CHÀO MỪNG KỶ NGUYÊN MỚI, HỘ CHIẾU VIỆT NAM LẠI TIẾP TỤC TỤT BẬC
Theo công bố từ Chỉ số xếp hạng hộ chiếu Henley (Henley Passport Index), Việt Nam đứng thứ 91 toàn cầu. Như vậy so với năm 2024, chỉ sau một năm hộ chiếu Việt Nam đã tụt 4 bậc từ vị trí thứ 87 xuống vị trí 91. Ở Đông Nam Á, hộ chiếu Việt Nam chỉ quyền lực hơn Lào và Myanmar.
Năm 2024 là một năm bất ổn chính trị của Việt Nam, nội bộ Đảng đá kịch liệt. Tứ trụ lần lượt bị hạ nốc ao, các quan chức cấp cao rủ nhau vào tù sinh hoạt Đảng. Tô Lâm lên nắm quyền đưa đất nước vào thời kỳ Công an trị. Ngoài việc lực lượng công an tăng chóng mặt, lực lượng dư luận viên đi đấu tố khắp nơi khiến cả thế giới phải hãi hùng.
Việt Nam còn gây chấn động địa cầu với sự kiện cận vệ Chủ tịch nước, 2 quan chức của Chính phủ xâm hại TD phụ nữ lần lượt tại Chile và New Zealand.
Cán bộ đi công tác nước ngoài không chịu về nước, còn người dân kéo nhau sang các nước tư bản lao động bất hợp pháp. Các thành phố lớn liên tục đứng top ô nhiễm nhất thế giới...
Tô Lâm và các quan chức hằng ngày vẫn cho dân ăn bánh vẽ về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Việt Nam sắp vượt Thái Lan, Singapore... Nhưng sự tụt hạng không phanh trên bảng xếp hạng hộ chiếu đã lột trần sự thật về vị thế hiện tại của Việt Nam.
Cô Ba
Người dân Việt Nam thường truyền tai nhau câu nói “Lá lành đùm lá rách”, thế nên người đi đường thấy ai đó rớt đồ thường dừng lại nhặt hộ, hay thỉnh thoảng dừng lại ven đường để mua một tờ vé số cho bà cụ. Hay mua ổ bánh mì ở xe bán vỉa hè để chạy vội đi làm.
Tiếc thay, những hình ảnh quen thuộc này với chúng ta sẽ không còn nữa, khi mà việc tố cáo nhận thưởng sẽ tạo nên một lực lượng “chim lợn” hùng hậu việc nhẹ lương cao, đeo bám ở vỉa hè đến ngã tư, chực chờ sơ hở của người tham gia giao thông.
Rồi giờ đây, sẽ biến mất hình ảnh những cụ già bán xôi, hay xe bánh mì, và cả những tấm lòng tốt trên đường phố, mà chỉ còn thay bằng dòng người lao vun vút đi trên đường một cách lạnh lẽo với đầy mùi khói xe.
Việt Nam giờ thế đấy!
Anh Lý
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Phản ứng trước văn bản mới đây của Bộ Công An, nhiều người dân tỏ ra bức xúc trước việc mức phạt đột ngột tăng cao, chị T.H cho biết “Tiền lương hưu, bảo hiểm xã hội, thai sản, bảo hiểm thất nghiệp … đều được các ông tính dựa trên lương cơ sở của chúng tôi, nhưng đến khi phạt thì mấy ông không lấy mức lương cơ sở làm căn cứ”.
Chị H cũng cho rằng mức phạt như vậy là tước đi kế sinh nhai của người dân “Mấy ông tính bình quân người lao động thu nhập bao nhiêu. Rồi lỡ phạm lỗi gì, nộp xong không còn cơm để ăn, lấy gì nuôi con, nuôi gia đình”. Khi hỏi về ảnh hưởng của văn bản đến xã hội, chị H chị cho hay văn bản này đang ép người dân lao động đang khổ nay lại càng khổ hơn, đến mức cùng khổ, mà bần cùng sinh đạo tặc, xã hội loạn lên là do lỗi của mấy ông.
Kết thúc phỏng vấn, văn bản của Bộ Công An nhìn chung đang gây bức xúc cho người dân ở hai yếu tố. Một là căn cứ quyết định phạt chưa rõ ràng, cụ thể là những cột đèn, biển báo vẫn mắc lỗi, hạ tầng chưa hoàn thiện, người dân không biết phải làm thế nào, trong khi tình trạng kẹt xe tắc đường ngày càng trầm trọng hơn. Hai là, quy định mức phạt “trên mây”, ảnh hưởng đến thu nhập hiện tại của người dân, trong khi họ còn đang vất vả mưu sinh với đồng lương còm cõi.
Anh Lý
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Đâu đó ở một cái chốt, luôn thấy hình ảnh quen thuộc của những người mặc áo đen, bịt khẩu trang. Người này thường ít nói, chỉ khoanh tay đứng nhìn mấy anh áo vàng, áo đen làm việc, lâu lâu đi lại vài bước, chủ yếu là ngồi trên xe đậu gần đó bấm điện thoại.
