Sau cuộc đấu khẩu giữa ông Trump - Zelensky ở Nhà Trắng, các lănh đạo châu Âu thúc giục Tổng thống Ukraine xin lỗi và nhanh chóng t́m cách xoa dịu Mỹ.
Vài giờ sau cuộc đấu khẩu nảy lửa tại Pḥng Bầu dục ở Nhà Trắng cuối tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bay tới London và được người dân Anh reo ḥ chào đón. Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng đă ôm chào đón lănh đạo Ukraine.
Tuy nhiên, khi cả hai vào cuộc họp riêng bên trong số 10 Phố Downing, ông Starmer đă gửi thông điệp nghiêm túc tới ông Zelensky rằng đă đến lúc phải xoa dịu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Starmer thúc giục lănh đạo Ukraine tập trung vào mục tiêu khiến ông Trump đối đầu với Moskva, chứ không phải Kiev, theo các quan chức am hiểu cuộc nói chuyện.
"Chúng tôi đă bảo ông ấy hăy tập trung vào mục tiêu đó", một quan chức Anh kể.

Từ trái qua phải: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Anh Keir Starmer, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại London ngày 2/3. Ảnh: Zuma Press
Trọng tâm bất đồng giữa ông Zelensky và ông Trump là vấn đề ḷng tin. Ukraine từ lâu nhấn mạnh rằng họ chỉ có thể ngừng bắn với Nga nếu chắc chắn nhận được các đảm bảo an ninh từ đồng minh phương Tây. Với Ukraine, những đảm bảo đó rất quan trọng để ngăn nguy cơ Nga phát động chiến dịch mới sau thời gian ngừng giao tranh và củng cố lực lượng.
Tuy nhiên, với Nhà Trắng, tất cả những ǵ cần đảm bảo là thỏa thuận về quyền khai thác khoáng sản ở Ukraine mà ông Trump thúc đẩy. Thỏa thuận sẽ cho Nga thấy Mỹ đang có lợi ích đáng kể tại Ukraine. Washington lập luận rằng Moskva sẽ không vi phạm thỏa thuận mà họ đạt được với ông Trump.
Các đồng minh châu Âu hiểu rằng mối quan hệ rạn nứt giữa Mỹ và Ukraine sẽ là rủi ro rất lớn. Thủ tướng Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă dành nhiều tuần để gặp gỡ và điện đàm với lănh đạo Mỹ, khéo léo thuyết phục ông Trump rằng không nên để Nga có thể vị thế lấn át Ukraine trong các cuộc đàm phán ḥa b́nh.
Tuy nhiên, cuộc đấu khẩu giữa ông Zelensky và lănh đạo Mỹ ở Nhà Trắng đă khiến nỗ lực của các đồng minh đổ vỡ. Các lănh đạo châu Âu nhận thấy rằng họ cần phải gây sức ép với Ukraine, đánh dấu sự thay đổi chiến thuật cho phép Kiev tự quyết định tương lai của họ.
Tại London, ông Zelensky đă đến Lancaster House, hội trường dát vàng ở trung tâm thủ đô Anh, nơi quan chức từ khoảng 18 quốc gia đă nhóm họp để bày tỏ ủng hộ với Ukraine. Người châu Âu muốn đảm bảo ông Zelensky hiểu vị thế đàm phán của Ukraine đă yếu hơn nhiều sau cuộc đấu khẩu ở Nhà Trắng và Kiev sẽ thua thiệt nếu ông bị coi là kẻ thù số một tại Washington.
Sau khi ông Zelensky họp với Thủ tướng Starmer và Tổng thống Macron tại Lancaster House, ư tưởng về một đề xuất thỏa hiệp bắt đầu xuất hiện. Trong đó, Ukraine sẽ chấp nhận lệnh ngừng bắn sơ bộ trong 30 ngày mà không yêu cầu các đảm bảo an ninh trước. Tiếp theo sẽ là các bước xây dựng ḷng tin để hướng tới lệnh ngừng bắn lâu dài và cuối cùng là cuộc đàm phán ḥa b́nh.
Các lănh đạo Anh, Pháp đă thúc giục ông Zelensky xin lỗi Tổng thống Mỹ và tư vấn cho ông cách tốt nhất để làm điều đó.
Nhưng mọi thứ thường sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi được cải thiện. Mỹ ngày 4/3 thông báo đóng băng viện trợ quân sự cũng như hỗ trợ thông tin t́nh báo cho Ukraine.
Theo lời khuyên của Anh và Pháp, ông Zelensky đă lập tức gửi thông điệp xin lỗi công khai trước khi ông Trump có bài phát biểu trước quốc hội Mỹ cùng ngày. Lănh đạo Ukraine nói rằng Kiev sẵn sàng kư thỏa thuận khoáng sản và thừa nhận cuộc họp tại Pḥng Bầu dục đă không diễn ra như kế hoạch.
