Nhờ có mối quan hệ chiến lược tốt đẹp với cả Ukraine và Nga, ngay từ đầu cuộc xung đột, Thổ Nhĩ Kỳ đă liên tục ra tín hiệu muốn trở thành nhân tố trung gian ḥa giải giữa 2 nước.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhất trí Istanbul sẽ là nơi tổ chức các cuộc hội đàm tiếp theo giữa Nga và Ukraine.
Các nhà đàm phán Ukraine và Nga xác nhận đàm phán trực tiếp sẽ diễn ra. Theo ông Vladimir Medinsky, trưởng đoàn đàm phán của Moscow, hai bên sẽ gặp nhau vào ngày 29-30/3.
Là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới với Nga và Ukraine ở Biển Đen. Ankara có quan hệ tốt với cả Moscow và Kyiv. Nước này phản đối các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow, nhưng cũng bày tỏ cam kết ủng hộ tính toàn vẹn lănh thổ của Kyiv.
Nước này đă nhiều lần đề nghị làm trung gian ḥa giải giữa các bên, trong đó ngoại trưởng Ukraine và Nga từng có cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo trang tin có trụ sở tại London Middle East Eyes, cách tiếp cận chính sách thận trọng này mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ không gian để theo đuổi các sáng kiến ngoại giao về ḥa giải, mà không mạo hiểm trong quan hệ với Nga.Thổ Nhĩ Kỳ vốn phụ thuộc nhiều vào khách du lịch và ngũ cốc đến từ cả Nga và Ukraine.
Trong lĩnh vực quốc pḥng, nước này đă mua tổ hợp pḥng thủ tên lửa S-400 của Nga vào năm 2019 và gợi ư họ có thể mua thêm, bất chấp động thái không hài ḷng từ phía Washington.
Hồi tháng 9/2021, ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét hợp tác công nghiệp quốc pḥng với Nga. Tuy nhiên, nước này cũng bán máy bay không người lái cho Ukraine và đồng ư thỏa thuận hợp tác sản xuất thêm, điều khiến Moscow tức giận.
Nga cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, tập đoàn Rosatom đang xây dựng một nhà máy hạt nhân tại Akkuyu, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan đă đề nghị Moscow hợp tác xây dựng thêm 2 nhà máy nữa, theo Reuters.
|