Nếu bạn bị ngoắc vào chốt, anh ấy sẽ nhìn bạn một cách đầy thăm dò. Khi bạn tỏ ra “hợp tác”, anh ấy sẽ chỉ tiếp tục ngồi đó với cái điện thoại của mình. Nhưng khi anh ấy thấy bạn rút điện thoại ghi hình, hoặc bạn hỏi quá nhiều câu hỏi, thì anh ấy sẽ thực hành “nghiệp vụ” của mình một cách điêu luyện, mà kết quả là điện thoại bị vỡ hoặc bạn được bế vì “chống người thi hành công vụ”.
Thời đại tố giác lên ngôi, dân ta ra đường ngoài mắt tinh tai thính nhìn ngó “chim lợn”, thì cũng cần rèn luyện kĩ năng để tránh đòn của “tiếp thị sữa”.
Anh Lý
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tô Lâm vào tháng 9-2024, Tô Tổng đã dùng tiền của dân tặng Cuba 10.000 tấn gạo và 500 máy tính.
Nhưng sau đó, Cuba liên tục bị mất điện toàn quốc, 10 triệu dân chìm trong bóng tối do các nhà máy điện ngưng hoạt động, 500 máy tính Tô Tổng tặng đành cất vào kho.
Lo lắng người anh em Cuba không thể thức để canh giữ hòa bình thế giới. Tô Lâm đã chỉ đạo Bộ Công Thương cử đoàn chuyên gia sang hỗ trợ Cuba về phát triển điện năng lượng mặt trời, góp phần đảm bảo để Cuba không thiếu điện trong thời gian tới.
Trong khi đó, Việt Nam đang còn bế tắc với điện mặt trời. Nhà nước thì muốn mua điện mặt trời của dân với giá 0 đồng. Sai phạm tại các dự án nhà máy điện mặt trời đã đưa hàng loạt quan chức thuộc Bộ công thương vào tù, bị kỷ luật.
Việc của mình còn lo chưa xong nhưng cứ thích thể hiện. Đúng là “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”.
Cô Ba
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Nghề Cảnh sát giao thông luôn là một nghề hot. Người ta phải mất nhiều tiền để có một chân đứng đường vì cảnh sát giao thông làm việc trên đường phố có rất nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Báo cáo khảo sát xã hội học của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã cho thấy, cảnh sát giao thông là ngành có nạn tham nhũng phổ biến nhất.
Hiện tượng lực lượng cảnh sát Giao thông khi xử lý người vi phạm về trật tự, an toàn giao thông thường gợi ý nhận hối lộ, bằng cách chia đôi tiền phạt “đôi bên cùng có lợi”, đã trở thành luật bất thành văn, với lý do người thi hành công vụ được hưởng tới 85% tiền phạt.
Trên thực tế, vào tháng 6/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý về chủ trương, cho phép lực lượng cảnh sát giao thông được trích lại một phần tiền xử phạt để đầu tư và hiện đại hóa lực lượng, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Tuy nhiên, vào tháng 3/2024, Chính phủ đã bác bỏ đề xuất cho phép lực lượng này được trích lại tối thiểu 70% tiền xử phạt vi phạm, sau khi nộp vào ngân sách nhà nước, với lý do lo ngại về khả năng phát sinh tiêu cực và tham nhũng trong lực lượng này.
Ngày 13/11/2024, theo Nghị quyết số 160 được Quốc hội thông qua, chỉ nói chung chung, Bộ Công an sẽ được phân bổ 85% số tiền thu từ xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Phần còn lại tương ứng 15% sẽ được bổ sung cho ngân sách địa phương để hỗ trợ các lực lượng khác.
Sự mập mờ này đã khiến cho công luận hiểu nhầm rằng, tỷ lệ 85% trích lại sau khi nộp ngân sách sẽ được “chia cho” lực lượng cảnh sát giao thông.
Trong bối cảnh Nghị định 168 /2024/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu năm 2025, theo đó mức phạt hành chính sẽ tăng gấp nhiều lần so với quy định cũ khiến dư luận ca thán.
Ngày 7/1, Đại tá Nguyễn Quang Nhật – đại diện Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an bất ngờ khẳng định Luật Trật tự An toàn Giao thông Đường bộ không quy định nội dung trên.
Theo Đại tá Nhật, con số chi ngân sách Trung ương trong năm 2025 sẽ chi cho Bộ Công an từ nguồn thu này là 5 nghìn 307 tỷ đồng, tương đương hơn 200 triệu đô la. Kinh phí này nhằm chi cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo Nghị định 176 /2024/NĐ-CP.
Vẫn theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, việc trích tỷ lệ 85% cho Bộ Công an của Quốc hội, dựa trên cơ sở thực hiện phân bổ ngân sách của Bộ Tài Chính. Do đó, thông tin cho rằng Cảnh sát giao thông được trực tiếp hưởng 85% tiền phạt là không đúng sự thật.
Công luận đã đặt câu hỏi, tại sao từ lâu nay, và gần nhất là tháng 11/2024, khi Quốc hội thông qua Nghị Quyết Bộ Công an được phân bổ 85% số tiền thu sau khi nộp ngân sách để thực hiện việc đầu tư bổ sung? Tại sao lãnh đạo Bộ Công an không minh bạch hóa để người dân được biết rõ.
