)Lư do ngoại t́nh phổ biến nhất mà chuyên gia trị liệu mối quan hệ Anna Williamson ghi nhận là khao khát được thấu hiểu và kết nối cảm xúc, chứ không đơn thuần chỉ là t́nh dục.
Từ thời nàng Helen rời bỏ chồng là vua Menelaus để theo chàng Paris đến thành Troy - câu chuyện mở đầu cho cuộc chiến trong sử thi Iliad, loài người đă bị mê hoặc bởi những câu chuyện ngoại t́nh. Phản bội trong t́nh yêu luôn đi kèm cảm giác xấu hổ, sự phán xét và những lời bàn tán.
Ngoại t́nh của người nổi tiếng th́ lên các trang tin, chuyện lén lút ở văn pḥng th́ rôm rả bên máy nước. Nhưng trong mọi câu chuyện, luôn có ít nhất 2, đôi khi 3, thậm chí 4 góc nh́n khác nhau. Đó chính là điều mà Anna Williamson, MC truyền h́nh kiêm nhà trị liệu các mối quan hệ, muốn công chúng suy nghĩ lại: thay v́ chỉ phán xét, hăy lắng nghe và thấu hiểu.
Trong podcast mới gồm 8 tập mang tên The Affair (Chuyện ngoại t́nh), Anna tái hiện những câu chuyện có thật, nhưng không chỉ từ góc độ “người ngoại t́nh” hay “người bị phản bội”, mà là cả hai, để người nghe hiểu rơ hơn sự phức tạp đằng sau mỗi cuộc t́nh lén lút.
“Ngoại t́nh là điều rất nhiều người từng trải qua, nhưng chúng ta lại hiếm khi nói về nó. 1/5 người thừa nhận từng ngoại t́nh - con số này là quá lớn để tiếp tục bị coi là điều cấm kỵ hay đáng xấu hổ”, Anna chia sẻ.
Dù bản thân chưa từng trải qua việc bị lừa dối sâu sắc, ngoại trừ một mối quan hệ không rơ ràng thời tuổi 20, cô hiểu rơ việc đặt kỳ vọng đúng đắn trong một mối quan hệ là cần thiết. Hiện tại, Anna đă kết hôn 10 năm và có hai con.
Trên truyền h́nh, cô được biết đến qua chương tŕnh Celebs Go Dating (Người nổi tiếng hẹn ḥ) của kênh E4 - nơi cô giúp các ngôi sao thực tế t́m kiếm t́nh yêu với người b́nh thường.
Ai dễ ngoại t́nh?
Trong công việc trị liệu, Anna áp dụng triết lư “tôn trọng vô điều kiện” (unconditional positive regard - UPR), được nhà tâm lư học Stanley Standal phát triển năm 1954. Theo đó, người trị liệu cần chấp nhận và thấu hiểu mọi cảm xúc, hành vi của thân chủ mà không phán xét, từ đó giúp họ nh́n lại và t́m cách vượt qua vấn đề.
“Không ai nói ngoại t́nh là đúng, nhưng chúng ta cũng không cần chỉ tay buộc tội. Ngoại t́nh tồn tại từ khi loài người xuất hiện, vậy tại sao ta không thử hiểu rơ hơn để có thể cứu văn những mối quan hệ vốn có thể cứu được?”.
Lư do phổ biến nhất mà Anna ghi nhận chính là khao khát được thấu hiểu và kết nối cảm xúc, chứ không đơn thuần là t́nh dục.
“Mọi người thường nghĩ ngoại t́nh là một cuộc phiêu lưu t́nh dục chóng vánh. Nhưng hầu hết khách mời đều nói họ có những cuộc tṛ chuyện sâu sắc, cảm thấy được lắng nghe, được kết nối với người t́nh - điều họ không có trong mối quan hệ hiện tại”.
Nói về lư do ngoại t́nh, cũng có người thừa nhận chỉ đơn giản là t́m kiếm khoái cảm t́nh dục, nhưng phần lớn vẫn nghiêng về nhu cầu cảm xúc chưa được đáp ứng.
