Nga coi Hiến pháp Ukraine là 'trở ngại' đối với những nỗ lực ḥa b́nh do các quy định không cho phép thay đổi t́nh trạng lănh thổ.
Chia sẻ với hăng thông tấn Tass hôm 19/3, Thư kư Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu cho hay: "Đối với Ukraine, chướng ngại vật chính là Hiến pháp. Hiến pháp Ukraine cấm mọi cuộc đàm phán liên quan đến việc thay đổi lănh thổ".
Bán đảo Crưm đă sáp nhập vào lănh thổ Nga vào năm 2014. Sau đó, 4 vùng Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine cũng đă sáp nhập vào lănh thổ Liên bang Nga sau trưng cầu dân ư hồi tháng 9/2022.

Thư kư Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu. Ảnh: Tass
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định sẽ từ chối công nhận các khu vực nói trên thuộc Nga trong mọi cuộc đàm phán ḥa b́nh và Kiev xem đây là "ranh giới đỏ" không thể vượt qua.
Hiến pháp Ukraine quy định "lănh thổ của Ukraine trong biên giới hiện tại là không thể chia cắt và bất khả xâm phạm".
Hồi đầu tuần này, trang tin Semafor của Mỹ đưa tin chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc công nhận bán đảo Crưm thuộc lănh thổ Nga trong các thỏa thuận trong tương lai nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa xác nhận thông tin này.
Ngoài ra, ông Shoigu c̣n nhắc tới "tính hợp pháp quyền lực" là một trở ngại khác đối với các cuộc ḥa đàm ở Ukraine. Tuyên bố của Ngoại trưởng Nga nhắc lại lập trường lâu nay của Moscow xem ông Zelensky không c̣n là Tổng thống hợp pháp của Ukraine.
Ông Zelensky được bầu làm Tổng thống Ukraine vào năm 2019 và nhiệm kỳ đă kết thúc vào tháng 5/2024. Tuy nhiên, do đang trong t́nh trạng thiết quân luật nên nước này không tổ chức bầu cử quốc hội và tổng thống theo luật hiện hành.
Tổng thống Zelensky cũng chưa tiết lộ liệu ông có tái tranh cử hay không do vẫn đang tập trung vào cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine. Ông Zelensky cho biết, bầu cử sẽ được tổ chức sau khi kư kết thỏa thuận ḥa b́nh và thiết quân luật được dỡ bỏ. Tuy nhiên, ông mới đây đă gia hạn t́nh trạng thiết quân luật và huy động quân đến ngày 9/5.