Theo như chuyến đi của cựu tổng thống Đài Loan Mă Anh Cửu như không có mục đích chính trị, nhưng cho đến giờ, một bộ phận công chúng ở Trung Quốc coi ông là kẻ phản bội, “ủng hộ độc lập” trong lúc ông Mă dường sang thăm Trung Quốc từ ngày 27/03/2023.

Cựu tổng thống Đài Loan Mă Anh Cửu tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh được công bố ngày 30/03/2023. VIA REUTERS - MA YING-JEOU'S OFFICE
Ông Mă Anh Cửu đă làm nên lịch sử khi gặp ông Tập Cận B́nh hôm 07/11/2015 tại Singapore. Đó là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa tổng thống Trung Hoa Dân Quốc và chủ tịch Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa trong ṿng sáu thập kỷ. Trong bối cảnh căng thẳng song phương leo thang, ông Tập và ông Mă đă bắt tay nhau và xưng hô với nhau bằng “ông” thay v́ “tổng thống - chủ tịch”.
Không có ǵ đáng ngạc nhiên khi cuộc gặp này đă trở thành chủ đề gây chú ư trên các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới và được cho là “mang tính biểu tượng”, “bước ngoặt” và “lịch sử”. Đó là sự kiện đáng chú ư về mối quan hệ nồng ấm giữa hai bên, và là điểm nổi bật của nhiệm kỳ 8 năm của ông Mă, nhưng ở dưới bề nổi, căng thẳng song phương đang leo thang. Tính đến tháng 11/2015, người dân Đài Loan thông qua phong trào Hoa Hướng Dương năm 2014, đă kịch liệt bác bỏ những nỗ lực của ông Mă nhằm mở rộng hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Hai tháng sau khi ông Mă bắt tay ông Tập, Quốc Dân Đảng (KMT) của ông đă thua trong cuộc bầu cử tổng thống trước bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân chủ Tiến bộ (Dân Tiến-DPP), khiến quan hệ hai bên bờ eo biển đóng băng.
Ông Mă giờ đây lại t́m cách “viết lên những trang sử mới” trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc với tư cách là cựu tổng thống Đài Loan đầu tiên tới thăm Trung Quốc đại lục. Cũng giống như cuộc gặp với ông Tập hồi năm 2015, chuyến đi này của ông Mă tới Trung Quốc được tiến hành trước khi cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan diễn ra vào đầu năm tới. Cũng giống hồi năm 2015, chương tŕnh nghị sự trong chuyến thăm lần này của ông Mă sẽ đi ngược lại với chính sách của đảng Dân Tiến cầm quyền và bảo toàn quan điểm của ông về “chính sách một Trung Hoa” với “những diễn giải khác”.
Phản ứng từ Đài Loan về chuyến thăm Trung Quốc của Mă Anh Cửu
Trong thông báo trước chuyến đi, Tiêu Húc Sầm (Hsiao Hsu-tsen), giám đốc quỹ Mă Anh Cửu ở Đài Bắc, cho biết ông Mă sẽ dẫn đầu một phái đoàn bao gồm bốn người chị em gái của ông, một số cộng sự cũ và khoảng 30 sinh viên đi thăm 5 thành phố tại Trung Quốc là Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trường Sa và Trùng Khánh trong ṿng 12 ngày, kể từ ngày 27/03. Điều thú vị là ông Mă sẽ không tới Bắc Kinh và như vậy, sẽ không bắt tay với các nhà lănh đạo hàng đầu của đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong đó có chủ tịch Tập Cận B́nh.
Việc ông Mă đến thăm Trung Quốc sẽ trở thành một thời khắc lịch sử đối với cả Đài Loan lẫn Trung Quốc. Theo Lư Đại Trung (Li Da-jung), giảng viên quan hệ quốc tế tại đại học Đạm Giang (Tamkang) ở Tân Bắc, cuộc gặp với ông Tập ở Singapore hồi năm 2015 đă biến ông Mă thành một “biểu tượng chính trị” ở cả Trung Quốc lẫn Đài Loan. Ông Lư nói rằng “sự tận tâm của ông Mă trong việc thúc đẩy quan hệ ḥa b́nh giữa hai bên đă biến ông thành một biểu tượng chính trị” trong mắt người dân Trung Quốc ở hai bên bờ eo biển. Ông Lư cho biết thêm rằng nhiệm kỳ tổng thống (2008-2016) của cựu lănh đạo Quốc Dân Đảng được nhiều người ở Đài Loan nhớ đến như một thời kỳ tương đối yên b́nh và ḥa b́nh giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Tuy nhiên, chiến dịch không ngừng nghỉ của ông Mă nhằm giảm bớt thù hận giữa hai dân tộc đă bị đảng Dân Tiến cầm quyền và tổng thống đương nhiệm của Đài Loan, Thái Anh Văn, chỉ trích gay gắt v́ lo ngại rằng cựu tổng thống có thể đạt được các thỏa thuận với chính phủ đại lục.