Không có “chân dung” cụ thể cho kẻ ngoại t́nh. Họ có thể đến từ mọi độ tuổi, ngành nghề, hoàn cảnh. Điểm chung duy nhất là họ đang có một nhu cầu nào đó không được đáp ứng trong mối quan hệ hiện tại.
Anna cho rằng nhiều người có thể có ḷng tự trọng thấp, từng bị tổn thương tâm lư, hoặc đơn giản là muốn thoát khỏi thực tại đầy áp lực.
Về mặt thống kê, nam giới vẫn có xu hướng ngoại t́nh cao hơn nữ, nhưng cô cho rằng điều đó đến từ yếu tố xă hội hơn là sinh học. “Ngày xưa, đàn ông gần như được cho phép ngoại t́nh. Nhưng khi nữ giới giành được nhiều quyền hơn, họ cũng bắt đầu ngoại t́nh theo cách của riêng ḿnh”.
Tuy nhiên, trong mùa đầu tiên của podcast, đa số người dám lên tiếng lại là phụ nữ. “Tôi mong rằng ở mùa hai, sẽ có thêm đàn ông chia sẻ câu chuyện. Chúng tôi không lên án, chỉ muốn lắng nghe và hiểu”.
Sống chung với cảm giác tội lỗi
Một điều đáng chú ư là nhiều người ngoại t́nh có khả năng “tách biệt cảm xúc” hay nói cách khác là ngụy biện và biện minh. “Một số người t́m cách hạ thấp người bạn đời để biện minh cho hành động của ḿnh. Nhưng nh́n chung, họ đều cảm thấy tội lỗi nặng nề”.
Cảm xúc khi ngoại t́nh thường không hợp lư - hormone như adrenaline, dopamine, cortisol sẽ khiến người ta cảm thấy phấn khích, rối loạn. Đó cũng là lư do những cảm xúc từng nguội lạnh trong hôn nhân bỗng bùng cháy trở lại với người mới.
Nhưng cuối cùng th́ liệu mối quan hệ có thể vượt qua chuyện này? Theo kinh nghiệm của Anna, có thể, nhưng cần sự trung thực tuyệt đối và nỗ lực từ cả hai phía.
“Tôi từng chứng kiến nhiều cặp vượt qua được ngoại t́nh và trở nên hạnh phúc hơn. Nhưng để làm được điều đó, cả hai phải thật sự ‘ngồi lại trong nỗi đau’ và không né tránh”.
Anna nhấn mạnh rằng sự tha thứ không thể cưỡng ép, và phải đi kèm với việc giải tỏa cảm xúc triệt để trước khi quyết định hàn gắn. Người bị phản bội cần thời gian để đau buồn, giận dữ, tổn thương và người ngoại t́nh phải đủ kiên nhẫn để ở lại trong quá tŕnh đó.
“Điều nguy hiểm nhất là người gây ra lỗi chỉ xin lỗi qua loa rồi nói ‘tôi đă xin lỗi rồi, c̣n muốn ǵ nữa’. Như thế, sự giận dữ sẽ âm ỉ và quay lại phá vỡ mối quan hệ bất cứ lúc nào”.
Một khi hai người đă đồng thuận gác lại chuyện cũ để xây dựng lại, không nên dùng nó để công kích nhau về sau.
Tuy nhiên, pḥng vẫn hơn chống. Yếu tố cốt lơi để tránh đổ vỡ chính là giao tiếp và kết nối cảm xúc. “Khi chúng ta không c̣n lắng nghe nhau, dễ cáu gắt, hoặc trở nên vô tâm, th́ khoảng cách sẽ ngày càng lớn. Đó là lúc một người dễ t́m đến người khác để bù đắp”.
Anna khuyên các cặp đôi nên thường xuyên kiểm tra “sức khỏe” mối quan hệ. “Hăy hỏi nhau: Có điều ǵ chúng ta nên làm nhiều hơn? Có điều ǵ nên dừng lại? Chính những cuộc đối thoại này giúp duy tŕ sự kết nối, thay v́ để những cám dỗ len lỏi vào đời sống t́nh cảm”.
VietBF@ sưu tập
|
|