Nội dung chính trong chiến lược mới của Mỹ với Trung Quốc. Ngày 26/5 (theo giờ Washington), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đă tŕnh bày chiến lược của Chính quyền Tổng thống Joe trong phát biểu tại Đại học George Washington ở thủ đô Washington D.C trong một sự kiện do Viện Chính sách Xă hội châu Á tổ chức.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tŕnh bày chiến lược mới của nước với Trung Quốc qua bài phát biểu tại Đại học George Washington ở thủ đô Washington D.C trong một sự kiện do Viện Chính sách Xă hội châu Á tổ chức. Ảnh: CNN
Bài phát biểu của Ngoại trưởng Blinken được coi là bước đi chính sách lớn thứ 3 của Chính quyền Tổng thống Biden đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.
Hồi tháng 2, Mỹ cũng đă công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở.
Trong chuyến công du Đông Bắc Á kết thúc hôm 25/5 vừa qua, ông Biden cũng đă công bố “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương” (IPEF), một thỏa thuận đa phương được Washington thiết lập nhằm tăng cường quan hệ thương mại với các nền kinh tế ở châu Á.
Theo hăng thông tấn TASS (Nga), kênh CNN và trang chủ Bộ Ngoại giao Mỹ
https://www.state.gov, chiến lược mới của Nhà Trắng có những nội dung chính sau:
Về trật tự thế giới, Mỹ tin rằng Trung Quốc gây ra “mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với trật tự quốc tế hiện nay”. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới có kế hoạch thay đổi trật tự thế giới do nước này có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ ngày càng tăng.
Ngoại trưởng Blinken miêu tả cách tiếp cận mới của Washington là "đầu tư, liên kết và cạnh tranh", khẳng định mặc dù Mỹ không t́m kiếm xung đột với Trung Quốc, song sẵn sàng bảo vệ các lợi ích của ḿnh. Mỹ một lần nữa xác định là Washington không t́m cách ngăn cản Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới hay t́m cách thay đổi hệ thống chính trị của nước này, không t́m kiếm một cuộc xung đột với Trung Quốc, không muốn Chiến tranh Lạnh và không t́m cách cô lập Trung Quốc khỏi nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố nước này cũng sẽ không thỏa hiệp các nguyên tắc hợp tác với Trung Quốc. "Chúng ta không thể dựa vào Bắc Kinh để thay đổi quỹ đạo của ḿnh. V́ vậy, chúng tôi sẽ định h́nh môi trường chiến lược xung quanh Bắc Kinh để thúc đẩy tầm nh́n của chúng tôi đối với một hệ thống quốc tế mở và bao trùm", ông Blinken nói.
Mỹ sẽ bảo vệ và thúc đẩy pháp luật quốc tế, các thỏa thuận, nguyên tắc và thể chế đă giúp duy tŕ ḥa b́nh và an ninh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mỗi quốc gia cũng như cá nhân, đồng thời tạo điều kiện để tất cả các quốc gia - trong đó bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc - cùng tồn tại và hợp tác.
Ngoại trưởng Blinken cho rằng Trung Quốc ngày càng hành động quyết đoán hơn ở bên ngoài, trong đó có việc áp đặt các yêu sách phi pháp ở Biển Đông, gây phương hại cho ḥa b́nh, an ninh, tự do hàng hải và thương mại ở khu vực. Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục phản đối mọi hành động hung hăng, phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, ủng hộ các nước ven biển thực thi các quyền lợi biển hợp pháp, phối hợp với đối tác và đồng minh duy tŕ tự do hàng hải và hàng không.
Liên quan tới vấn đề Đài Loan (Trung Quốc), Ngoại trưởng Bliken khẳng định chủ trương mấy thập kỷ qua của Mỹ đối với chính sách “một Trung Quốc” và vấn đề Đài Loan là không thay đổi; phản đối mọi hành động đơn phương thay đổi hiện trạng, không ủng hộ Đài Loan tuyên bố độc lập, và mong muốn khác biệt sẽ được giải quyết bằng biện pháp ḥa b́nh.
Đối với về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Ngoại trưởng Blinken hối thúc Bắc Kinh hợp tác với Washington trong các vấn đề toàn cầu, bao gồm cả vấn đề Triều Tiên, bất chấp khác biệt giữa 2 bên. Ông nêu rơ: “Về vấn đề kiểm soát vũ khí và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tất cả chúng ta đều có lợi ích trong việc tuân thủ những quy tắc, chuẩn mức và những hiệp ước giúp giảm thiểu t́nh trạng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Ông Blinken nêu rơ “Trung Quốc và Mỹ cần phải duy tŕ sự hợp tác cùng nhau và hợp tác với các nước khác để giải quyết các chương tŕnh hạt nhân của Iran và Triều Tiên”.
Qua bài phát biểu kéo dài tới 40 phút này, Ngoại trưởng Blinken đă phác thảo cách tiếp cận của Washington là "đầu tư, liên kết và cạnh tranh". Với thành tố “đầu tư”, Mỹ sẽ gia tăng đầu tư nhằm củng cố nền tảng sức mạnh nội tại, bao gồm nâng cao sức cạnh tranh, khả năng sáng tạo và hoàn thiện nền dân chủ; đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển, các ngành sản xuất công nghệ cao, công nghệ sáng tạo như trí thông minh nhân tạo, công nghệ sinh học và máy tính lượng tử…
Với thành tố “liên kết”, Mỹ tiếp tục củng cố quan hệ với các đồng minh, đối tác nhằm ứng phó với những thách thức đang nổi lên và thúc đẩy tầm nh́n chung cho tương lai. Tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, Mỹ khẳng định chia sẻ tầm nh́n cùng các nước trong khu vực về một khu vực tự do và rộng mở, luật lệ được xây dựng minh bạch và áp dụng công bằng, các quốc gia có quyền tự do quyết định trên cơ sở chủ quyền của ḿnh, công dân được tự do đi lại, hàng hóa, ư tưởng được tự do lưu chuyển... Mỹ cũng sẽ tiếp tục củng cố các mối quan hệ đối tác hiện có, chẳng hạn như nhóm Bộ tứ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), liên minh AUKUS (gồm Australia, Anh và Mỹ)
Với thành tố “cạnh tranh”, Ngoại trưởng Blinken đánh giá việc gia tăng đầu tư trong nước và tăng cường liên minh với đối tác, đồng minh để giúp Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc trên thế mạnh, và vượt lên trong những lĩnh vực then chốt. Ngoài ra, Mỹ sẽ kiên quyết chống lại các hành vi phá giá, thao túng thị trường, đồng thời cải thiện an ninh chuỗi cung ứng, nhất là trong những lĩnh vực nhạy cảm, phối hợp cùng đồng minh chống lại các hành vi đe doạ, cưỡng ép về kinh tế…
Ngoại trưởng Blinken cũng thông báo việc thành lập nhóm đặc trách trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, đảm nhiệm chức năng điều phối và triển khai chính sách nói trên đối với Trung Quốc.
VietBF@ sưu tập