Điều này có nghĩa là, lực lượng Cảnh sát giao thông không được nhận số kinh phí hàng ngàn tỷ đồng này để sử dụng riêng. Tại sao, trong Luật Trật tự, An toàn Giao thông không quy định điều này, nhưng Bộ Công an vẫn cố ý mập mờ “đánh lận con đen”?
Vì sao đến lúc này khi công luận bất bình cao độ thì đại diện của Cục Cảnh sát Giao thông, Đại tá Nguyễn Quang Nhật mới cho hay, các cơ quan chức năng đang xây dựng cơ chế hướng dẫn, và sẽ sớm được đưa vào thi hành.
Truyền thông quốc tế cho rằng, cựu Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm hiện đang giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với lực lượng cảnh sát giao thông.
Nhưng ngược lại, ông Tô Lâm cũng hạn chế quyền giám sát của người dân đối với lực lượng này. Điều đó có thể dẫn đến thiếu minh bạch và gia tăng nguy cơ lạm quyền trong lực lượng cảnh sát giao thông.
Đây là điều vi phạm Hiến pháp Việt Nam, vốn bảo đảm quyền giám sát của công dân đối với các cơ quan công quyền.
Trà My
Hoàng Thị Thuý Lan, Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc bị bắt và khai trừ khỏi đảng tội nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn. Cũng được cho là liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Phúc Sơn này, mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng bị “gãy ghế” cho về vườn.
Sau đó, đảng lại điều Dương Văn An, Bí thư tỉnh Bình Thuận ra làm Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc. Thì bây giờ Dương Văn An lại bị đề nghị kỷ luật (sắp tới cũng có thể bị bắt) vì sai phạm quy định về phòng chống tham nhũng từ khi còn làm Bí thư tỉnh Bình Thuận.
Như vậy là, đảng điều một cán bộ đang sai phạm từ tỉnh này, đến lãnh đạo thay cho một quan chức phạm tội khác. Dạ vâng, công tác nhân sự của đảng thật tài tình, sáng suốt làm sao. Tất cả chỉ là vá víu, chắp vá, lấy lá rách đùm lá nát. Bảo sao quan chức trong chế độ ĐCSVN cầm quyền hiện nay nát như tương, Nguyễn Phú Trọng có “đốt lò” nữa cũng không hết.
Nói tóm lại, đã là quan chức của chế độ này thì không còn ai là trong sạch, chỉ là chưa bị lộ hoặc chưa bị các đồng chí khác khui ra mà thôi.
Gia Minh
Ngày 10/1/2025, BBC Tiếng Việt bình luận “Hệ lụy nào từ chính sách “thợ săn tiền thưởng” giao thông?”
BBC cho biết, tâm điểm của các bàn luận trên mạng xã hội hiện nay, không chỉ xoay quanh các mối lo ngại về mức phạt cao, mà còn xoáy vào chuyện sẽ hình thành một “nghề” mới – “thợ săn tiền thưởng” – có thể gây chia rẽ, nghi kỵ trong cộng đồng; gia tăng nạn mãi lộ không chỉ giữa người vi phạm với cảnh sát, mà còn giữa cả người vi phạm và người tố giác.
BBC dẫn nhận định của luật sư Ngô Anh Tuấn, từ Hà Nội, cho rằng, mục tiêu tối thượng ban đầu là nhằm khuyến khích sự tham gia của người dân vào công tác xử lý vi phạm giao thông, đảm bảo trật tự xã hội của nhà nước. Việc thưởng không phải là mục tiêu chính mà chỉ mang tính khuyến khích.
Đồng tình với ý kiến trên, BBC dẫn đánh giá của luật sư Phùng Thanh Sơn, nói thêm rằng, chính sách tiền thưởng như thế không phải là cách tiếp cận bền vững, vì có thể tạo ra động cơ sai lệch, thậm chí “tiềm ẩn những mặt trái về đạo đức xã hội”.
Theo ông Sơn, văn hóa “chỉ điểm” không lành mạnh, có thể gây chia rẽ, nghi kỵ, mất đoàn kết trong cộng đồng, và tạo tâm lý “làm tiền”, từ việc phát hiện lỗi của người khác, “chuyển từ hối lộ cho cảnh sát giao thông sang hối lộ cho người phát hiện vi phạm”.
“Nếu người dân tuân thủ một luật vì sợ bị phát hiện và bị phạt nặng thì đó không phải là mục tiêu cuối cùng của pháp luật”, theo luật sư Sơn.
Ông Sơn còn cho rằng, xét về lâu dài, việc thưởng cho người tố giác có thể gây bất lợi cho Đảng và nhà nước ở nhiều phương diện, như: Người dân phải sống trong tâm trạng lo âu thường trực, vì sợ bị phát hiện vi phạm; gia đình người vi phạm có thể rơi vào cảnh “kiệt quệ về tài chính”. Đồng thời, “nghề săn lỗi” vi phạm để kiếm tiền, còn tạo ra một “thị trường ngầm” môi giới giảm tiền phạt. Hệ quả là, khoảng cách giàu nghèo càng bị đào sâu, khi cùng một mức phạt nhưng tác động rất khác nhau đến các nhóm thu nhập.
Đáng lo ngại nhất, vẫn theo ông Sơn, là những hệ lụy về mặt chính trị. Khi ngày càng nhiều người bị đẩy vào cảnh túng quẫn, họ có thể rơi vào tâm lý không còn gì để mất. Khoảng cách giữa chính quyền và người dân có nguy cơ bị nới rộng, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào chính sách.