Chuyến đi của ông Mă đă tạo ra tranh căi chính trị ở Đài Loan, kể cả bên trong Quốc Dân Đảng. Trong một bài báo được đăng trên nhật báo tiếng Hoa Liên hợp Tảo báo (Lianhe Zaobao) tại Singapore, biên tập viên Hàn Vịnh Hồng (Han Yong Hong) cho biết hôm 24/03 rằng chủ tịch Quốc Dân Đảng Chu Lập Luân (Eric Chu) đă được thông báo về chuyến đi của ông Mă vào ngày 19/03, và ông Chu đă có phản ứng tiêu cực về điều này.
Thời điểm thực hiện chuyến đi có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Một số báo cáo cho thấy chuyến thăm Trung Quốc của ông Mă ban đầu được lên kế hoạch vào năm 2020, nhưng cuối cùng đă bị hoăn lại do Covid-19. Giờ đây, ông Mă thực hiện chuyến đi đúng vào thời điểm diễn ra lễ hội Thanh Minh, khi người dân Trung Quốc bày tỏ ḷng kính trọng với tổ tiên – một truyền thống được chia sẻ giữa người dân Trung Quốc ở cả Đài Loan lẫn Trung Quốc đại lục. Cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc đều không đưa ra bất kỳ mục đích chính trị nào xung quanh chuyến đi của ông Mă và nhận định rằng ông thực hiện chuyến đi chỉ đơn giản với mục đích tỏ ḷng “tưởng nhớ tổ tiên”, nhằm tránh tạo ra những tranh căi chính trị không cần thiết.
Chuyến thăm của ông Mă gây ra tranh căi ở cả hai bờ eo biển
Mặc dù chuyến đi của ông Mă chắc hẳn đă được giới lănh đạo cao nhất của Trung Quốc chấp thuận và hoan nghênh, nhưng những b́nh luận ban đầu trên các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc tỏ ra thận trọng hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Phát ngôn viên của Văn pḥng phụ trách các vấn đề Đài Loan (TAO) của Trung Quốc đại lục mô tả mục đích của chuyến đi là để “tăng cường trao đổi thanh thiếu niên và tiếp thêm sức sống mới cho sự phát triển của quan hệ và ḥa b́nh xuyên eo biển”. Cả đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ông Mă đều tránh tô vẽ chuyến đi bằng màu sắc chính trị.
Trong một nhận định công khai hiếm hoi về sự khác biệt với quan điểm của ĐCSTQ – không chỉ về chuyến thăm này mà c̣n về cái gọi là nguyên tắc “cơ bản” của Trung Quốc về “Đồng thuận năm 1992” – một bài b́nh luận bằng tiếng Trung do nhà b́nh luận Tan Quixote (bút danh) ở Bắc Kinh đăng tải chỉ trích gay gắt ông Mă, buộc ông phải chịu trách nhiệm xúi giục các lực lượng chính trị “ủng hộ độc lập” ở Đài Loan. Bài b́nh luận tương tự đă chỉ trích nặng nề Quốc Dân Đảng v́ đă diễn giải “Đồng thuận năm 1992” là “thuyết hai Nhà nước”.
Bài báo được đăng một ngày sau thông báo đột ngột hôm 19/03 rằng ông Mă sẽ thực hiện chuyến thăm lịch sử đến vùng đất của tổ tiên ḿnh, cho biết rằng trong nhiệm kỳ của ḿnh, ông Mă đă ngầm ủng hộ việc “phi Hán hóa” sách giáo khoa Đài Loan, đồng quan điểm với đảng đối lập DPP. Nhà b́nh luận Tan nói thêm : “Ngoài ra, cũng trong nhiệm kỳ của ông Mă, các thương vụ bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan đă tăng lên rất nhiều.”
Mặt khác, theo quan điểm chính thức của Bắc Kinh rằng Trung Quốc hoan nghênh chuyến thăm của nhà lănh đạo “khu vực Đài Loan” Mă Anh Cửu, một số học giả Trung Quốc đă mô tả chuyến đi mang tính bước ngoặt này là “bước đột phá trong việc thúc đẩy trao đổi xuyên eo biển”. Trương Văn Sanh (Zhang Wensheng), viện phó Viện Nghiên cứu Đài Loan tại đại học Hạ Môn (Xiamen) ở tỉnh Phúc Kiến phía đông nam Trung Quốc – nằm ngay đối diện với Đài Loan, nói với tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) hiếu chiến ở Bắc Kinh rằng chuyến thăm của ông Mă sẽ làm giảm bớt căng thẳng được tạo ra dưới nhiệm kỳ của bà Thái Anh Văn.
