Theo như chính quyên tổng thống Mỹ donald Trump đ̣i Liên Âu phải tham gia tích cực để thực hiện kế hoạch ḥa b́nh cho Ukraina do Nhà Trắng và điện Kremlin phối hợp soạn ra, sau khi có cuộc điện đàm giữa tổng thống Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây về Ukraina,khiến Kiev chỉ được thông báo muộn màng về cuộc điện đàm này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh ngày 13/02/2025. AP - Ben Curtis
Bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Mỹ
Ngày 12/02/2025 tổng thống Mỹ và Nga điện đàm, đồng ư khởi động « ngay lập tức đàm phán » về Ukraina. Lănh đạo hai nước sẽ trực tiếp gặp nhau « trong tương lai không xa », t́m kiếm một giải pháp « lâu dài » cho quốc gia châu Âu mà Matxcơva đă đưa quân sang xâm lược từ tháng 02/2022. Donald Trump nhận lời sẽ viếng thăm nước Nga và mời Vladimir Putin tham quan Nhà Trắng. Washington mong muốn Nga quay lại khối 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
Tuyệt nhiên tổng thống Hoa Kỳ không đả động đến Liên Âu và cũng đă muộn màng nh́n nhận « Ukraina sẽ có tiếng nói trong tiến tŕnh đàm phán ».
Trên kênh truyền h́nh có khuynh hướng bảo thủ Newsmax, tổng thống Mỹ thứ 47 nhắc lại phát biểu của bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Pete Hegseth, nhân cuộc họp đầu tiên của ông với các đối tác châu Âu tại Bruxelles, trụ sở của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương : Washington xua tan hy vọng Ukraina t́m lại toàn bộ lănh thổ như trước 2014, tức là trước khi Nga chiếm bán đảo Crimée và đưa ra lập trường của Matxcơva : « Nga đă mất nhiều xương máu tại một số vùng lănh thổ của Ukraina ». Không biết căn cứ vào thống kê nào, tổng thống Mỹ nói đến một cuộc xung đột làm « hàng triệu người chết » ở Ukraina !
Hai gáo nước lạnh
Vào lúc tại Washington thông báo về cuộc điện đàm với tổng thống Nga, Vladimir Putin th́ tại Bruxelles tân bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ vừa dội cho Ukraina 2 gáo nước lạnh và thẳng thừng tuyên bố an ninh lâu dài cho Ukraina thuộc về trách nhiệm của châu Âu.
Pete Hegseth : « Giống như quư vị, chúng tôi cũng muốn Ukraina là một quốc gia có chủ quyền và thịnh vượng. Nhưng chúng ta phải bắt đầu bằng việc chấp nhận rằng t́m lại đường biên giới như trước thời kỳ 2014 cho Ukraina là một mục tiêu không thực tế. Theo đuổi mục đích này chỉ nhằm kéo dài chiến tranh và đau khổ. Một nền ḥa b́nh lâu dài cho Ukraina phải kèm theo những bảo đảm vững chắc về mặt an ninh để quốc gia này không phải đối mặt với chiến tranh thêm một lần nữa. Trong khuôn khổ một thỏa thuận ḥa b́nh, Mỹ không nghĩ rằng kết nạp Ukraina vào NATO là điều có thể thực hiện. Quân đội các nước châu Âu và ngoài khối này sẽ có trách nhiệm bảo đảm an ninh cho Ukraina (…) Để mọi việc được rơ ràng : bảo đảm an ninh cho Ukraina dưới h́nh thức nào đi chăng nữa, th́ Hoa Kỳ cũng sẽ không triển khai quân sang Ukraina ».
Tại Kiev, ngày 12/02/2025 Scott Bessent, bộ trưởng Tài Chính Mỹ hội kiến tổng thống Zelensky để tŕnh bày về một thỏa thuận « hợp tác kinh tế » theo tinh thần đổi viện trợ của Mỹ lấy đất hiếm của Ukraina. Đến dự Hội Nghị An Ninh tại Munich, tổng thống Ukraina cho biết ông đă không kư kết vào văn bản này.