Bên cạnh đó, luật sư Ngô Anh Tuấn cho rằng, một chính sách cần được xây dựng dựa trên nhiều khía cạnh, trong đó có khía cạnh kinh tế, phải tạo được sự hài hoà trong xã hội, và trên hết, phải được người dân ủng hộ, nếu không sẽ bị đào thải.
BBC cũng cho biết, theo cả 2 luật sư, thay vì áp dụng chính sách thưởng tiền, nhà nước nên sử dụng đội ngũ tuyên truyền vốn rất đông đảo của mình, để giáo dục ý thức cho người dân, cải thiện hạ tầng giao thông và tăng cường năng lực của lực lượng chức năng.
Ông Tuấn cho rằng, quy định đã ban hành rồi thì nên áp dụng, sau đó đánh giá tác động của chính sách lên cộng đồng.
Trong khi đó, luật sư Phùng Thanh Sơn cho rằng “gian lận là điều khó tránh khỏi, nếu việc cung cấp thông tin vi phạm và chi thưởng, không được người dân giám sát theo thời gian thực”.
Để hạn chế tối đa việc gian lận, ông Sơn cho rằng, cần tập trung vào 4 giải pháp chính.
Thứ nhất, cần xây dựng một cổng thông tin thống nhất, và người dân chỉ được nộp thông tin qua cổng này, không chấp nhận các kênh khác.
Thứ hai, cần xây dựng quy trình thẩm định chặt chẽ các video, hình ảnh, mà người dân cung cấp. Mỗi thông tin phải được ít nhất 2 cán bộ độc lập thẩm định, và chịu trách nhiệm về việc thẩm định hình.
Thứ ba, việc chi thưởng chỉ thực hiện, khi đáp ứng đủ các điều kiện nghiêm ngặt về thông tin.
Cuối cùng, toàn bộ quá trình chi trả tiền thưởng phải công khai, minh bạch.
Mấy ngày qua, theo dõi các trang Youtube, Tiktok…, bỗng nhiên máu “nghệ sĩ” sôi lên, lúc buồn, lúc vui, lúc khóc, lúc cười, như một diễn viên chuyên nghiệp giữa sân khấu cuộc đời. Những cảm xúc khó tả đó đan xen nhau theo từng hoàn cảnh, theo từng phận người.
Có ai kìm được nước mắt không khi nhìn thấy cảnh một thanh niên (có lẽ là shipper) đứng khoanh tay rồi bất chợt quỳ xuống lạy người cảnh sát giao thông. Có lẽ mức phạt vi phạm giao thông mà anh ta gánh chịu đồng nghĩa với cảnh anh phải trả phòng trọ, cho con nghỉ học và một tương lai đen tối đang ập đến cuộc đời anh.
Ai cũng biết rằng luật lệ phải nghiêm mới duy trì được tinh thần tôn trọng luật pháp của mọi người. Song khi áp dụng luật pháp, cũng cần lý tới điều kiện xã hội của chúng ta ngày nay: một hệ thống giao thông còn quá yếu kém, đường sá chật hẹp, không gánh nổi một lưu lượng xe cộ ngày một gia tăng, sự bất ổn là điều khó tránh. Xin lấy một ví dụ tiêu biểu:
– Luật lệ mới quy định tài xế xe tải không được lái xe quá 4 tiếng đồng hồ liên tục, vì theo các kết quả khảo nghiệm trên thế giới, khi tài xế lái xe liên tục quá 4 tiếng, sự chính xác trong phản xạ của họ chỉ còn 50%, nguy cơ gây ra tai nạn khá cao. Điều này đúng ở Anh, Mỹ và nhiều nước phương Tây, những nước mà hệ thống xa lộ khá hoàn chỉnh, không có hiện tượng xe nối đuôi dài dằng dặc và đặc biệt là ở những khoảng cách nhất định trên xa lộ, chính quyền thiết lập các “Rest area” để người lái xe và hành khách tấp vào nghỉ ngơi, bài tiết…
Ở Việt Nam, tiếng kêu thống thiết đã nổi lên nhiều ngày qua vì các tài xế xe tải phải luôn miệng hát bài “Tiến thoái lưỡng nan” của nhạc sĩ họ Trịnh. Họ bị kẹt hàng tiếng đồng hồ trên xa lộ, theo nhật ký hành trình đã lái đủ 4 tiếng, bây giờ tiến thêm một phút cũng là vi phạm luật, mà dừng lại, chờ hết thời hiệu 15 phút để lái tiếp thì hàng trăm chiếc xe ở phía sau họ cũng phải nằm ì, chờ thêm 15 phút nữa!
– Trong lưu thông, vượt đèn đỏ là một trong những vi phạm nặng nhất, vì lỗi đó dễ gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Người quy định phạt rất có lý khi nhân danh sự an toàn xã hội, song nhưng người điều khiển phương tiện giao thông cũng không phải là không có lý khi chỉ ra những bất cập trong việc điều hành giao thông ở các ngả tư đường. Ở nhiều ngã tư, đèn tín hiệu không đếm ngược thời gian trước khi chuyển sang vàng và đỏ, vừa xanh xong là bật ngay sang vàng, mà theo quy định mới, chạy xe lúc đèn vàng cũng vi phạm như lúc đèn đỏ. Nhiều người khi đến trước vạch vôi ngừng, đèn còn xanh, chạy vài ba thước nữa, đèn đã vàng, camera ghi lại rành rành, làm sao chối cãi?
