U năo là một trong những bệnh lư thần kinh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc.
Với hơn 150 loại khác nhau đă được xác định, u năo có thể lành tính hoặc ác tính, gây ra nhiều biến chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ phát triển, theo trang Cleveland Clinic.
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây u năo, nhưng một số yếu tố nguy cơ được ghi nhận bao gồm:

Một số triệu chứng phổ biến của u năo bao gồm: Đau đầu dai dẳng, co giật, rối loạn trí nhớ và ngôn ngữ
Ảnh: AI
Yếu tố di truyền
Một số người có thể mang đột biến di truyền liên quan đến u năo, chẳng hạn như: hội chứng Neurofibromatosis (NF1, NF2), hội chứng Turcot (APC gene), hội chứng Li-Fraumeni (TP53 gene), hội chứng Gorlin (PTCH gene). Tuy nhiên, chỉ khoảng 5-10% các ca u năo có liên quan đến di truyền.
Tác nhân môi trường
Một số tác nhân bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u năo, bao gồm:
Phơi nhiễm bức xạ: Tiếp xúc với liều cao từ X-quang hoặc điều trị ung thư trước đó có thể gây tổn thương ADN trong tế bào năo.
Hóa chất độc hại: Một số hóa chất trong môi trường làm việc hoặc sinh hoạt có thể liên quan đến sự phát triển của khối u.
Nhiễm virus: Một số nghiên cứu cho thấy các loại virus nhất định có thể làm tăng nguy cơ u năo, nhưng chưa có kết luận chắc chắn.
Triệu chứng của u năo
Triệu chứng của u năo phụ thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ phát triển của khối u. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm: Đau đầu dai dẳng, co giật, rối loạn trí nhớ và ngôn ngữ, thay đổi tính cách, yếu hoặc liệt cơ, rối loạn thị giác và thính giác, buồn nôn và nôn.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán kịp thời.
Phương pháp điều trị u năo
Việc điều trị u năo phụ thuộc vào loại khối u, vị trí, kích thước và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Phẫu thuật. Đây là phương pháp ưu tiên cho các trường hợp có thể loại bỏ khối u mà không gây tổn hại nghiêm trọng đến mô năo xung quanh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật tỉnh táo, giúp bệnh nhân phản ứng trong quá tŕnh phẫu thuật để bảo vệ các chức năng quan trọng.
Xạ trị. Dùng tia X liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc thu nhỏ khối u.
Hóa trị. Dùng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào u năo. Hóa trị có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi hoặc rụng tóc.
Liệu pháp miễn dịch. Kích thích hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.
Dùng thuốc. Dùng thuốc đặc hiệu để tấn công các tế bào ung thư mà không gây hại đến tế bào khỏe mạnh.
Theo dơi chủ động. Với các khối u nhỏ, không gây triệu chứng, bác sĩ có thể theo dơi định kỳ thay v́ can thiệp ngay.
VietBF@sưu tập