Putin đạt được tất cả những ǵ mong muốn
Nh́n nhận Nga đă mở rộng bờ cơi trên lănh thổ Ukraina, cam kết Kiev không bao giờ được gia nhập NATO và lính Mỹ sẽ không hiện diện ngay sát cạnh biên giới của Nga : John Bolton, nguyên cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu, coi đây là « một sự đầu hàng » trước khi Hoa Kỳ tiến hành đàm phán với Vladimir Putin. Thông tín viên RFI David Thomson từ Miami, tường tŕnh :
« Từ khi đánh chiếm nước láng giềng Ukraina, Vladimir Putin là mục tiêu trừng phạt và bị cộng đồng quốc tế, mà đứng đầu là Mỹ, cô lập. Hiện tại, lính Nga trên chiến trường Ukraina vẫn bị tấn công bằng vũ khí và đạn dược mà Hoa Kỳ đă viện trợ cho quân đội Ukraina. Nhưng Donald Trump đang làm thay đổi t́nh huống này. Trong ba tuần từ khi trở lại Nhà Trắng, Trump làm điều trái ngược hoàn toàn so với người tiền nhiệm.
Trong suốt ba năm Joe Biden dứt khoát từ chối đối thoại với Vladimir Putin, nhưng Donald Trump th́ đă điện đàm với chủ nhân điện Kremlin trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Ông hài ḷng về cuộc đối thoại và đánh giá là ‘rất tích cực’ để khởi động ‘ngay lập tức’ đàm phán về Ukraina. Tổng thống Trump khẳng định ‘đang tiến bước trên con đường ḥa b́nh. Tổng thống Putin muốn ḥa b́nh, tổng thống Zelensky muốn ḥa b́nh. Tôi muốn ḥa b́nh. Donald Trump hy vọng đạt được một lệnh hưu chiến trong tương lai không xa.
Lănh đạo Nhà Trắng thậm chí c̣n mời Vladimir Putin viếng thăm Hoa Kỳ sau khi chủ nhân điện Kremlin mời ông Trump công du nước Nga. V́ chiến tranh Ukraina, Vladimir Putin bị coi là một kẻ bất hảo, nhưng nhờ tổng thống Mỹ, ông vừa t́m lại vị trí là một đối tác chính đáng. Donald Trump điện đàm với Vladimir Putin trước rồi mới nói chuyện với Volodymyr Zelensky sau.
Về kế hoạch chấm dứt chiến tranh Ukraina của tổng thống Hoa Kỳ, nhiều nhà b́nh luận Mỹ đă coi đây là một thắng lợi của ông Putin. ‘Tổng thống Trump đă đầu hàng trước Putin trước khi khởi động đàm phán’. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, John Bolton, đă đánh giá như trên vào lúc mà tại Bruxelles bộ trưởng Quốc Pḥng Pete Hegseth dội cho Ukraina một gáo nước lạnh qua tuyên bố ‘t́m lại các đường biên giới cho Ukraina như trước hồi 2014 là mục tiêu không thực tế’. Hoa Kỳ cũng đă loại bỏ khả năng để cho Ukraina gia nhập NATO. Ông Bolton kết luận : ‘đó là tất cả những ǵ Putin mong muốn’. Cứ như thể là kế hoạch về Ukraina hoàn toàn do chính điện Kremlin tự soạn thảo ».
Châu Âu bấn loạn v́ tổng thống Mỹ « xé lẻ » : Kiev và Bruxelles lo lắng Washington và Matxcơva đàm phán về một hiệp định ḥa b́nh « trên lưng Ukraina », Liên Âu sẽ chỉ là những người « thực hiện » kế hoạch được Nhà Trắng và điện Kremlin phối hợp nhịp nhàng. Đây là hồ sơ nhậy cảm nhất của Hội Nghị An Ninh Munich từ 14-16/02/2025.
