Đức tỏ rơ sự không hài ḷng. Khi lănh đạo các nước Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania có thể tới thăm thủ đô Kiev. C̣n ông Frank Walter Steinmeier lại phải “ngồi nhà”.
“Tổng thống Steinmeier muốn đến Ukraine và sẽ có cuộc gặp với ông Zelensky. Sẽ rất tốt nếu họ tiếp đón ông ấy. Tôi không muốn nói thêm. Nói một cách lịch sự về chuyện đó th́ tôi khá bực ḿnh”, ông Scholz nói.
“Việc Tổng thống Steinmeier không được chào đón ở Ukraine là điều khó chịu”, ông Scholz nói.
Nhận xét về mối quan hệ cá nhân với ḿnh với Tổng thống Ukraine Zelensky, ông Scholz cho biết 2 người thường xuyên liên lạc với nhau.
“Hiếm có nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ nào liên hệ sâu sắc với Kiev như tôi”, ông Scholz nói.
Trước đó, Tổng thống Đức Steinmeier cho biết, ông đă lên kế hoạch thăm Kiev với người đồng cấp Ba Lan và các Tổng thống Estonia, Lithuania và Latvia “để gửi tín hiệu mạnh mẽ về t́nh đoàn kết của châu Âu với Ukraine”. Tuy nhiên, kế hoạch này “không được chào đón ở Kiev”.
Trong bài phát biểu hôm 13.4, Thủ tướng Đức cho rằng, Berlin đă rất nỗ lực để giúp đỡ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
“Tôi chắc chắn Ukraine hiểu rằng nước nào đă cung cấp cho họ khoản viện trợ lớn nhất trong những năm gần đây. Đức đă hỗ trợ họ suốt nhiều năm. Chúng tôi cũng cung cấp cho Ukraine vũ khí pḥng thủ với số lượng lớn”, ông Scholz nói và cho rằng, sự trợ giúp Đức dành cho Ukraine là “vô giá”.
“Những nỗ lực của Ukraine sẽ không thể thực hiện được nếu không có những ǵ Đức và các đồng minh của chúng tôi đă làm”, Thủ tướng Scholz nói.
Giải thích về quyết định từ chối chuyến thăm của Tổng thống Đức, Kiev cho rằng, Ukraine sẽ chào đón bất cứ quan chức nước ngoài nào, miễn là họ tới kèm theo “hỗ trợ cụ thể về kinh tế hoặc quân sự”.
“Bất kỳ chuyến thăm nào cũng đều mang tới kết quả cụ thể. Đối với trường hợp của Đức, họ có thể đưa ra lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, đảm bảo Ukraine gia nhập EU hoặc viện trợ vũ khí hạng nặng”, Igor Zhovkva – Phó Chánh văn pḥng Tổng thống Ukraine – nói hôm 13.4.
Ông Igor Zhovkva cho rằng, Đức dường như đang không kiên định với lập trường ủng hộ Ukraine như Kiev mong muốn.
“Hầu hết người Đức, thậm chí là 70% dân số của họ, muốn thấy Ukraine gia nhập EU ngay bây giờ, nhưng Berlin vẫn do dự”, ông Igor Zhovkva nói thêm.