"Thật đáng tiếc khi mọi việc diễn ra như vậy", ông viết trên X, giọng điệu mà các nhà quan sát nhận xét giống với phong cách ngoại giao của Anh.
Lănh đạo Ukraine gửi riêng một lá thư cho ông Trump. Các quan chức Mỹ sau đó cho biết ông Zelensky đă xin lỗi về cuộc đấu khẩu tại Nhà Trắng. Ông Trump cũng thông báo về lá thư khi phát biểu trước quốc hội.
"Tôi nghĩ đó là một bước đi quan trọng. Đă có rất nhiều cuộc thảo luận giữa các nhóm của chúng tôi với Ukraine và châu Âu liên quan tới cuộc đấu khẩu đó", Steve Witkoff, đặc phái viên của ông Trump, nói với Fox News.
Giây phút Tổng thống Zelensky, Tổng thống Trump và Phó tổng thống JD Vance đấu khẩu. Video: CNN
Trọng tâm của châu Âu sau đó là t́m ra những ǵ cần làm để Mỹ gỡ lệnh đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông Starmer đă cử cố vấn an ninh quốc gia Anh Jonathan Powell đến Kiev để thảo luận với Ukraine về các nhượng bộ trước cuộc họp quan trọng của hai phái đoàn Ukraine và Mỹ tại Arab Saudi ngày 11/3.
Powell, người từng giúp thúc đẩy tiến tŕnh ḥa b́nh ở Bắc Ireland dưới thời thủ tướng Tony Blair, đă gặp chánh văn pḥng tổng thống Ukraine Andriy Yermak trong một căn pḥng không cửa sổ.
Hai người cùng soạn thảo đề xuất cho thỏa thuận ban đầu để tŕnh bày với Mỹ trước cuối tuần đó, gồm hai điểm chính là phạm vi lệnh ngừng bắn và các biện pháp xây dựng ḷng tin nhằm mở đường cho đàm phán ḥa b́nh chính thức.
Về phạm vi lệnh ngừng bắn, Pháp, Anh và Đức ban đầu cùng với Ukraine soạn thảo đề xuất chấm dứt mọi hành động tấn công trên không, trên biển và nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng trong 30 ngày. Đề xuất này loại trừ lệnh ngừng bắn trên bộ v́ sẽ khó có thể giám sát hiệu quả những ǵ xảy ra dọc tiền tuyến dài gần 1.300 km của cuộc chiến.
Tuy nhiên, Nhà Trắng muốn dừng giao tranh hoàn toàn, gồm cả hoạt động quân sự trên bộ. Trong cuộc gặp với Powell, Ukraine đă đồng ư với yêu cầu này. Hai bên cũng nhất trí về danh sách các bước đi mà Ukraine và Nga có thể thực hiện để ngừng giao tranh, như trao đổi tù binh và trẻ em Ukraine được đưa tới Nga trong xung đột.
Sau 8 giờ đàm phán tại Arab Saudi, phái đoàn Mỹ và Ukraine nhất trí ra tuyên bố chung, trong đó Kiev cam kết chấp nhận đề xuất ngừng bắn 30 ngày được Washington đưa ra. Đổi lại, Mỹ đồng ư dỡ bỏ ngay lập tức lệnh đóng băng viện trợ quân sự và t́nh báo với Ukraine.
Ông Yermak cho biết sau cuộc họp rằng "cả thế giới sẽ thấy" liệu Nga có muốn ḥa b́nh hay không. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nói "quả bóng hiện ở trong sân của Nga".
Tổng thống Putin sau đó nói rằng Nga "nhất trí với những đề xuất nhằm kết thúc xung đột" nhưng cũng đặt ra nhiều điều kiện mà theo giới chuyên gia là có khả năng làm tŕ hoăn tiến tŕnh đàm phán, hoặc khiến triển vọng ngừng giao tranh trở nên bất khả thi.
Cả Mỹ lẫn châu Âu đều tỏ ra thất vọng với câu trả lời của phía Nga. Trong khi Tổng thống Trump muốn gặp trực tiếp hoặc điện đàm với ông Putin để làm rơ thêm về đề xuất ngừng bắn, các nước châu Âu đă họp trực tuyến vào sáng 15/3 theo đề xuất của Thủ tướng Anh Starmer để thảo luận các biện pháp đảm bảo an ninh cho Ukraine.
"Nga không tạo ấn tượng rằng họ thực sự mong muốn ḥa b́nh, họ muốn giành được mọi thứ rồi mới đàm phán", Tổng thống Macron nói tại sự kiện. "Nga phải có phản ứng rơ ràng. Chúng ta cũng phải phối hợp cùng Mỹ gây những áp lực rơ ràng với Nga nhằm đạt lệnh ngừng bắn".
VietBF@sưu tập