Theo như sau chuyến ghé thăm cảu bà Michelle Bachelet, Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào vùng Tân Cương - nơi Trung Quốc bị tố cáo là đă có cả một chính sách chà đạp nhân quyền nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ - bà Bachelet đă cam kết là trước khi ra đi, bà sẽ công bố một báo cáo về khu vực này, là bà Michelle Bachelet sẽ chính thức rời khỏi chức vụ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 31/08/2022.

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong một buổi họp báo tại Lima, Peru, ngày 20/07/2022. REUTERS - SEBASTIAN CASTANEDA
Theo một cuộc điều tra của hăng tin Anh Reuters, được công bố hôm 19/07, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đă cố ngăn chặn việc công bố bản báo cáo rất được mong đợi đó.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền thường xuyên cáo buộc Bắc Kinh có những hành vi ngược đăi người dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, bao gồm cả việc sử dụng hàng loạt biện pháp lao động cưỡng bức trong các trại giam giữ. Trung Quốc đă cực lực bác bỏ các cáo buộc đó.
Trích dẫn một bức thư do chính Trung Quốc gởi đi mà Reuters đă đọc được, và bốn nguồn tin xin ẩn danh bao gồm một chuyên gia về nhân quyền và ba nhà ngoại giao từ ba nước đă nhận được tài liệu này, Reuters cho biết là Bắc Kinh đă bày tỏ thái độ “quan ngại nghiêm trọng” về bản báo cáo Tân Cương, đồng thời yêu cầu lănh đạo cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc hủy bỏ việc công bố tài liệu này.
Nội dung bức thư ghi rơ: “Bản đánh giá (về Tân Cương), nếu được công bố, sẽ làm gia tăng t́nh trạng chính trị hóa và đối đầu giữa các khối trong lĩnh vực nhân quyền, làm suy yếu uy tín của OHCHR (tức là Phủ Cao Ủy Nhân Quyền), và làm tổn hại đến sự hợp tác giữa OHCHR và các quốc gia thành viên… Chúng tôi đặc biệt kêu gọi Bà Cao Ủy không công bố một đánh giá như vậy”.
Theo bốn nhân vật được Reuters phỏng vấn, ngay từ cuối tháng 6, Trung Quốc đă bắt đầu cho lưu hành bức thư giữa các phái bộ ngoại giao ở Genève, Thụy Sĩ, nơi đặt trụ sở của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, và yêu cầu các nước kư tên vào lá thư để thể hiện sự ủng hộ của họ.
Một phát ngôn viên của phái bộ Ngoại Giao Trung Quốc tại Genève đă từ chối cho biết là bức thư đă được gởi đi hay chưa, cũng như từ chối đề cập đến nội dung bức thư. Phát ngôn viên này chỉ khẳng định rằng gần 100 quốc gia đă bày tỏ lập trường ủng hộ Trung Quốc trên các vấn đề liên quan đến Tân Cương, đồng thời lên tiếng phản đối các hành động “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc với lư do nhân quyền”.
Phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc th́ khẳng định với Reuters, khi đến thăm Tân Cương nhân chuyến công du Trung Quốc vào tháng 5 vừa qua, bà Bachelet đă được chứng kiến một “Tân Cương thực thụ với một xă hội an toàn và ổn định”. Đối với nhân vật này, nỗ lực của một số nước nhằm “bôi nhọ h́nh ảnh của Trung Quốc” bằng cách sử dụng vấn đề Tân Cương sẽ không thành công.
Về phía Liên Hiệp Quốc, người phát ngôn của OHCHR cũng từ chối b́nh luận về vấn đề này, nên không rơ là bà Bachelet có nhận được bức thư hay không. Phát ngôn viên phủ Cao Ủy Nhân Quyền tuy nhiên đă nói thêm rằng bản báo cáo Tân Cương đang được hoàn thiện trước khi công bố rộng răi, và điều này bao gồm cả thông lệ là gởi bản sao cho Trung Quốc để có ư kiến .
Báo cáo nhằm mục tiêu đề cập đến cách Trung Quốc đối xử với thiểu số người Duy Ngô Nhĩ. Một nhóm chuyên gia về nhân quyền đă bắt đầu thu thập bằng chứng cho báo cáo từ hơn ba năm trước, nhưng việc công bố đă bị tŕ hoăn trong nhiều tháng v́ những lư do không rơ ràng.
Reuters không thể xác định lá thư đă nhận được bao nhiêu chữ kư, nhưng một trong bốn nguồn tin, một nhà ngoại giao có trụ sở tại Genève, đă trả lời bức thư một cách tích cực v́ nước ông ủng hộ Trung Quốc.
Hai trong số các nhà ngoại giao Genève cho biết bức thư của Trung Quốc là một ví dụ hiếm hoi về bằng chứng Bắc Kinh đang trực tiếp vận động gây sức ép trên bà Bachelet. Theo hai nhà ngoại giao này, do quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, đôi khi các quốc gia khó mà nói không với Trung Quốc về các vấn đề nhân quyền.