Các quan chức cấp cao châu Âu đang lo lắng về việc Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đến Mỹ gặp Tổng thống Donald Trump vào ngày 17/4, trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại đang ở thế vô cùng bấp bênh.
Mong muốn của bà Meloni

Thủ tướng Giorgia Meloni phát biểu trong một cuộc họp.
Theo BBC (Anh), là nhà lănh đạo châu Âu đầu tiên đến Washington kể từ khi Tổng thống Trump áp dụng - sau đó tạm dừng - mức thuế đối ứng 20% đối với Liên minh châu Âu (EU) vào đầu tháng 4, bà Meloni hy vọng sẽ thuyết phục được nhà lănh đạo Mỹ về lợi ích của một thỏa thuận miễn thuế cho toàn bộ EU.
Pause
Mute
Remaining Time -13:18
Unibots.com
Nhiều chuyên gia nhận định với tờ Politico (Mỹ) rằng Thủ tướng Meloni đang ở vị thế đặc biệt để có thể đối thoại hiệu quả với Tổng thống Trump, không chỉ v́ lợi ích của Italy mà c̣n của cả châu Âu.
Theo DW (Đức), bà Meloni đă đích thân tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Trump vào tháng 1. Đầu tháng đó, khi bà Meloni đến thăm Tổng thống Trump tại Mar-a-Lago, ông đă ca ngợi bà là "người phụ nữ tuyệt vời". Trong những tháng gần đây, các nguồn tin từ Italy thường nhấn mạnh rằng Rome muốn đóng vai tṛ là "cầu nối" giữa Mỹ và EU.
Mối quan hệ cá nhân đó có thể giúp bà Meloni tạo điều kiện cho sự ḥa hoăn trong thương mại giữa Mỹ và EU. Cuộc gặp của bà với Tổng thống Trump sẽ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Maros Sefcovic gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer tại Washington.
Người phát ngôn của EC Arianna Podesta xác nhận trong những ngày gần đây đă có liên lạc giữa Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Thủ tướng Italy Meloni. Dự kiến sẽ có thêm các cuộc trao đổi trước khi bà Meloni khởi hành, và ông Podesta mô tả cách tiếp cận của bà "rất được hoan nghênh và được phối hợp chặt chẽ".
Các nhà lănh đạo trong trong EU hy vọng bà Meloni có thể khéo léo chinh phục ông chủ Nhà Trắng Trump hướng tới một thỏa thuận thương mại, nhằm tránh ṿng xoáy trả đũa thuế quan, đồng thời tác động đến cách tiếp cận của nhà lănh đạo Mỹ trong giải quyết xung đột Nga - Ukraine.
Trước khi khởi hành đến Mỹ, Thủ tướng Italy nói: “Chúng tôi hiểu rằng t́nh h́nh hiện tại rất phức tạp. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, tôi ư thức rất rơ về những ǵ ḿnh đại diện và những ǵ ḿnh đang bảo vệ”.
Khả năng bà Meloni có thể khiến Tổng thống Trump chấp nhận thỏa thuận do ông Sefcovic đề xuất - về việc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan giữa Mỹ và EU - vẫn là điều chưa thể khẳng định vào lúc này. Nhưng thời điểm của chuyến thăm, diễn ra khi Tổng thống Trump tập trung vào việc thực hiện các thỏa thuận và cuộc đối đầu về thuế quan với Trung Quốc, có thể có lợi cho bà Meloni.
Theo BBC, Italy là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng rơ nét nhất nếu chính sách thương mại của Mỹ có sự thay đổi. Khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu của Italy - trị giá khoảng 67 tỷ euro (76 tỷ USD) - được chuyển đến Mỹ. Mỹ c̣n là đối tác thương mại lớn thứ ba ngoài EU của Italy, và mức thuế quan mà Tổng thống Trump công bố vào đầu tháng này đă khiến Rome phải giảm một nửa dự báo tăng trưởng của ḿnh.
