú ư nhằm chứng minh khả năng tiết kiệm chi phí trong dài hạn.
Tàu bay vượt qua các giai đoạn mà hai lần thử trước đây từng thất bại, nhưng sự lạc quan nhanh chóng bị dập tắt khi tầng dưới mất liên lạc và rơi xuống biển, thay v́ hạ cánh có kiểm soát như kế hoạch.
Trong khi đó, tầng trên của Starship tiếp tục hành tŕnh nhưng bắt đầu quay cuồng bất thường sau khoảng 30 phút, khiến SpaceX phải hủy bỏ việc triển khai tám vệ tinh mô phỏng Starlink - vốn được lên kế hoạch như một phần thử nghiệm của cơ chế phóng vệ tinh kiểu "kéo kẹo Pez".
“Không như kỳ vọng, nhiều mục tiêu kỹ thuật hôm nay đă không thể hoàn thành”, phát thanh viên Dan Huot thừa nhận trong buổi phát trực tiếp của SpaceX.
Elon Musk dự kiến phát biểu tại Starbase sau chuyến bay, với chủ đề “Con đường đưa sự sống thành đa hành tinh”. Tuy nhiên, nhiều giờ sau đó, ông vẫn chưa xuất hiện. Điều này càng khiến dư luận thêm ṭ ṃ về hướng đi sắp tới của chương tŕnh chinh phục vũ trụ này.
Trong một bài đăng trên mạng xă hội X, Musk xác nhận Starship đă thành công trong việc tắt động cơ trên quỹ đạo. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận một vết ṛ rỉ tại b́nh nhiên liệu chính là nguyên nhân khiến tàu mất kiểm soát.
“Chúng tôi đă thu thập được rất nhiều dữ liệu giá trị. Tốc độ phóng thử sẽ được đẩy nhanh, dự kiến mỗi 3 đến 4 tuần sẽ có một lần”. Được biết, các phiên bản Starship được phóng trong năm nay đều đă được cải tiến thiết kế đáng kể so với nguyên mẫu ban đầu.
Tuy nhiên, chuỗi thất bại liên tiếp cho thấy SpaceX vẫn đang vật lộn trong giai đoạn then chốt của chương tŕnh trị giá hàng tỷ USD này. Dù chấp nhận chiến lược “thử để sửa”, đưa thiết bị bay đến giới hạn và cải tiến qua từng lần thử nghiệm, nhưng việc Starship tiếp tục rơi tự do giữa quỹ đạo là một cú giáng vào tham vọng vũ trụ của Elon Musk.
Chuyến bay lần này dự kiến hoàn tất gần một ṿng quanh Trái Đất trước khi rơi có kiểm soát xuống Ấn Độ Dương nhằm thử nghiệm lớp gạch chịu nhiệt mới và các cánh lái cải tiến để tái nhập khí quyển. Song, h́nh ảnh Starship bốc cháy như một quả cầu lửa khi bay qua bầu trời đêm phía nam châu Phi đă cho thấy một kịch bản hoàn toàn khác.
NASA hiện kỳ vọng sử dụng Starship để đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2027. Nhưng chương tŕnh này cũng đang đối mặt với sự chao đảo, một phần do ảnh hưởng từ tầm nh́n “sao Hỏa trước tiên” của Elon Musk - người có quan hệ mật thiết với chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) chỉ mới cấp phép cho SpaceX thực hiện chuyến bay này 4 ngày trước, sau khi hoàn tất cuộc điều tra kéo dài gần hai tháng liên quan đến hai lần phóng thất bại đầu năm. Trong đó, các vụ nổ đă khiến mảnh vỡ rơi xuống vùng Caribbean và gây gián đoạn hàng chục chuyến bay thương mại.
Lần phóng hôm 27/5 cũng khiến FAA phải mở rộng khu vực nguy hiểm do mảnh vỡ dọc theo đường bay. Điều đáng nói là hai vụ nổ gần đây lại xảy ra ở những giai đoạn mà trước đó SpaceX đă từng hoàn thành dễ dàng, cho thấy sự bất ổn kỹ thuật ngày càng khó lường.