Trong câu chuyện lúc trà dư tửu hậu, có người nói vui là khi đến các ngã tư kiểu đó, cứ dừng lại khi đèn còn xanh cho chắc ăn, đợi đèn đỏ và chờ khi đèn đỏ vừa bật sang xanh thì chạy tiếp là… an toàn nhất. Có người vặn lại: dừng xe ở giao lộ khi đèn đang xanh, liệu có bị xem là vi phạm giao thông không, nếu không thì ít nhất cũng bị xe sau húc đít và nhận lãnh một tràng tiếng “Đan Mạch”.
Còn nhiều cảnh buồn vui nữa chứ không chỉ có thế: xe quên mở xi nhan khi quẹo phải, người lao động chở hàng hóa cồng kềnh, kẹt xe lâu quá, trễ giờ học, giờ làm, thấy lề trống, leo lên…
* Sau khi lướt qua mạng xã hội, mình mơ ước sao những vị có trách nhiệm trong việc thi hành Nghị định 168 có dịp nhìn những clip video dở cười dở khóc của mỗi người dân. Riêng tôi, tôi ứa nước mắt khi thấy cậu thanh niên lái xe hai bánh quỳ lạy anh cảnh sát giao thông. Con người phải quỳ lạy con người, sao kiếp làm người nhục nhằn đến như vậy?
* Nhiều shipper nghĩ đến việc bỏ xe luôn vì giá trị còn lại của chiếc xe không cao bằng mức phạt, song người tính không bằng… nhà nước tính: ai bỏ xe trong trường hợp này, không được đăng ký khi mua xe khác!
* Sáng nay, Tiktok đưa hình ảnh một người đàn ông khá già nằm ngửa giữa lề đường, đôi mắt thất thần, ai hỏi gì cũng không nói, nhìn ở cách ông khoảng mấy mét, mọi người mới vỡ lẽ: một chiếc xe gắn máy tồi tàn, gắn “pọt-ba-ga” (porte – bagage) tự chế, nằm cạnh một đống bưởi trái ngổn ngang! Nghe đâu ông bị phạt 5-6 triệu gì đó, do chiếc xe tồi tàn và đống bưởi ngổn ngang đó.
* Sáng nay, một phụ nữ khá đẹp chuyên bán cà phê lề đường lên nói về Nghị định 168. Ôi, sao kỳ vậy, nghị định phạt vi phạm giao thông, ai phạt chuyện ngồi lề đường bán cà phê như chị? Vậy mà chuyện kể của chị cũng khiến ta… cười ra nước mắt. Chị kể rằng từ nhiều tháng qua, mỗi ngày chị bán được 50-60 ly cà phê, vậy từ những ngày qua, mỗi ngày chị chỉ bán được hơn 10 ly, chắc lại phải bán cái khác kiếm sống. Có lẽ vì sợ dính luật giao thông, nhiều người không dám đi la cà cà phê, cà pháo nữa, nằm lì ở nhà cho nó lành!
Điều đáng nói là người phụ nữ này kể về sự thất thu trầm trọng của chị kèm theo một nụ cười hiền! Mình chợt nhớ đến câu nói của ai đó “nhìn nụ cười của kẻ khổ đau còn thương tâm hơn là nhìn thấy những giọt nước mắt của họ”.
* Sáng nay, mạng xã hội hiện lên hình ảnh nhiều người lấy kéo cắt giấy phép lái xe ra từng miếng nhỏ, quyết giã từ phòng trọ, đưa vợ con về quê làm ruộng. Có người trước khi cắt, còn trưng ra cho người xem thấy rõ thời hiệu của giấy phép còn đến năm 2028. Còn có cảnh huống nào đau lòng hơn?
* Có người so sánh mức phạt cùng một lỗi vi phạm giao thông (theo Nghị định 168) ở Việt Nam với nhiều nước khác và nhận ra hầu hết mức phạt của ta đều cao hơn họ. Ngay cả bằng nhau cũng đã là một điều cần suy nghĩ: một người Mỹ lãnh 4.000 USD tức khoảng 100 triệu đồng/tháng bị phạt 10 triệu đồng với một anh shipper thu nhập 15 triệu đồng/tháng, cũng bị phạt 10 triệu đồng, sự bất nhẫn là điều thấy rõ.
* Một chuyện oái oăm khác: người dân được khuyến khích ghi hình lỗi vi phạm của người khác và được hưởng 10% mức phạt của người vi phạm. Chuyện có thật là nhiều người đã bắc ghế ngồi tại các ngã tư, canh me đồng bào của mình vi phạm để ghi hình và kiếm chác. Chỉ cần kiếm năm ba vụ một ngày là đủ để chi xài cả tháng. Hệ quả dẫn đến cũng đáng suy nghĩ: nhiều kẻ hành nghề này bị tấn công, hành hung, đập nát điện thoại trong con mắt hờ hững của mọi người. Dẫm đạp lên đời sống của những người nghèo như mình, sao nỡ lòng như vậy?
