Các nhà nghiên cứu tại T.H. Trường Y tế Công cộng T.H. Chan của Đại học Harvard đă t́m thấy bằng chứng nhất quán về mối liên hệ giữa PM2.5 và chứng mất trí nhớ, ngay cả khi mức phơi nhiễm hàng năm thấp hơn tiêu chuẩn hiện tại của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) là 12 microgam trên một mét khối không khí.
Theo kết quả được công bố, cứ tăng 2 microgam trên một mét khối không khí khi tiếp xúc trung b́nh hàng năm với PM2.5 sẽ làm tăng 17% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy nguy cơ gia tăng nhỏ hơn khi hít thở nitơ oxide và nitơ dioxide, các chất ô nhiễm đến từ khí thải ô tô.
Trên toàn thế giới, hơn 57 triệu người đang sống chung với chứng mất trí nhớ. Con số đó dự kiến sẽ tăng lên 153 triệu vào năm 2050. Có tới 40% các trường hợp này được cho là có liên quan đến các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, chẳng hạn như tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí.
Các nghiên cứu trước đây đă chỉ ra mối liên quan giữa việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm và bệnh tim mạch, đột quỵ và suy giảm nhận thức. Họ cũng đă chỉ ra rằng việc giảm nồng độ ô nhiễm không khí có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong. Các hạt PM2.5 cũng có thể xâm nhập sâu vào phổi và gây ra các cơn hen suyễn.
Theo EPA, các hạt này có thể đến từ các công trường xây dựng, mặt đường không trải nhựa, cánh đồng, ống khói hoặc đám cháy. Chúng cũng h́nh thành trong khí quyển do phản ứng phức tạp của các hóa chất như Lưu huỳnh dioxide và ni-tơ oxide.
Vào tháng 1, EPA đă đề xuất hạ tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh đối với ô nhiễm hạt mịn từ 12 microgam trên mét khối xuống c̣n từ 9 đến 10 microgam trên mét khối.
Cơ quan này ước tính tiêu chuẩn PM2.5 hàng năm ở mức 9 microgam trên mét khối sẽ ngăn ngừa tới 4.200 ca tử vong sớm mỗi năm và mang lại lợi ích sức khỏe ṛng (net health profit) lên tới 43 tỷ USD vào năm 2032. Các tiêu chuẩn cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay sau phiên họp của các bên liên quan.