Theo như quá tŕnh đàm phán để Ukraine gia nhập EU có thể kéo dài, do liên minh sẽ áp các điều kiện cải cách tư pháp và giải quyết tham nhũng cùng nhiều vấn đề khác, trước khi Kiev có thể chuyển sang đàm phán gia nhập chính thức.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cho rằng quá tŕnh Ukraine gia nhập EU mất nhiều thời gian đến mức khối này sẽ tan ră trước khi kết nạp Kiev.
"Cao ủy châu Âu Oliver Varhelyi gần đây nói với tờ Welt am Sonntag của Đức rằng quá tŕnh chuẩn bị để kết nạp Ukraine vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ mất nhiều năm. Tôi cho rằng EU đă tan ră trước khi điều đó xảy ra", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đăng trên Telegram hôm 7/11.
Tuyên bố được bà Zakharova đưa ra sau khi Bộ trưởng Pháp Clement Beaune, nước giữ chức chủ tịch luân phiên EU, thông báo các thành viên đă "đồng thuận hoàn toàn" về việc Ukraine trở thành ứng viên gia nhập liên minh.
Ukraine và EU chưa phản hồi về b́nh luận của bà Zakharova.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tại Moskva hôm 14/1. Ảnh: Reuters.
Quá tŕnh đàm phán để Ukraine gia nhập EU có thể kéo dài, do liên minh sẽ áp các điều kiện cải cách tư pháp và giải quyết tham nhũng cùng nhiều vấn đề khác, trước khi Kiev có thể chuyển sang đàm phán gia nhập chính thức. EU có thể mất nhiều thập kỷ để đánh giá kỹ lưỡng trước khi Ukraine có thể trở thành thành viên của khối.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev từng dự đoán Ukraine có thể gia nhập EU vào những năm 2050 và "khối này có thể đă tan ră từ trước đó".
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông không phản đối Ukraine gia nhập EU v́ đây không phải liên minh quân sự giống NATO. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nếu Ukraine tiếp tục ư định gia nhập EU, nước này sẽ "biến thành bán thuộc địa" của phương Tây.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự hồi cuối tháng 2, Tổng thống Volodymyr Zelensky đă kư đơn xin gia nhập EU và đề nghị được kết nạp nhanh chóng vào liên minh.
Nếu được phê duyệt tư cách ứng viên, Ukraine sẽ phải nỗ lực để đáp ứng Tiêu chí Copenhagen được EU đề ra đối với các nước xin gia nhập về nền kinh tế thị trường tự do cũng như các giá trị về dân chủ, nhân quyền của EU.