Cùng với việc xoa dịu Ukraine về vấn đề lănh thổ, Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine và Liên bang Nga đă vạch chiến lược tiềm năng nhằm “bẻ găy xương sống kinh tế” của Liên bang Nga như Mỹ đă làm với Iran.

Trên mạng xă hội X ngày 15/2/2025, ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine và Liên bang Nga cho biết Washington đang tăng cường các cuộc thảo luận với các nhà lănh đạo Ukraine về những nỗ lực nhằm xây dựng một nền ḥa b́nh lâu dài. Cùng ngày, ông đă có các cuộc trao đổi hiệu quả với Chánh văn pḥng Tổng thống Ukraine AndriyYermak tại Munich, thảo luận các mục tiêu thúc đẩy lợi ích quốc gia của Mư và Ukraine. Ảnh: Keith Kellogg/X
Trong quá tŕnh đàm phán, Liên bang Nga phải từ bỏ một số tuyên bố chủ quyền lănh thổ cũng như cam kết không sử dụng vũ lực trong tương lai. Ngoài ra, có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn và thực hiện các bước để cắt đứt liên minh của Liên bang Nga với các quốc gia khác.
Theo hăng thông tấn nhà nước Ukraine (Ukrinform), ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine và Liên bang Nga, đă phát biểu như vậy tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) vào ngày 15/2.
“Theo tôi, Liên bang Nga cần phải có những nhượng bộ về lănh thổ”, ông Kellogg nói khi được hỏi về những nhượng bộ mà Liên bang Nga nên thực hiện. Ông cho rằng một số điều trong đó hoàn toàn khả thi nhưng không nêu rơ chi tiết.
Trước đó vào ngày 12/2, khi tham dự cuộc họp đầu tiên của Nhóm liên lạc quốc pḥng Ukraine, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth đă gây chú ư với những phát biểu đi ngược lại quan điểm mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng khẳng định.
Trong tuyên bố của ḿnh, hăng tin ABC News cho biết ông Hegseth nhấn mạnh rằng việc giành lại toàn bộ lănh thổ Ukraine mà quân đội Nga đang kiểm soát là một mục tiêu "không thực tế", đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm kết thúc xung đột bằng biện pháp ngoại giao.
"Máu phải dừng lại và cuộc chiến này phải kết thúc", Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ phát biểu, và cho biết đây là một trong những mô tả chi tiết nhất về thỏa thuận ḥa b́nh Ukraine-Nga được chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump đề ra.
Ông nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Trump là chấm dứt chiến tranh và thiết lập ḥa b́nh lâu dài. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ đă nhấn mạnh những điều này tại cuộc họp Nhóm liên lạc quốc pḥng Ukraine do phía Anh chủ tŕ. Đây cũng đánh dấu việc lần đầu tiên nhóm này tổ chức họp mà không phải do Mỹ chủ tŕ điều hành.
Ông Hegseth khẳng định Tổng thống Trump có ư định chấm dứt cuộc xung đột bằng biện pháp ngoại giao, đưa cả Nga và Ukraine vào bàn đàm phán. "Chúng tôi sẽ chỉ chấm dứt cuộc chiến tàn khốc này và thiết lập một nền ḥa b́nh lâu dài bằng cách kết hợp sức mạnh của đồng minh với đánh giá thực tế về chiến trường", ông nhấn mạnh thêm.
Quan điểm trên của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ đối lập với những ǵ chính quyền Kiev tuyên bố, vốn khẳng định mục tiêu giành lại tất cả các vùng lănh thổ Ukraine, dù bằng con đường quân sự hay ngoại giao, dựa trên biên giới quốc tế được công nhận vào năm 1991.
Trở lại với Hội nghị An ninh Munich, trong phát biểu hôm 15/2, Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine và Liên bang Nga cũng đề xuất rằng thỏa thuận này liên quan tới vấn đề Ukraine có thể bao gồm cam kết từ Moskva về việc kiềm chế không sử dụng vũ lực trong tương lai.
Ông Kellogg cũng lưu ư rằng Mỹ sẽ làm việc để cắt đứt liên minh của Liên bang Nga với Triều Tiên, Iran và Trung Quốc, những liên minh mà theo ông đă không tồn tại cách đây bốn năm, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine và Liên bang Nga cho rằng việc siết chặt các lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga có thể tác động đáng kể đến hành vi của nước này.
“Điều ǵ đang thúc đẩy Liên bang Nga? Thực tế, đây là một quốc gia sống dựa vào dầu mỏ – 70% nguồn tài chính mà họ sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến này đến từ dầu mỏ, khí đốt. Phần lớn số dầu này đang được vận chuyển qua ‘hạm đội bóng tối’ và 70% trong số đó đi qua vùng Baltic”, ông Kellogg nói.
Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine và Liên bang Nga nhấn mạnh rằng hiện tại, mức độ trừng phạt đối với Liên bang Nga đang ở mức 6 trên thang điểm 10, trong khi mức độ thực thi chỉ khoảng 3. Ông Kellogg cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ “bẻ găy xương sống kinh tế” của Liên bang Nga, và Mỹ đă từng làm điều tương tự trước đây, đặc biệt là với Iran.
Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine và Liên bang Nga cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và việc các quốc gia thành viên tăng đóng góp quốc pḥng lên hơn 2% GDP.
VietBF@sưu tập