Một nhân viên kiểm duyệt nội dung Facebook trầm cảm nặng, không thể ăn hay ngủ sau khi nh́n thấy những h́nh ảnh vượt quá sức tưởng tượng của ḿnh.
Ngày đầu tiên Solomon đặt chân vào ṭa tháp Octagon tại Accra, Ghana với tư cách kiểm duyệt nội dung Facebook, anh tự “xốc lại tinh thần” để đối mặt với công việc khó khăn phía trước. Tuy nhiên, chỉ sau hai tuần đào tạo, quy mô và sự suy đồi đă vượt quá sức tưởng tượng của anh.
Anh chứng kiến những cảnh “chém đầu, lạm dụng trẻ em, quan hệ thú tính” thường xuyên hơn khi làm quen với công việc. Ban đầu, anh c̣n không dám nh́n thẳng vào màn h́nh máy tính. Dần dần, anh b́nh thường hóa những cảnh này, thậm chí c̣n “bắt đầu thích thú” khi nh́n thấy chúng.
“Tôi tự hỏi, điều này có b́nh thường không? Rồi tự trả lời, không hề”, Solomon nói với The Guardian.

Những người kiểm duyệt nội dung Facebook như Solomon tiếp xúc với video bạo lực, lạm dụng như cơm bữa. Ảnh: FT
Solomon không thể quên cái ngày anh nh́n thấy cảnh một người bị lột da khi c̣n sống. “Hệ thống không cho chúng tôi bỏ qua… chúng tôi phải nh́n nó ít nhất 15 giây”.
Một video khác chiếu cảnh một người phụ nữ ở quê nhà của anh gào thét xin giúp đỡ trong khi bị những người khác đâm.
Theo Solomon, các video ngày càng trở nên kinh hoàng hơn. Có những ngày, không có video khó chịu nào, nhưng rồi thứ ǵ đó trở nên “viral” trên mạng và 70-80% video của ngày hôm đó đặc biệt kinh khủng. Anh dần cảm thấy ḿnh mất nhân tính.
Buổi chiều, anh trở về căn hộ tập thể mà công ty thuê cho những người như ḿnh, “không có không gian riêng tư và gặp nhiều vấn đề điện, nước”.
Khi Solomon biết tin một người bạn thưở nhỏ bị sát hại, sức khỏe tinh thần vốn đă mong manh của anh đă bộc phát. Anh đập vỡ cửa sổ và gương, khiến công ty phải tạm dừng công việc cho đến khi anh thấy khá hơn.
Hai tuần tiếp theo, Solomon ở nhà một ḿnh. “Tôi bắt đầu trầm cảm. Tôi không thể ăn hay ngủ, uống rượu, hút thuốc cả ngày lẫn đêm. Tôi không phải tôi của trước kia”, anh bộc bạch.
Solomon cố tự sát và được đưa đến bệnh viện, nơi anh bị chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng với khuynh hướng tự tử. Sau 8 ngày, anh xuất viện vào cuối năm 2024.
Teleperformance – công ty của anh – đề nghị anh chuyển sang công việc khác với mức lương thấp hơn. Anh yêu cầu bồi thường cho những tổn thương tâm lư và chi phí y tế, song lại bị trả về Ethiopia.
“Họ lợi dụng tôi rồi vứt bỏ tôi. Họ đối xử với tôi như một chai nước – uống xong rồi ném đi”, Solomon bức xúc. Trước khi đến Ghana, anh từng có một việc làm và cuộc sống hạnh phúc.
Một kiểm duyệt viên khác, Abel, chia sẻ anh cũng bị hủy hợp đồng v́ bảo vệ Solomon và đ̣i quyền lợi cho những nhân viên khác. “Họ giữ anh ấy ở nhà. Anh ấy ở một ḿnh và nói rất sợ điều đó, nó khiến anh ấy căng thẳng tột độ. V́ vậy, anh ấy đă đến công ty và nói muốn ở văn pḥng cùng mọi người”.
Abel cũng gặp vấn đề tâm lư v́ những nội dung kiểm duyệt. Anh không hề biết công việc hàng ngày của ḿnh sẽ là phải tiếp xúc với những video lột da, khiêu dâm. “Đây là lần đầu tôi nghe về kiểm duyệt nội dung… Tôi từng sợ hăi khi nh́n thấy máu nhưng giờ trở nên vô cảm… Dần dần, tính cách của tôi đă thay đổi. Không nói quá nhưng nó đă thay đổi tôi 100%”.
Anh cùng đồng nghiệp thường ngồi uống cà phê cùng nhau và nói về những nội dung gớm ghiếc. Khi tâm sự với một cố vấn sức khỏe, những câu chuyện của anh lại được tiết lộ cho trưởng nhóm, khiến anh không c̣n muốn sử dụng dịch vụ này nữa.
Đáp lại, người phát ngôn Teleperformance cho biết đă tiến hành đánh giá tâm lư với Solomon và xác định không đủ sức khỏe để tiếp tục làm công việc kiểm duyệt nội dung. Khi đề nghị chuyển sang việc khác, Solomon đă từ chối. Theo gợi ư của anh trai và sự đồng ư của nhân viên y tế, họ gửi Solomon về quê.
Teleperformance cho rằng Solomon đă từ chối được hỗ trợ tâm lư tại Ethiopia và “ṿi” tiền công ty, đe dọa sẽ tiết lộ với báo chí.
*Tên nhân vật đă được thay đổi.
VietBF@ sưu tập