Lực lượng SDF do người Kurd lănh đạo cho rằng hiến pháp mới trao quá nhiều quyền lực vào tay Tổng thống lâm thời Al-Sharaa và không đại diện cho lợi ích của toàn thể người dân Syria.
Lực lượng người Kurd ở Syria phản đối hiến pháp mới
The NewArab đưa tin, lực lượng người Kurd ở Syria đă bác bỏ hiến pháp mới được Tổng thống lâm thời của nước này Ahmed al-Sharaa kư thành luật trong tuần này. Lực lượng người Kurds đánh giá, hiến pháp trên sẽ mở đường cho một hệ thống kiểm soát độc đoán.
Tuyên bố về hiến pháp mới của ông Sharaa đưa ra khuôn khổ hiến pháp cho giai đoạn 5 năm chính phủ mới Syria lănh đạo đất nước, từ thời điểm chính phủ của cựu Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Hiến pháp mới này được soạn thảo trong ṿng chưa đầy 2 tuần sau Hội nghị Đối thoại toàn quốc diễn ra hồi tháng 2.
Trong một tuyên bố vào hôm 14/3, Hội đồng Dân chủ Syria (SDC) - nhánh chính trị của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lănh đạo đă lên án mạnh mẽ tài liệu này, cho rằng hiến pháp không đại diện cho xă hội đa dạng của Syria và cảnh báo quyền lực tập trung quá nhiều vào Tổng thống lâm thời Sharaa.
SDC cho biết trong một tuyên bố: "Dự thảo này tái hiện chế độ độc đoán theo một h́nh thức mới, củng cố quyền lực trung ương và trao cho cơ quan hành pháp những quyền lực tuyệt đối, đồng thời hạn chế hành động chính trị và đóng băng việc thành lập các đảng phái."
"Bất kỳ tuyên bố hiến pháp nào cũng phải là sản phẩm của sự đồng thuận thực sự của toàn quốc, chứ không phải là sản phẩm do một đảng áp đặt", tuyên bố chỉ ra thêm. "Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc xây dựng lại chế độ như thế này."
Việc người Kurd bác bỏ hiến pháp diễn ra bất chấp những dấu hiệu cho thấy sự xích lại gần nhau giữa chính quyền trung ương và SDF, lực lượng vẫn đ̣i duy tŕ quyền tự chủ khỏi Damascus kể từ khi chế độ Assad sụp đổ.
Lực lượng dân quân do người Kurd lănh đạo đă đồng ư sáp nhập với chính phủ mới của nước này hôm 10/3.

Các điểm đáng chú ư trong hiến pháp của chính phủ mới ở Syria
Văn bản hiến pháp mới được công bố bốn tháng sau khi lực lượng do nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lănh đạo lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad.
Chính quyền mới đă băi bỏ hiến pháp dưới thời ông Assad và vào cuối tháng 1, Tổng thống lâm thời kiêm cựu lănh đạo lực lượng HTS Ahmmed al-Sharaa đă hứa sẽ ban hành hiến pháp làm "tài liệu tham khảo pháp lư" trong thời kỳ chuyển tiếp của đất nước.
Văn bản hiến pháp này coi sự phân chia quyền lực là nền tảng của hiến pháp đất nước trong 5 năm tới nhưng đồng thời trao cho tổng thống quyền lực rộng lớn đối với cơ quan lập pháp và tư pháp.
Theo khuôn khổ của hiến pháp mới, ông Al-Sharaa có thể đề xuất, phủ quyết luật và gây ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn các nhà lập pháp trong quốc hội. Ông cũng sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn cả bảy thẩm phán tại Ṭa án Hiến pháp, dẫn đến lo ngại về tính độc lập của ngành tư pháp.
Văn bản hiến pháp này cũng đề cao Hồi giáo thành "nguồn chính của luật pháp", và giống như các hiến pháp trước đây của Syria, yêu cầu tổng thống phải là người Hồi giáo.
Tuy nhiên, những tham chiếu đến tôn giáo đă gây ra mối quan ngại giữa các nhóm người ở Syria, đặc biệt là những nhóm thiểu số. Nhà b́nh luận người Syria Rami Jarrah gọi đó là "sự thay đổi cơ bản" sẽ đưa Syria "từ một nhà nước dân sự sang một nhà nước Hồi giáo".
Đầu tháng 3, ông Al-Sharaa đă bổ nhiệm ủy ban gồm chuyên gia để soạn thảo hiến pháp dựa trên kết quả của Đối thoại quốc gia, hành động này vốn bị chỉ trích v́ không bao gồm các nhóm thiểu số.
Tổng thống lâm thời Syria ca ngợi bản hiến pháp là đánh dấu cho sự khởi đầu của "lịch sử mới" ở đất nước, khẳng định mọi công dân đều b́nh đẳng trước pháp luật. Hiến pháp mới được cho là đảm bảo quyền của phụ nữ, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí.
Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Syria, Geir Pedersen, hoan nghênh hiến pháp này và bày tỏ hy vọng rằng nó sẽ tạo thành "khuôn khổ pháp lư vững chắc cho một quá tŕnh chuyển đổi ḥa b́nh, toàn diện và thực sự đáng tin cậy".
VietBF@ Sưu tập