Năm 2011, người phụ nữ họ Bồ đột nhiên biến mất sau khi uống một ly sữa. Hơn 13 năm sau, cô được t́m thấy cách nhà 150 km trong t́nh trạng đầu óc không tỉnh táo.
Vài ngày qua, cộng đồng mạng Trung Quốc xôn xao bàn luận về vụ việc người phụ nữ họ Bồ (45 tuổi) mất tích bí ẩn hơn 13 năm. Nhiều người nghi ngờ cô là nạn nhân buôn người.
Cô Bồ sinh năm 1979 ở quận Du Thứ, thành phố Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây. Cô học rất giỏi và lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật vào năm 2008.
Sau đó, cô Bồ dự định học lên tiến sĩ nhưng gặp trục trặc về giấy tờ tùy thân. Điều này khiến cô bị sốc tâm lư, dẫn đến tâm thần phân liệt.
Từ năm 2008 đến 2011, cô Bồ trải qua nhiều phương pháp điều trị tại các bệnh viện tâm thần. Trong một lần được xuất viện và tịnh dưỡng tại nhà, người phụ nữ (khi đó 32 tuổi) đột nhiên biến mất vào tháng 5/2011, sau khi uống một ly sữa.
Gia đ́nh cô Bồ đă tŕnh báo công an nhưng bặt vô âm tín về cô suốt 13 năm, theo Whatsonweibo.
Yêu cầu bất ngờ
Cuộc t́m kiếm cô Bồ tưởng chừng vô vọng bỗng được nhen nhóm tia hy vọng. Ngày 25/11, một người phụ nữ họ Trương ở huyện Ḥa Thuận, tỉnh Sơn Tây liên lạc với một nhóm t́nh nguyện chuyên t́m kiếm người mất tích.
Trương nhờ họ truy t́m gia đ́nh của người “d́” tên Hoa Hoa mắc bệnh tâm thần và sống với chú ḿnh hơn một thập kỷ qua. Dù vậy, cả nhà gần như không biết ǵ về quá khứ của người phụ nữ này.

Gia đ́nh căng băng rôn chào đón cô Bồ trở về nhà sau 13 năm bặt vô âm tín.
Trương cho biết 15 năm trước, gia đ́nh cô phát hiện Hoa Hoa đi lang thang và ngủ ngoài đường. Họ đă báo cảnh sát nhưng không giải quyết được ǵ. Bởi vậy, nhà họ Trương đă cưu mang cô gái tội nghiệp.
Sau khoảng 2 năm, người “d́” chung sống với chú của Trương. Họ có với nhau 2 mặt con.
Khi đến thăm gia đ́nh, các t́nh nguyện viên phát hiện Hoa Hoa biết chữ và có vẻ được giáo dục tốt. Họ hướng dẫn cô viết ra họ và tên, thông tin về bố mẹ và trường đại học từng theo học.
Sau khi tiếp nhận thông tin nhóm t́nh nguyện viên thu thập được, cảnh sát xác nhận danh tính của người phụ nữ là cô Bồ - nạn nhân mất tích ở quận Du Thứ, cách huyện Ḥa Thuận 150 km.
Ngày 30/11, cô Bồ được đưa về nhà. Cô đi cùng chồng và con trai 12 tuổi, con gái 8 tuổi.
Người cha 75 tuổi của cô Bồ chuẩn bị tấm băng rôn: “Chào mừng về nhà, con gái”. Tuy nhiên, cô dường như không nhận ra đấng sinh thành. Đến khi ông mang chiếc kính con gái đeo thời học sinh, cô Bồ mới mỉm cười.
Hàng loạt nghi vấn
Dù cô Bồ đă đoàn tụ với gia đ́nh, sự biến mất của cô hơn 13 năm bỗng trở thành tâm điểm bàn tán. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: Tại sao cô Bồ lại lưu lạc đến huyện Ḥa Thuận? V́ sao gia đ́nh cô Trương không t́m kiếm sự giúp đỡ suốt những năm qua? Làm sao cô Bồ sinh con với “chồng” dù trạng thái tinh thần bất ổn?
Hơn nữa, theo lời Trương, “d́” Hoa Hoa của cô lần đầu bước chân vào nhà cửa họ cách đây 15 năm. Điều này là không thể v́ cô Bồ mất tích từ tháng 5/2011, tức cách đây 13,5 năm.
Khi câu chuyện của cô Bồ bùng nổ trên truyền thông, một nhóm điều tra được thành lập tại huyện Ḥa Thuận để làm sáng tỏ vụ việc. Báo cáo mới cho thấy sau khi mất tích vào tháng 5/2011, cô Bồ một ḿnh đi lang thang ở nhiều ngôi làng với nhiều dấu hiệu của bệnh tâm thần.
Sau đó, cô Bồ được ông Trương (hiện 45 tuổi) đưa vào nhà. Người đàn ông biết cô bị tâm thần nhưng vẫn phát sinh quan hệ, dẫn đến việc có con. Ông Trương đang được điều tra.

Cô Bồ không nhận ra bố nhưng nhớ chiếc kính ḿnh từng đeo khi c̣n là học sinh.
Hiện, cô Bồ phải nhập viện để điều trị bệnh tâm thần. Hai con của cô được nhà chức trách hỗ trợ chăm sóc.
Trong một buổi phát trực tiếp gần đây, cô Trương - cháu gái của gia đ́nh chồng cô Bồ - tiết lộ “d́” của ḿnh thực chất có nhiều hơn 2 đứa con. Tuy nhiên, điều này chưa được xác thực.
Vụ mất tích của cô Bồ khiến nhiều người liên tưởng tới trường hợp bà mẹ 8 con ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô. Người phụ nữ mắc bệnh tâm thần bị buộc kết hôn với chồng và liên tiếp sinh con. Khi được t́m thấy, cô bị xích trong nhà kho của gia đ́nh. Người chồng bị kết án 9 năm tù v́ liên đới trong vụ án buôn người.
Nhiều người đang yêu cầu chính quyền địa phương làm rơ về sự mất tích bí ẩn của cô Bồ. Những lời kêu gọi: “Phụ nữ không phải hàng hóa trong hôn nhân và sinh sản” được lan truyền mạnh mẽ.
“Hăy tiếp tục theo dơi câu chuyện này, không chỉ để t́m kiếm công lư cho cô Bồ mà c̣n để bảo vệ chính chúng ta”, một người b́nh luận trên mạng xă hội.
VietBf@ sưu tập