Tham vọng to lớn giải trừ hạt nhân : Thượng đỉnh Mỹ - Nga -Trung
Một thay đổi khác trong đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ liên quan đến hồ sơ hạt nhân. Hôm 13/02/2025 tổng thống Trump bất ngờ thông báo ư định khôi phục các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga và cả với Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo tổng thống Hoa Kỳ cao hứng đề nghị « Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng giảm 50 % ngân sách quốc pḥng ».
« Hăy để mọi chuyện tạm lắng xuống. Khi tôi rời chính quyền, không có vấn đề ở Trung Đông. Putin cũng sẽ không bao giờ làm điều đă xảy ra. Rồi tôi trở lại (Nhà Trắng) và như thể là thế giới nay đang nổ tung. Do vậy một khi dàn xếp xong, tôi muốn có một cuộc họp đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập, với tổng thống Nga Putin và tôi sẽ đề nghị cùng nhau mỗi bên hăy cắt giảm một nửa ngân sách quân sự. Chúng ta có thể làm được chuyện này và tôi nghĩ là chúng ta có thể thực hiện được ».
Phản ứng của Bắc Kinh có lẽ hiện không như Nhà Trắng mong đợi, khi Bắc Kinh đ̣i Washington hăy đi bước trước để làm gương.
Hai đ̣n thuế mới của Donald Trump
Trên mặt trận thương mại, không biết kết quả đến đâu, nhưng gần như mỗi ngày Donald Trump lại mở thêm một mặt trận mới. Trong tuần Nhà Trắng tung ra hai đ̣n : tăng 25 % thuế nhôm thép nhắm vào toàn thế giới, và biện pháp « thuế đối ứng » cũng nhắm vào toàn cầu. Ngay từ trước khi ông trùm địa ốc New York Donald Trump nhậm chức, nhiều quốc gia hối hả gửi phái đoàn đại diện đến dinh thự riêng của ông ở bang Florida để « nắm bắt t́nh h́nh ». Riêng Nhật Bản và Ấn Độ hai nền kinh tế thứ 3 và thứ 5 toàn cầu, thủ tướng Shigeru Ishiba và Narendra Modi là 2 trong số 4 vị thượng khách nước ngoài đầu tiên được tổng thống Donald Trump tiếp tại Nhà Trắng. Cả hai đă tạm yên tâm ra về với cảm tưởng là đă thuyết phục được lănh đạo Nhà Trắng về những thiện chí của cả Tokyo lẫn New Delhi.
Nhật Bản và Ấn Độ cùng cam kết « đầu tư ồ ạt » vào Mỹ, mua thêm năng lượng, vũ khí … của Hoa Kỳ để thu hẹp thâm hụt mậu dịch với Mỹ. Trả lời đài RFI Tiếng Việt Olivier Guillard, Viện Nghiên Cứu Địa Chính Trị Ứng Dụng IEGA, giám đốc thông tin cơ quan tư vấn CRISIS24 nhấn mạnh đến mối quan hệ cá nhân tốt đẹp của Narendra Modi với Donald Trump và nhất là sự khéo léo trong cách cư xử của thủ tướng Ấn Độ.
Olivier Guillard : « Chuyến viếng thăm này mang ư nghĩa quan trọng đối với cả hai bên, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là châu Á lo ngại trước sự kiện khá mới mẻ là tân chính quyền Mỹ sử dụng chính sách ngoại giao và an ninh như một công cụ uy hiếp thế giới. Trump bắt các quốc gia khác đóng góp cho nền kinh tế của Hoa Kỳ dưới t h́nh thức này hay h́nh thức khác. Đây là một điều khá mới mẻ và gây hoang mang cho cộng đồng quốc tế. Vừa tỏ ra khiêm tốn vừa đưa ra những đề nghị mà ông biết chắc là dễ được chính quyền Washington ủng hộ, thủ tướng Narendra Modi có thể yên tâm ra về với ư tưởng trong ngắn hạn quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ tiến triển khá tốt ».