Kiêng khem tinh bột một cách hà khắc khiến bạn có xu hướng thèm ăn vặt nhiều hơn, nhanh đói, dễ cáu gắt, khó tập trung, chứ không hoàn toàn tốt cho vóc dáng như bạn nghĩ.
Kiêng tinh bột
Tinh bột là một trong những nhóm chất thường xuyên được khuyên cắt giảm để giữ ǵn vóc dáng, giảm cân. Tuy nhiên, việc hạn chế nghiêm ngặt bất kỳ nhóm chất dinh dưỡng nào cũng không được khuyến khích, do có thể dẫn đến thiếu hụt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng, kém lư tưởng cho sức khỏe về lâu dài.
"Cắt bỏ toàn bộ carbohydrate không phải là giải pháp để có sức khỏe tốt hơn. Làm như vậy có thể loại bỏ các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, vitamin và khoáng chất khỏi chế độ ăn uống. Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho năo bộ và cơ bắp, khi cắt giảm quá nhiều có thể dẫn đến t́nh trạng sương mù năo, thiếu năng lượng cho các hoạt động thể chất.
Kiêng khem hà khắc một nhóm thực phẩm cũng có thể thúc đẩy thói quen ăn uống không điều độ và gia tăng căng thẳng, áp lực đối với việc ăn uống, khiến việc thiết lập lối sống lành mạnh về lâu dài trở nên khó khăn hơn", chuyên gia dinh dưỡng Melissa Mitri với 15 năm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng giảm cân phân tích.
Thay v́ kiểm soát lượng carb nạp vào một cách khắt khe, hăy lựa chọn các loại carb tốt, giàu chất xơ và giá trị dinh dưỡng thay cho tinh bột tinh chế. Nguồn carb tốt được chuyên gia gợi ư thêm vào thực đơn là các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt đậu, các loại rau củ.
Kiêng gluten
Xu hướng gluten free khá phổ biến trong vài năm trở lại đây. Đây là chế độ ăn tránh các món chứa gluten như lúa ḿ, lúa mạch. Kiêng gluten là chế độ hữu ích cho những người không dung nạp gluten hoặc mắc chứng celiac. Tuy nhiên, đối với những người không nhạy cảm, nghiên cứu cho thấy rằng việc cắt bỏ gluten không phải là lựa chọn lành mạnh.
"Các loại ngũ cốc chứa gluten như lúa ḿ nguyên cám, lúa mạch và lúa mạch đen cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị, bao gồm chất xơ, vitamin B và khoáng chất hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Tiêu thụ 2-3 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, béo ph́, bệnh tim và nhiều bệnh khác, do đó không cần phải hạn chế nhóm thực phẩm này nếu bạn không gặp vấn đề bệnh lư", chuyên gia Melissa nói.
Uống nhiều nước
Uống nước là một phần thiết yếu để giữ sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết quy tắc uống 8 cốc nước mỗi ngày không hoàn toàn chính xác. Một số người cần nhiều hơn và một số có thể uống ít hơn, điều này tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động cũng như môi trường sống.
Uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn có thể dẫn đến hạ natri máu, gây nguy hiểm cho cơ thể. "Hăy uống khi khát và ước tính nhu cầu nước của bạn dựa trên màu nước tiểu. Màu vàng nhạt cho biết bạn đă uống đủ nước, màu trong có nghĩa là bạn đang uống quá nhiều và màu vàng sẫm là dấu hiệu cho thấy bạn chưa uống đủ lượng nước cơ thể cần", chuyên gia cho biết và khuyến nghị ngoài uống nước, hăy tăng cường độ ẩm cơ thể thông qua thực phẩm mọng nước như các loại trái cây họ cam quưt, dưa leo, rau xà lách...
Tránh xa ánh nắng mặt trời
Tia UV được biết đến là tác nhân khiến làn da nhanh "xuống cấp", thúc đẩy tốc độ lăo hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu... nên việc chống nắng, che chắn da kỹ lưỡng đóng vai tṛ quan trọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra việc tránh hoàn toàn ánh nắng mặt trời có thể ngăn cơ thể sản xuất vitamin D - một chất thiết yếu cho sức khỏe xương khớp, chức năng miễn dịch và pḥng ngừa bệnh măn tính.
V́ vậy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng cách có thể không gây hại như bạn vẫn nghĩ. Tắm nắng 10-30 phút vài lần một tuần vào khung giờ sáng sớm - khi cường độ tia UV c̣n yếu - có lợi cho quá tŕnh tổng hợp vitamin D.