Trong một bình luận ở đâu đó, mình đã mô tả đây là cảnh “người uống máu người”!
* Kể những chuyện lẻ tẻ đó để thấy rằng tác động của Nghị định 168 là vô cùng to lớn, nó không chỉ ảnh đến nhiều thành phần xã hội, từ anh shipper, chị bán cà phê, đến ông chở bưởi từ dưới quê lên bán ở thị thành, mà còn có thể dự báo đến những biến chuyển kinh tế – xã hội trong tương lai nữa. Người ta dự báo về tình hình của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, liệu có thể chựng lại và hạ giá mà vẫn không có mấy người mua! Rồi ngành sản xuất và phân phối nông sản phẩm trên cả nước, khi cánh tài xế lưu thông đường dài lần lượt chuyển đổi nghề!
Thôi, nghĩ tới đó đã đủ mệt rồi! Hôm nay là Chủ nhật, cho đầu óc nghỉ ngơi một chút có hơn không?
Khi Donald Trump chuẩn bị nhậm chức Tổng thống Mỹ lần thứ hai vào ngày 20/1/2025, chính sách đối với Việt Nam – một đối tác chiến lược ngày càng quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – đang trở thành tâm điểm chú ý.
Bối cảnh mới được định hình bởi một thâm hụt thương mại kỷ lục 110 tỷ USD giữa Mỹ và Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024, đồng thời có những thông tin rò rỉ chưa kiểm chứng cho rằng Hà Nội đã ngầm kêu gọi Washington “lựa chọn” giữa hợp tác chiến lược với Việt Nam hoặc ủng hộ các nhóm đối lập người Việt tại Mỹ.
Dù thật hay giả, thông tin này rõ ràng phục vụ một mục đích chiến lược nào đó.
Trump 2.0, với phong cách thực dụng đặc trưng, chắc chắn sẽ đặt mối quan hệ Mỹ – Việt Nam dưới một lăng kính lợi ích kinh tế và địa chính trị rõ ràng.
Nhưng liệu Hà Nội có thể đứng vững trước áp lực kinh tế trong khi tiếp tục bảo vệ chủ quyền chính trị?
Đây là câu hỏi không chỉ dành cho chính phủ Việt Nam, mà còn đặt ra một thách thức cho những ai kỳ vọng Mỹ sử dụng đòn bẩy để thúc đẩy cải cách dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này.
Trump 2.0: Kinh tế và địa chính trị là ưu tiên hàng đầu
Donald Trump từ lâu nổi tiếng với cách tiếp cận quan hệ quốc tế mang tính giao dịch.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông tập trung giảm thâm hụt thương mại với các đối tác lớn, áp thuế nhập khẩu và buộc các nước phải mua thêm hàng hóa Mỹ.
Việt Nam, quốc gia có thặng dư thương mại lớn thứ năm với Mỹ, đã chịu áp lực đáng kể từ các biện pháp này.
Với thâm hụt thương mại tăng vọt lên 110 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024, rất có khả năng Trump 2.0 sẽ tiếp tục ưu tiên các biện pháp trừng phạt thương mại nếu Hà Nội không nhượng bộ trong các cuộc đàm phán.
Các ngành xuất khẩu lớn như dệt may, điện tử và thủy sản của Việt Nam có thể đối mặt với áp lực nặng nề, buộc chính phủ phải cân nhắc tăng cường nhập khẩu hàng hóa Mỹ như năng lượng, nông sản và thiết bị công nghệ cao.
Về địa – chính trị, Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ nhằm kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.
Trump 2.0, với chính sách chống Trung Quốc mạnh mẽ, khó lòng bỏ qua vị thế chiến lược của Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì chỉ dựa vào hợp tác quốc phòng, Trump có thể sử dụng nhân quyền như một con bài đàm phán nhằm gây áp lực nhiều chiều lên Hà Nội, trong khi vẫn giữ Việt Nam trong quỹ đạo chống Trung Quốc.
Nhân quyền: Đòn bẩy hay công cụ chiến thuật?
Dù Donald Trump không đặt nặng các giá trị dân chủ trong chính sách đối ngoại, sức ép từ cộng đồng người Việt ở Mỹ – đặc biệt là các nhóm ủng hộ MAGA – có thể khiến ông phải tỏ ra cứng rắn hơn về nhân quyền với Việt Nam.
Điều này không chỉ nhằm chiều lòng cử tri gốc Việt mà còn tạo đòn bẩy để Mỹ có được các nhượng bộ kinh tế từ phía Hà Nội.
Hà Nội từ lâu đã phản đối các cáo buộc về vi phạm nhân quyền, nhấn mạnh đây là vấn đề nội bộ.
Tuy nhiên, nếu Trump 2.0 quyết tâm sử dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào cá nhân hoặc tổ chức vi phạm nhân quyền, Hà Nội sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: Nhượng bộ vừa đủ để xoa dịu Washington hoặc chấp nhận rủi ro bị cô lập trên trường quốc tế.
Việt Nam có thể cân nhắc một số cải thiện nhất định trong lĩnh vực nhân quyền để giảm áp lực.
