Theo BBC, tác động lan tỏa của một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ được cảm nhận trên toàn cầu và hầu hết các nhà kinh tế đánh giá rằng tác động này sẽ rất tiêu cực.
Theo BBC, một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ đang được khơi mào sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 104% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 9/4.
Ngày 2/4, Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 34% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, với lư do nhằm đối phó với các rào cản thương mại mà ông cho là không công bằng từ phía Bắc Kinh.
Ngày 4/4, Trung Quốc đáp trả bằng cách áp thuế 34% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
Và ngày 7/4, để đáp lại động thái của Trung Quốc, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thêm 50% thuế lên hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không rút lại mức thuế 34% đă áp đặt trước đó. Như vậy, mức thuế mới của Mỹ với Trung Quốc sẽ lên tới 104% nếu như hai bên không thỏa thuận được.
Trung Quốc tuyên bố sẽ "chiến đấu đến cùng" và coi các biện pháp của Mỹ là "tống tiền".
Vậy cuối cùng th́ xung đột thương mại leo thang như vậy có tác động ǵ đối với nền kinh tế thế giới?
Mỹ - Trung giao dịch thương mại nhiều đến mức nào?
Tổng giá trị giao dịch hàng hóa giữa hai cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới lên tới khoảng 585 tỷ USD vào năm ngoái.
Mỹ nhập khẩu nhiều hơn từ Trung Quốc (440 tỷ USD) so với Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ (145 tỷ USD). Điều đó khiến Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 295 tỷ USD vào năm 2024. Đây là mức thâm hụt thương mại đáng kể, tương đương với khoảng 1% nền kinh tế Mỹ.
Nhưng con số này vẫn thấp hơn con số 1 ngh́n tỷ USD mà Tổng thống Trump liên tục tuyên bố trong tuần này về thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
Ông Trump đă áp đặt mức thuế quan đáng kể đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ḿnh. Các mức thuế quan đó được giữ nguyên và được người kế nhiệm Joe Biden bổ sung thêm.
Cộng lại, các rào cản thương mại đó đă giúp đưa lượng hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc giảm từ 21% tổng lượng hàng nhập khẩu của Mỹ vào năm 2016 xuống c̣n 13% vào năm ngoái.
V́ vậy, sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc về thương mại đă giảm đi trong thập kỷ qua.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng một số hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đă được chuyển hướng qua các nước Đông Nam Á.
Ví dụ, chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ đầu đă áp thuế 30% đối với các tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2018. Sau đó, Bộ Thương mại Mỹ đă đưa ra bằng chứng vào năm 2023 rằng các nhà sản xuất tấm pin mặt trời của Trung Quốc đă chuyển hoạt động lắp ráp của họ sang các quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan, Campuchia… sau đó gửi các sản phẩm hoàn thiện đến Mỹ từ các quốc gia đó, và như vậy về cơ bản là tránh được thuế quan của Mỹ.
Và cũng do đó, các mức thuế đối ứng mới sắp được áp dụng đối với các quốc gia thứ ba nói trên sẽ đẩy giá tại Mỹ của nhiều loại hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc lên cao.
Mỹ và Trung Quốc nhập khẩu những ǵ từ nhau?
Vào năm 2024, danh mục hàng hóa xuất khẩu lớn nhất từ Mỹ sang Trung Quốc là đậu nành - chủ yếu được sử dụng để nuôi khoảng 440 triệu con lợn. Mỹ cũng đă xuất dược phẩm và dầu mỏ đến Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, từ Trung Quốc sang Mỹ, là khối lượng lớn đồ điện tử, máy tính và đồ chơi. Bên cạnh đó là một lượng lớn pin, vốn rất quan trọng đối với xe điện.
Loại hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ từ Trung Quốc là điện thoại thông minh, chiếm 9% tổng số. Một tỷ lệ lớn trong số những chiếc điện thoại thông minh này được sản xuất tại Trung Quốc cho Apple, công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại Mỹ.
Thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm giá trị thị trường của Apple trong những tuần gần đây, với việc giá cổ phiếu của công ty này giảm 20% trong tháng qua.
Tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc này đă trở nên đắt hơn đáng kể đối với người Mỹ do mức thuế 20% mà chính quyền Tổng thống Trump đă áp dụng đối với Bắc Kinh.
Nếu mức thuế tăng lên 100% - đối với tất cả các mặt hàng - th́ tác động có thể lớn hơn gấp 5 lần.
Và hàng nhập khẩu của hàng hoá Mỹ vào Trung Quốc cũng sẽ tăng giá do mức thuế trả đũa của Trung Quốc, cuối cùng sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng Trung Quốc theo cách tương tự.
Nhưng ngoài thuế quan, c̣n có những cách khác để hai quốc gia này cố gắng gây tổn hại cho nhau thông qua thương mại.
Trung Quốc đóng vai tṛ trung tâm trong việc tinh chế nhiều kim loại quan trọng cho ngành công nghiệp, từ đồng và lithium đến đất hiếm. Bắc Kinh có thể đặt ra những rào cản trên con đường đưa những kim loại này đến Mỹ. Đây là điều mà họ đă làm trong trường hợp của hai vật liệu gọi là germani và gali, được quân đội sử dụng trong h́nh ảnh nhiệt và radar.
Về phần ḿnh, Washington có thể t́m cách thắt chặt lệnh phong tỏa công nghệ đối với Trung Quốc do cựu Tổng thống Joe Biden khởi xướng bằng cách khiến Trung Quốc khó nhập khẩu loại vi mạch tiên tiến – vốn rất quan trọng đối với các ứng dụng như trí tuệ nhân tạo - mà nước này vẫn chưa thể tự sản xuất.
Cố vấn thương mại của ông Trump, Peter Navarro, đă gợi ư trong tuần này rằng Mỹ có thể gây áp lực lên các quốc gia khác, như Campuchia, Mexico và Việt Nam, không được giao dịch với Trung Quốc nếu họ muốn tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác như thế nào?
Mỹ và Trung Quốc cùng nhau chiếm một phần lớn trong nền kinh tế toàn cầu, khoảng 43% trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Và c̣n có những hậu quả tiềm tàng khác.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới và đang sản xuất nhiều hơn nhiều so với mức tiêu thụ trong nước của dân số nước này.
Trung Quốc hiện đang có thặng dư hàng hóa gần 1 ngh́n tỷ USD - nghĩa là nước này đang xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn sang các nước khác trên thế giới so với nhập khẩu.
Và Trung Quốc cũng thường sản xuất những hàng hóa đó với giá thấp hơn chi phí sản xuất thực tế do trợ cấp trong nước và hỗ trợ tài chính của nhà nước, như các khoản vay giá rẻ, dành cho các công ty được ưu đăi. Thép là một ví dụ về điều này.
Có nguy cơ là nếu những sản phẩm như vậy không thể vào Mỹ, các công ty Trung Quốc có thể t́m cách "bán phá giá" chúng ra nước ngoài. Mặc dù điều đó có thể có lợi cho một số người tiêu dùng, nhưng nó cũng có thể làm suy yếu các nhà sản xuất ở những quốc gia đe dọa đến việc làm và tiền lương.
Nhóm vận động hành lang ngành thép UK Steel đă cảnh báo về nguy cơ thép dư thừa có khả năng được chuyển hướng sang thị trường Anh. Một cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc đầu tàu sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu khi các hành động bảo hộ leo thang.
Theo các nhà kinh tế, không có người chiến thắng thực sự nào trong một cuộc chiến thương mại. Các quốc gia phải đối mặt với thuế quan mới, bao gồm cả Mỹ. Các quốc gia khác bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua nhu cầu yếu hơn đối với hàng xuất khẩu của chính họ, thông qua chuỗi cung ứng hoặc để ứng phó với tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn. Những tác động này lớn hơn bất kỳ lợi ích tiềm năng nào từ việc chuyển hướng thương mại để tránh thuế quan.
BBC cho rằng, tác động lan tỏa của một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ được cảm nhận trên toàn cầu và hầu hết các nhà kinh tế đánh giá rằng tác động này sẽ rất tiêu cực.
VietBF@ sưu tập
|