Bận rộn đến đâu, Phan Thị Thảo (23 tuổi, quê Đăk Lăk) vẫn dành ít nhất một ngày trong tháng đi làm thiện nguyện. Cô không bao giờ quên hộp xôi ấm ḷng của một người lạ cho khi cơn đói cồn cào lúc c̣n bé.
Phan Thị Thảo nuôi ước mơ làm thiện nguyện nhờ hộp xôi t́nh thương thuở bé.
Câu chuyện về bữa ăn đầy t́nh người
“Bữa ăn năm ấy với tôi không chỉ là thức ăn, mà là sự ấm áp, động lực giúp tôi tin cuộc sống c̣n rất nhiều điều tử tế”, Thảo chia sẻ.
Sinh ra trong một gia đ́nh khó khăn ở nông thôn, tuổi thơ của Thảo là những ngày đi học về là ra đồng trồng rau, nuôi gà, đi nhặt ve chai phụ mẹ trả tiền học phí. Bữa cơm thường chỉ có rau xanh, căn nhà nhỏ tan nát mỗi khi mùa mưa tới. Năm 15 tuổi, bố lâm bệnh nặng, mọi gánh nặng càng đè lên đôi vai người mẹ tần tảo.
Lên cấp 3, nhà Thảo thường xuyên rơi vào cảnh không c̣n ǵ để ăn. Cô bé phải bụng đói đến lớp. Có lần đang giữa tiết Ngữ văn, Thảo đột ngột đổ mồ hôi, rồi ngất xỉu. Trạm y tế chẩn đoán chảy máu dạ dày do nhịn đói lâu ngày. Khi đó, cô giáo Ngữ văn đă đưa Thảo về nhà, nấu cho cô bữa cơm ngon.
Đó là lần đầu tiên Thảo nghẹn ngào khi được ăn bữa cơm ngon đến như vậy. Cô c̣n nhận Thảo làm con nuôi và thường xuyên mua đồ ăn sáng cho cô vào mỗi buổi đến trường.
“Nhờ những bữa cơm của cô giáo mà ḿnh có động lực đi học. Lúc tốt nghiệp cấp 3, ḿnh đă hứa với cô sẽ cố gắng hết ḿnh để quay về quê giúp đỡ những đứa trẻ giống hoàn cảnh như bản thân ḿnh thuở ấy”, Thảo cười kể thêm.
Cô gái trẻ trở thành phiên dịch viên cabin nhờ khả năng ngoại ngữ lưu loát.
Lời hứa trẻ con năm nào đă trở thành kim chỉ nam trong cuộc sống
Mặc dù khó khăn, Thảo vẫn quyết tâm rời phố núi xuống TP. HCM theo đuổi học đại học. Thảo phải làm đủ nghề từ gia sư, phụ quán cafe đến phát tờ rơi để kiếm tiền đóng học. Sau bao năm nỗ lực, Thảo tốt nghiệp loại giỏi ngành ngôn ngữ Anh của trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Cô c̣n thông thạo thêm 2 ngoại ngữ khác là Trung và Nhật.
Từ một cô bé không mơ lớn, Thảo đă trở thành phiên dịch tại một số hội nghị quốc tế – công việc đ̣i hỏi tốc độ, áp lực và sự chính xác đến từng từ. Dù đứng trong cabin giữa những cuộc thi lớn, Thảo vẫn luôn nghĩ về mẹ, về cha và những người từng giúp đỡ ḿnh thời thơ ấu.
Đúng như lời hứa cũ, mỗi tháng cô lại tham gia một chương tŕnh thiện nguyện. Lúc phát cơm miễn phí, lúc dạy học cho trẻ em khó khăn, hay góp áo quần cho người vô gia cư. Đặc biệt, cô c̣n dành toàn bộ tháng lương để mua 1.000 kg gạo để gửi người đồng bào tại quê nhà Đắk Lắk của ḿnh.
Cô thường dành khoản lương để tổ chức các hoạt động thiện nguyện.
“Tôi không giàu có, nhưng giúp được ai đó giảm cơn đói, là thấy ḷng nhẹ đi rất nhiều”, Thảo nói.
Với Thảo, sự thành công không nằm ở ánh đèn sân khấu hay bằng khen treo tường, đó là khoảnh khắc khắc thấy trẻ con vui mừng nhận được một phần quà nhỏ giữa đêm lạnh. Cô mong, sau này khi có gia đ́nh riêng, con cái cũng sẽ lớn lên trong môi trường giàu ḷng trắc ẩn, biết chia sẻ với những mảnh đời kém may mắn hơn.
“Không mơ thay đổi thế giới, nhưng nếu có thể giúp được một người mỗi tháng, một người không đói, một đứa trẻ được đi học… th́ tôi sẽ làm. Làm măi, đến khi nào c̣n đủ sức để bước đi”, Thảo bộc bạch.