Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đă phát triển thành công một robot thân mềm và nhỏ gọn có thể bơi, lướt hoặc ḅ ở độ sâu hơn 10.000 m dưới biển.
Robot biến h́nh cỡ nhỏ dưới biển sâu này, do nhóm nghiên cứu của Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại học Chiết Giang phát triển trong 6 năm. Nhóm nghiên cứu đă lấy cảm hứng từ các kiểu di chuyển của cá dơi và thiết kế một robot đa phương thức có thể bơi, lướt và ḅ ở độ sâu 10.000 mét dưới biển. Nghiên cứu này đă được công bố trên tạp chí Science Robotics hôm 20/3, theo Tân Hoa xă.

Robot biển sâu biến h́nh cỡ nhỏ của Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Bắc Kinh
Hăng thông tấn này c̣n cho biết, ở độ sâu 10.000 mét tại Rănh Mariana, nơi sâu nhất của Trái Đất, áp suất tương đương với một con tê giác nặng một tấn đứng trên móng tay và nhiệt độ gần với điểm đóng băng. Trước đây, các robot dưới biển sâu có thể tiếp cận được nơi này chủ yếu là các tàu ngầm cứng lớn nặng tới vài tấn. Giờ đây, một robot nhỏ gọn dài chưa đến 50 cm và chỉ nặng 1.500 gram đă đến được “vùng cấm” đối với những chú robot nhỏ, giúp mang đến nhiều khả năng hơn cho việc thám hiểm biển sâu.
Nhóm chuyên gia đă chế tạo robot với các bộ truyền động, một bộ vi điều khiển, pin và ḷ xo hợp kim ghi nhớ h́nh dạng. Robot có chân để ḅ, vây đuôi đối xứng để bơi và vây ngực có thể gấp gọn để lướt trong nước. Robot thay đổi chế độ di chuyển bằng cách cử động chân và thu lại vây. Nhờ khả năng thích ứng, nó có thể di chuyển hiệu quả qua nhiều địa h́nh dưới nước.
Hiện tại, nhóm đang nghiên cứu theo hướng “Robot linh hoạt dưới biển sâu + AI”, tập trung vào việc cải thiện sức bền và hiệu quả di chuyển của các robot biển sâu cỡ nhỏ, hiện thực hóa phạm vi thăm ḍ và giám sát biển sâu rộng hơn, đồng thời cung cấp các giải pháp trong khai thác tài nguyên, khai quật khảo cổ và giám sát môi trường biển.
VietBF@ sưu tập