Ví dụ, việc trả tự do cho một số tù nhân lương tâm hoặc cải cách luật pháp nhằm mở rộng không gian xã hội dân sự có thể giúp Hà Nội giảm bớt chỉ trích mà không làm mất đi quyền kiểm soát chính trị.
Vai trò của thông tin rò rỉ
Thông tin rò rỉ cho rằng, Hà Nội đã yêu cầu Trump “lựa chọn” giữa hợp tác chiến lược với Việt Nam hoặc ủng hộ các nhóm đối lập, là một tín hiệu đáng lưu ý.
Dù chưa được kiểm chứng, tin này dường như được thiết kế để gây chia rẽ giữa Washington và Hà Nội hoặc để ép Việt Nam đưa ra các nhượng bộ nhất định.
Một kịch bản có thể xảy ra là Trung Quốc đứng sau việc rò rỉ thông tin này nhằm làm suy yếu quan hệ Mỹ – Việt, đồng thời gửi cảnh báo đến Hà Nội rằng việc xích lại gần Mỹ có thể khiến Việt Nam phải trả giá.
Mặt khác, các nhóm đối lập ở hải ngoại cũng có thể tận dụng thông tin này để đẩy mạnh chiến dịch thúc đẩy dân chủ tại Việt Nam.
Phản ứng của Việt Nam: Thích nghi hay đối đầu?
Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng.
Đối với Trump 2.0, bất kỳ sự nhượng bộ nào từ phía Hà Nội, dù là về kinh tế hay nhân quyền, cũng đều phải được thực hiện một cách khéo léo để không làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Trong ngắn hạn, Hà Nội có thể tìm cách cân bằng quan hệ với Mỹ bằng cách gia tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ và tiếp tục tham gia các sáng kiến khu vực như Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF).
Tuy nhiên, về lâu dài, Việt Nam cần xây dựng chiến lược đa phương hóa quan hệ quốc tế để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ hoặc Trung Quốc.
Việc cải thiện nhân quyền, dù chỉ ở mức tối thiểu, có thể mang lại lợi ích kép: Vừa giảm áp lực từ Mỹ, vừa nâng cao hình ảnh quốc tế của Việt Nam.
Một viễn ảnh tương lai đầy thách thức
Trump 2.0 sẽ không khác biệt nhiều so với nhiệm kỳ đầu tiên trong cách tiếp cận thực dụng với Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung ngày càng gia tăng, Việt Nam cần chuẩn bị cho những áp lực lớn hơn, cả về kinh tế và nhân quyền.
Thông qua bài viết này, tôi hy vọng độc giả có thể hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội trong mối quan hệ Mỹ – Việt dưới thời Trump 2.0.
Đây không chỉ là câu chuyện về lợi ích kinh tế và chiến lược địa – chính trị, mà còn là bài toán về sự cân bằng giữa chủ quyền và cải cách – một bài toán mà Việt Nam cần giải quyết một cách khôn ngoan nếu muốn tiếp tục phát triển bền vững một Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng trong thế kỷ 21.
* Thâm hụt tăng gần 18% trong giai đoạn tháng 1-11 so với cùng kỳ năm 2023
* Đồng Việt Nam giảm mạnh từ cuối tháng 10 xuống mức thấp nhất so với đô la Mỹ
* Việt Nam có thặng dư lớn thứ tư trong số tất cả các đối tác thương mại của Mỹ
* Việt Nam là nước xuất khẩu lớn sang Mỹ, bị giám sát vì rủi ro thao túng tiền tệ
HÀ NỘI, ngày 8 tháng 1 (Reuters) – Số liệu mới nhất của Mỹ cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đã vượt quá 110 tỷ đô la trong 11 tháng đầu năm 2024, khi xuất khẩu từ trung tâm công nghiệp Đông Nam Á này tăng trong bối cảnh đồng tiền của nước này giảm kỷ lục so với đồng đô la Mỹ.
Số liệu mới nhất do cơ quan thống kê Mỹ công bố hôm thứ Ba, cho thấy thâm hụt tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu xác nhận rằng quốc gia do cộng sản lãnh đạo này có thặng dư thương mại với Mỹ cao thứ tư, chỉ đứng sau Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Mexico.
Các nhà phân tích coi khoảng cách lớn này là rủi ro lớn đối với quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu này trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa áp thuế lên tới 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu của Mỹ.
Rủi ro đó đã nên trầm trọng hơn do đồng Việt Nam giảm mạnh trong những tháng gần đây, với đồng Việt Nam giao dịch gần mức thấp nhất từ trước đến nay so với đồng đô la. Xu hướng này được Washington theo dõi chặt chẽ vì Việt Nam là một trong những quốc gia đang bị giám sát chặt chẽ về khả năng thao túng tiền tệ.
Việt Nam, quốc gia coi Mỹ là thị trường lớn nhất của mình, là nơi có các hoạt động công nghiệp tập trung vào xuất khẩu lớn của các công ty đa quốc gia của Mỹ như Apple, Google, Nike và Intel.
Các số liệu thương mại điều chỉnh theo mùa mới nhất cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11, Việt Nam đã tích lũy được thặng dư thương mại với Mỹ là 111,6 tỷ đô la, tăng so với mức 94,8 tỷ đô la trong cùng kỳ năm 2023. Dữ liệu chưa điều chỉnh chỉ ra khoảng cách lớn hơn là 113,1 tỷ đô la.
