Giá dầu ESPO của Nga tăng cao trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc cạnh tranh nhau để nhập dầu thô từ Nga.
Hăng Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết các nhà máy lọc dầu tư nhân Ấn Độ đang cạnh tranh với các công ty độc lập ở Trung Quốc (TQ) để nhập dầu thô ESPO của Nga vào tháng 4 tới. Sự cạnh tranh đă đẩy giá dầu ESPO lên cao hơn sau khi Nga tuyên bố giảm xuất khẩu dầu Ural.
TQ đẩy mạnh thu mua dầu Nga
Từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, lệnh trừng phạt phương Tây đối với dầu Nga cùng với sự tăng cao của giá năng lượng toàn cầu đă thúc đẩy TQ mua dầu Nga với mức chiết khấu khá cao, theo tờ Bloomberg.
Tháng 12-2022, sau khi TQ gỡ bỏ chính sách zero-COVID, nhu cầu mua dầu của nước này tăng cao hơn nhằm phục hồi nhiên liệu cho ngành du lịch và công nghiệp.
Theo Reuters, lượng nhập khẩu dầu thô TQ mua của Nga đạt kỷ lục vào tháng 3. TQ mua tất cả dầu thô ESPO xuất khẩu từ cảng Kozmino của Nga ở Thái B́nh Dương do tuyến đường vận chuyển ngắn trong bối cảnh đối tượng thu mua dầu Nga đang ngày càng ít đi do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nước này.
Dự kiến nhập khẩu dầu Nga bằng đường biển của TQ sẽ đạt mức kỷ lục gần 43 triệu thùng trong tháng này, bao gồm ít nhất 20 triệu thùng ESPO.
Dữ liệu của Kpler c̣n cho thấy tổng xuất khẩu dầu thô và dầu nhiên liệu của Nga sang TQ đạt 1,66 triệu thùng/ngày trong tháng 1. Xuất khẩu dầu nhiên liệu của Nga sang TQ trong tháng 1 đạt 142.000 thùng/ngày.
Ấn Độ cạnh tranh mua dầu với TQ
Hiện Ấn Độ đang cạnh tranh với TQ trong việc trở thành khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga.
Theo hăng tin Al Jazeera, trong ṿng 4 tháng đầu kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, Ấn Độ đă trở thành một trong những khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga. Dữ liệu cho thấy tổng chi phí cho việc mua xăng dầu và than đá của Nga trong 4 tháng đó của Ấn Độ là 8.8 tỉ USD - nhiều hơn số tiền nước này mua hàng hoá của Nga trong năm 2021.
Năm 2023, Ấn Độ tiếp tục thu mua dầu Nga bất chấp lệnh trừng phạt phương Tây. Thậm chí, nước này c̣n lách trừng phạt bằng việc không dùng đơn vị tiền tệ là USD mà thay bằng đồng rúp, đồng thời tránh sử dụng các ngân hàng của phương Tây.
Reuters ngày 20/2 đưa tin nhập khẩu dầu thô Nga vào Ấn Độ đạt kỷ lục 1,4 triệu thùng/ngày, tăng 9.2% so với tháng 12.
Các nguồn thạo tin cho biết trong tháng 4, các nhà máy lọc dầu Reliance Industries Ltd và Nayara Energy của Ấn Độ đă mua ít nhất 5 trong 33 lô hàng dầu thô ESPO do giá thành c̣n thấp.
Dữ liệu theo dơi vận chuyển tổng hợp cho thấy, mức mua tháng 4 tăng 1 lô hàng so với tháng 3. Thương vụ dầu thô ESPO đầu tiên giữa Nga với Ấn Độ là vào tháng 11-2022 với 3 lô.
Hai nhà máy Reliance và Nayara chưa b́nh luận ǵ về thông tin trên.
Giá dầu Nga tăng bất chấp lệnh trừng phạt và EU áp giá trần
Ngày 5-12 năm ngoái, Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) và Liên minh châu Âu (EU) chính thức áp giá trần đối với dầu Nga ở mức 60 USD/thùng, thấp hơn giá thị trường 5%. Áp giá trần là ư tưởng của EU nhằm nỗ lực giảm doanh thu của Nga từ việc bán dầu, đồng thời ngăn chặn việc giá dầu thế giới tăng đột biến do EU cấm vận Nga đối với mặt hàng dầu thô.
Mặc giá trần được công bố, Ấn Độ vẫn thu mua dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp của Nga với mức giá vượt ngưỡng do nhu cầu tăng. Theo Reuters, TQ cũng đă mua dầu ESPO với mức giá cao hơn giá trần.
Các nguồn tin cho biết việc Ấn Độ tăng cường mua dầu Nga đă khiến Moscow hạ mức chiết khấu đối với khách hàng TQ. Cụ thể, Nga chỉ giảm 6,8 USD/thùng đối với các chuyến hàng ESPO giao trong tháng 4. Con số này thấp hơn nhiều so với mức giảm 8,5 USD/ thùng Nga thực hiện đối với các chuyến tàu ICE Brent tháng 6 vận chuyển đến TQ hồi tháng 3.
Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu Refinitiv Eikon cho biết việc nhu cầu tăng mạnh đă đẩy giá cước thuê bao tàu của các tàu chở dầu thô từ cảng Kozmino ở Viễn Đông của Nga đến miền bắc TQ lên mức cao nhất mọi thời đại, với con số là 2,4 triệu USD vào tháng 2 trước khi giảm xuống c̣n 2,3 triệu USD trong tháng này.Theo dự báo của các nhà phân tích thị trường, việc Nga cắt giảm sản lượng dầu và TQ mở cửa trở lại sau khi dỡ bỏ chính sách zero-COVID có thể thúc đẩy nhu cầu dầu trên thế giới tăng cao trong năm nay, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến giá dầu trong năm nay có khả năng quay trở lại mức 100 USD/thùng, theo Reuters.
|