Trong một cuộc chiến thương mại, không ai là người chiến thắng” – nhận định tưởng chừng hiển nhiên này ngày càng được khẳng định, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ làm gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc hồi tháng trước. Hệ quả là hoạt động giao thương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần như bị đ́nh trệ, mở ra một giai đoạn đầy bất định trong quan hệ song phương.
Hai bên cùng tuyên bố “chiến thắng”
Theo hăng tin CNA, trong tuần này, cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố giành chiến thắng sau thỏa thuận tạm dừng áp thuế mới trong 90 ngày, được công bố hôm 12/5. Thỏa thuận ngắn hạn này được kỳ vọng sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nền kinh tế.
Tổng thống Trump mô tả đây là một “cuộc thiết lập lại toàn diện” trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Dù không đưa ra chi tiết cụ thể, ông ngụ ư rằng Bắc Kinh đă đồng ư mở cửa hoàn toàn thị trường cho doanh nghiệp Mỹ. Nhà Trắng gọi đây là một “chiến thắng thương mại mang tính lịch sử”.
Về phần ḿnh, truyền thông nhà nước Trung Quốc và những nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xă hội cũng ca ngợi thỏa thuận này là một “chiến thắng lớn” cho Bắc Kinh.
Tuy nhiên, đằng sau những lời tuyên bố mạnh mẽ đó là một thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Bức tranh về sự “thiết lập lại toàn diện” là điều khó đạt được chỉ sau một thỏa thuận ngắn hạn.
Một “chiến thắng” chưa trọn vẹn
Tuy nhiên, đằng sau những tuyên bố mạnh mẽ là một thực tế phức tạp hơn nhiều. Khái niệm “thiết lập lại toàn diện” khó có thể đạt được chỉ bằng một thỏa thuận ngắn hạn kéo dài 90 ngày.
Việc tiến tới một thỏa thuận thương mại toàn diện giữa hai nước có thể mất nhiều tháng đàm phán căng thẳng, bởi các vấn đề thuế quan chỉ là “phần nổi của tảng băng ch́m”. Các vấn đề khác như kiểm soát công nghệ, chất bán dẫn, fentanyl, đất hiếm, TikTok hay cảng kênh đào Panama đều có thể được đưa lên bàn đàm phán.
Ngay cả khi hai bên đang ngồi lại với nhau, khả năng thỏa thuận bị đảo ngược vẫn luôn hiện hữu – một phần v́ tính khó đoán của ông Trump, một phần v́ tiến tŕnh thương lượng c̣n nhiều rủi ro.
Nhiều chuyên gia cho rằng tuyên bố chiến thắng của ông Trump là quá đà và thiếu thực chất. Việc ông đột ngột nâng thuế lên tới 145% được xem là động thái gây sức ép nhằm buộc Bắc Kinh nhượng bộ. Tuy nhiên, ông dường như đă đánh giá thấp sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược đối phó cứng rắn từ phía Trung Quốc – quốc gia sẵn sàng chịu thiệt hại kinh tế ngắn hạn để không bị xem là yếu thế.
Trung Quốc thậm chí c̣n áp dụng chiến lược “gây sức ép tối đa”, từng được ông Trump sử dụng, đi kèm với các tuyên bố cứng rắn về quyết tâm “chiến đấu tới cùng”. Chính cách tiếp cận này đă buộc Washington phải nhượng bộ trước. Dù hiện tại Mỹ vẫn duy tŕ mức thuế cao hơn so với Trung Quốc, nhưng bước lùi về mặt chiến thuật là rơ ràng.
Thắng lợi chính trị, chưa phải kinh tế
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, “chiến thắng” của Trung Quốc phần lớn mang ư nghĩa chính trị và địa chính trị, hơn là lợi ích kinh tế cụ thể.
Từ góc nh́n của Bắc Kinh, việc trở thành quốc gia đầu tiên có thể đối đầu hiệu quả với chiến lược thương mại cứng rắn của ông Trump giúp Trung Quốc củng cố vị thế như một đối thủ ngang hàng thực sự với Mỹ – điều mà Chủ tịch Tập Cận B́nh từng nhấn mạnh trong tầm nh́n về “một thế giới b́nh đẳng”. Kết quả này có thể gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vai tṛ lănh đạo các nước South Global.
Thế nhưng, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều khó khăn: tăng trưởng chậm lại, lạm phát thấp, niềm tin tiêu dùng suy yếu. Những thách thức này khiến Bắc Kinh không thể tiếp tục kéo dài chiến tranh thương mại mà không gây tổn hại đến mục tiêu phục hồi kinh tế. Đó là lư do nước này chủ động quay lại bàn đàm phán – dù vẫn giữ nguyên chiến lược: kiên định đối đầu và không lùi bước.
Thuế quan vẫn là rào cản lớn
Dù đă tạm thời dỡ bỏ một số mức thuế, hàng rào thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc vẫn ở mức đáng kể. Với biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chỉ dao động từ 10–20%, mức thuế hiện tại dù đă điều chỉnh, vẫn c̣n ở mức 30% (gồm 10% thuế chung và 20% thuế với các mặt hàng liên quan fentanyl). Thuế ngành đối với thép, ô tô... vẫn không thay đổi.
Theo ông Larry Hu, nhà kinh tế trưởng tại Tập đoàn Macquarie, nếu mức thuế này được duy tŕ, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ có thể giảm tới 36%, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 5% và tăng trưởng GDP mất 1 điểm phần trăm trong năm nay.
Đáng nói là nhiều mức thuế này đă được áp dụng từ trước khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Tính tổng thể, thuế quan trung b́nh của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc hiện đă gần chạm mốc 50%.
Ngược lại, Trung Quốc đă giảm thuế đáp trả từ 125% xuống c̣n khoảng 10%. Tuy nhiên, khi cộng với các mức thuế hiện hành, mức thuế trung b́nh Trung Quốc áp dụng với hàng Mỹ vẫn ở mức khoảng 30%.
Những câu hỏi chưa có lời đáp
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Trung Quốc có thực sự mở cửa thị trường cho doanh nghiệp Mỹ như ông Trump tuyên bố? Và nếu có, Mỹ sẽ phản ứng thế nào?
Từ phía Bắc Kinh, có thể xuất hiện một số bước đi nhằm giảm căng thẳng - như tăng mua nông sản và năng lượng từ Mỹ để thu hẹp thâm hụt thương mại; hạn chế xuất khẩu sang Mỹ; tăng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ (hiện Trung Quốc là chủ nợ lớn thứ hai, sau Nhật Bản); hoặc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mỹ.
Tuy nhiên, điều đáng chú ư là phía Mỹ có sẵn sàng đáp lại bằng việc nới lỏng kiểm soát với công nghệ cao, đặc biệt là chất bán dẫn – một lĩnh vực nhạy cảm? Và liệu trong bối cảnh căng thẳng vẫn âm ỉ, doanh nghiệp Trung Quốc c̣n có thể đầu tư vào Mỹ hay không – khi thậm chí, mặt hàng như tỏi Trung Quốc cũng từng bị xem là mối đe dọa an ninh quốc gia?
Tất cả vẫn là những câu hỏi c̣n bỏ ngỏ. Và chính những câu trả lời ấy sẽ định h́nh chặng đường tiếp theo trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai siêu cường.
|