Vào tháng 11, thâm hụt thương mại tăng thêm 11,3 tỷ đô la, tăng tốc so với tháng 10, khi xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng, dữ liệu điều chỉnh cho thấy được sự yếu đi của đồng Việt Nam.
“Nếu Mỹ nhận thấy rằng Việt Nam cố tình giữ đồng tiền Việt Nam yếu để đạt được lợi thế thương mại không công bằng, điều này có thể gây ra những cáo buộc mới về thao túng tiền tệ”, Leif Schneider, giám đốc công ty luật quốc tế Luther tại Việt Nam cho biết.
Trump đã kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của mình tại Nhà Trắng với tuyên bố của Bộ Tài chính về Việt Nam và Thụy Sĩ là những nước thao túng tiền tệ do các can thiệp thị trường nhằm làm suy yếu giá trị đồng tiền của họ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối trong trường hợp có tác động kinh tế bất lợi từ các động thái tiền tệ và đã bán đô la trong quá khứ để tăng giá đồng tiền Việt Nam.
Vào thứ Ba, trước khi các số liệu thương mại mới được công bố, Ngân hàng này cho biết họ sẽ theo dõi các chính sách của Trump và điều chỉnh cho phù hợp.
Sự mất giá gần đây nhất của đồng tiền Việt Nam so với đô la Mỹ về cơ bản phù hợp với các loại tiền tệ chính khác.
Ngọn cờ bé nhỏ
Ước muốn lớn lao
Kết nối đồng bào
Dựng nền dân chủ
Hoàng kỳ hội đủ
Liêm chánh công minh
Của cha ông mình
Giữ gìn bản sắc
Dù nước có mất
Dẫu nhà có tan
Vẫn ngọn cờ vàng
Tự do - chánh nghĩa
#Annalina #VNCH
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Khác Biệt Giữa Chân Dung Người Lính VNCH & Hình Ảnh Người Lính CSBV
Có rất nhiều bạn nói với tôi là, có dịp nhìn những hình ảnh xưa của người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), các bạn luôn thấy được nét hiền từ, sáng sủa và đẹp trai hiện lên trên nét mặt và ánh mắt của chú bác. Và tại sao, chúng ta không thể tìm thấy cái nét đẹp ấy trên khuôn mặt của người lính Cộng Sản Bắc Việt (CSBV)? Những nhận xét và thắc mắc của các bạn rất hay.
Để có chung giải đáp cho những thắc mắc, chúng tôi đã trao đổi và cùng nhìn ra những điểm chung.
Những người lính VNCH, họ là những thanh niên ưu tú của Miền Nam Việt Nam, được trưởng thành trong nền giáo dục nhân bản VNCH với những lý tưởng sống đẹp, xây dựng và bảo vệ một Miền Nam Việt Nam phú cường, tự do và dân chủ. Và một khi, nhìn thấy cái họa xâm lăng của CSBV đang gieo rắc những chết chóc, phá hoại lên cái thanh bình của MNVN, họ đã xếp bút nghiên, tự nguyện gia nhập quân đội cầm súng bảo vệ MNVN, bảo vệ gia đình và đồng bào thân thương. Họ đặt tình yêu dân tộc và đất nước lên trên những đam mê, mơ ước nhỏ bé của riêng mình. Họ đã đến với quân đội với niềm vui và tự hào chiến đấu cho chính nghĩa quốc gia, đó là bảo quốc và an dân. Thì hỏi, vui gì bằng được sống, cầm súng để làm các điều ý nghĩa. Và niềm vui ấy luôn thể hiện trên khuôn mặt của người lính VNCH.
Ngược lại, những người lính CS Bắc Việt, mà chúng tự gọi nhau là "bộ đội", họ là những thanh thiếu niên thiếu học, bị tuyên truyền và bị bắt vào lính, cầm súng giết hại dân lành và xâm chiếm Miền Nam với chiêu bài giả hiệu "giải phóng MN". Những người lính CSBV phần đông là những em bé mới 12, 13 tuổi, ở tuổi ăn không no lo không tới, ở cái tuổi háo thắng với suy nghĩ còn nông cạn, thì họ vào lính để thỏa chí anh hùng ảo do CS thêu dệt. Người lính CSBV là những người bị cưỡng bắt cầm súng để được ban phát từ cái ăn cái ở cho gia đình. Như vậy, họ đã đến quân đội vì bị cưỡng ép, bị tuyên truyền và họ cầm súng cho chính cái sống còn của họ và gia đình dưới sự đe dọa của CSVN. Thì hỏi làm sao họ có thể có nét mặt hiền từ cho được, thay vào đó là cái nét mặt lo lắng hay ác quỷ đã đeo bám theo năm tháng khi họ đã giết hại quá nhiều dân lành.
Một chút chia sẻ với quí bạn về cái nét mặt khác biệt của người lính VNCH và người lính CSBV từ góc nhìn của những bạn trẻ chúng tôi, thế hệ đã trưởng thành sau cuộc chiến Việt Nam.
Đúng như ai đã nói : "Vinh quang thay cho những ai đã được cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương và dân tộc mình". Người lính VNCH đã có cái vinh quang ấy và mãi được đời đời tri ân ghi lại qua các trang Sử Việt.
Hùng Biên
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.