Ngược lại, phản ứng gay gắt với các chuyên gia ở Trung Quốc, những người nhận định rằng Quốc Dân Đảng và DPP về cơ bản không cùng chung quan điểm về “Đồng thuận năm 1992”, các nhà phê b́nh của phong trào “thống nhất ḥa b́nh” ở đại lục c̣n nói rằng cả ông Mă lẫn bà Thái đều là “con tốt” trong tay Hoa Kỳ. Một nhà phê b́nh thậm chí c̣n tuyên bố rằng “chuyến thăm bất ngờ của ông Mă tới Trung Quốc đại lục lần này là do Hoa Kỳ xúi giục để bù đắp cho những hậu quả bất ngờ của chuyến đi của bà Thái tới Hoa Kỳ vào cùng thời điểm”.
Tuy nhiên, một bài b́nh luận khác mô tả chủ tịch đương nhiệm của Quốc Dân Đảng, Chu Lập Luân, là người tích cực thúc đẩy “chính sách thân Mỹ” và “không khác ǵ bà Thái Anh Văn”. Tác giả cáo buộc ông Chu là “cánh tay phải” của Hoa Kỳ và làm tay trong cho Washington.
Ngoài ra, khi Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), cựu biên tập viên của Global Times, gần đây đă tuyên bố rằng “Đài Loan ngày nay là Peiping (Bắc B́nh – Bắc Kinh ngày nay) vào năm 1949”, Tan Quixote sau đó đă chế giễu ông Hồ trong bài b́nh luận trên mạng WeChat như sau : “Liệu ông Hồ có biết mức độ ủng hộ và nền tảng chính trị của việc giải phóng Bắc B́nh vào năm 1949 không ?”
Ông Tan nói thêm rằng “Mă Anh Cửu là người ngầm sáng lập phong trào ủng hộ độc lập của Đài Loan. Ông cũng là người kêu gọi ra Luật chống ly khai với Đài Loan”. Chính ông Mă, chứ không phải bà Thái, là người đă tŕnh bày rơ về “chính sách một Trung Quốc”, có khác với định nghĩa của Bắc Kinh về chính sách này.
Ông Tan cho biết thêm rằng Mă Anh Cửu cũng là theo lập trường “không thống nhất, không độc lập và không vũ lực”. Ông Mă, giống như DPP và Thái Anh Văn, đang tích cực vận động phản đối chiến tranh – nghĩa là không để nổ ra chiến tranh nhằm thống nhất, nhưng ông ấy và Quốc Dân Đảng, hoàn toàn ủng hộ chủ trương tiến hành chiến tranh chống lại đại lục của Hoa Kỳ.
Một học giả Trung Quốc khác, Lâm Đạc (Lin Duo), người cũng viết về các vấn đề xuyên eo biển, trực tiếp đề cập đến Hồ Tích Tiến, đă viết : “Trung Quốc nên thể hiện sự cấp bách đối với vấn đề Đài Loan. Nhiều giới tinh hoa đại lục nghĩ rằng thời gian đang đứng về phía chúng ta, và chúng ta không nên có bất kỳ cảm giác bất an nào. Suy nghĩ như vậy thực sự không ổn. Chúng ta phải làm sạch các phần tử ‘thân Mỹ’ và ‘thân Nhật’ trong giới trí thức công chúng.”
Rơ ràng, một số học giả Trung Quốc bất b́nh với ông Mă và chuyến đi của ông tới đại lục. Khi ám chỉ về cuộc gặp của ông Mă với ông Tập ở Singapore 8 năm về trước, các học giả này đă cố t́nh tránh gọi cái bắt tay ở Singapore là “Mă gặp Tập”.
Các nhà phê b́nh không hoàn toàn yên tâm khi biết rằng ông Mă không được chào đón ở Bắc Kinh, và sẽ không gặp ông Tập lần này. Dư luận bày tỏ trên các mạng xă hội Trung Quốc, và được phản ánh trong các bài xă luận, rơ ràng là chỉ trích chuyến đi được đóng khung như một chuyến viếng thăm để bày tỏ ḷng kính trọng đối với tổ tiên của ông Mă.
Tóm lại, sự bất b́nh của nhiều người Trung Quốc đối với chuyến đi của ông Mă được thể hiện rơ nhất qua điều mà ông Tan, được trích dẫn ở trên, đă viết trong chuyên mục của ḿnh : “Quốc Dân Đảng đă chết khi họ chủ trương rằng đó là 'Quốc Dân Đảng của Đài Loan'... Trung Quốc tốt nhất là nên tránh xa Quốc Dân Đảng và Mă Anh Cửu.”