Ông Jeremy Shapiro, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống thứ 44 Barack Obama nhận định: “Có rất nhiều lo lắng ở Brussels và các thủ đô châu Âu khác về điều mà bà Meloni đang cố gắng thực hiện. Nhưng họ đang ở thế quá tuyệt vọng nên cũng không ngăn bà lại”.
Châu Âu bồn chồn
Chính mối quan hệ hữu hảo giữa bà Meloni với Tổng thống Trump cũng khiến các đồng minh châu Âu băn khoăn. Họ cho rằng bà có thể truyền tải một thông điệp khác biệt đáng kể so với những ǵ các nhà lănh đạo khác như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ thể hiện.
Ông Rachel Rizzo tại Trung tâm châu Âu của Hội đồng Đại Tây Dương nhận định: “Bà Meloni được coi là người theo chủ nghĩa xuyên Đại Tây Dương, nhưng cũng có chung quan điểm thế giới, đặc biệt là về mặt đối nội, như Tổng thống Trump và nhóm của ông ấy. Họ ḥa thuận, bà ấy và ông Elon Musk cũng ḥa thuận. Tôi nghĩ điều đó có nghĩa là bà Meloni có thể nói ngôn ngữ kiểu ông Trump mà nhiều nhà lănh đạo châu Âu khác khó thể hiện được”.
Các quan chức châu Âu cũng lo ngại rằng bất kỳ quyết định miễn trừ thuế quan tiềm năng nào của Mỹ đối với Italy cũng sẽ làm suy yếu đ̣n bẩy tập thể của EU trong các cuộc đàm phán thương mại. Bản thân bà Meloni cũng đă trao đổi với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen để phối hợp thông điệp của bà gửi đến Tổng thống Trump.
Và dù Thủ tướng Meloni có lập trường gần gũi với các quốc gia châu Âu trong việc bảo vệ Ukraine – điều khiến nhiều người bất ngờ – nhưng tác động của cuộc chiến đến kinh tế Italy, cũng như đến chính trường nội bộ nước này, đang khiến một số nhân vật ở EU đặt câu hỏi: Liệu ủng hộ của bà dành cho Ukraine sẽ kéo dài được bao lâu? Có một số lo ngại rằng bà có thể lặng lẽ nói với Tổng thống Trump rằng họ sẽ không phản đối ông nếu ông dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga; và nếu điều đó xảy ra, mặt trận trừng phạt của châu Âu về cơ bản sẽ xấu đi”.
Ông Leo Goretti, tại Viện Quan hệ Quốc tế Italy (IAI) gọi cách tiếp cận của Thủ tướng Meloni đối với Mỹ là một "canh bạc". Ông nói: "Dù Thủ tướng Meloni có gần gũi về mặt ư thức hệ với Tổng thống Trump đến đâu, bà ấy cũng không thể liên kết với Mỹ để đối đầu EU”.
Bản thân Thủ tướng Meloni, người đứng đầu đảng Fratelli d'Italia (Anh em Italy), đang chịu áp lực từ các lợi ích kinh tế trong nước. Vào năm 2024, Italy ghi nhận mức thặng dư thương mại hàng hóa với Mỹ lên tới gần 40 tỷ euro (tương đương 45,5 tỷ USD), đứng thứ ba trong EU sau Đức và Ireland. Nhưng theo ông Goretti, đối với nền kinh tế Italy, thị trường chung EU vẫn quan trọng hơn thị trường Mỹ.
Ông Goretti tỏ ra hoài nghi về việc liệu bà Meloni có đạt được bất kỳ kết quả cụ thể nào sau cuộc gặp ở Washington hay không. Nhưng ông tin rằng một kết quả có thể xảy ra là tuyên bố hướng tới thị trường xuyên Đại Tây Dương chung. Điều này có thể bao gồm việc liên kết chống lại những thách thức chung.
VietBF@sưu tập