Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine có thể mang lại điềm gở cho Nga, khi NATO có thể sớm đón nhận hai thành viên rất có năng lực ở châu Âu gia nhập hàng ngũ.
NATO sẽ sớm có thêm 2 thành viên?
Trong nhiều năm, bất cứ khi nào một quan chức quốc pḥng từ Thụy Điển hoặc Phần Lan đến Mỹ, họ sẽ được hỏi liệu hai quốc gia không liên kết này có cân nhắc gia nhập NATO hay không. Mặc dù không loại trừ khả năng nhưng quan chức cả hai quốc gia đều khẳng định viễn cảnh như vậy sẽ không diễn ra sớm.
Nhưng với việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và những tín hiệu rơ ràng rằng Mỹ sẽ chỉ hành động quân sự để bảo vệ các thành viên NATO ở châu Âu, các nhà lănh đạo ở cả Helsinki và Stockholm sẽ theo dơi chặt chẽ các lựa chọn của ḿnh.
"Diễn biến mới sẽ khơi lại cuộc tranh luận trong công chúng về tư cách thành viên NATO", Lauren Speranza từ Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu cho biết.
"Chứng kiến cuộc chiến ở Ukraine cùng lo ngại về những mục tiêu tiếp theo của Nga, an ninh của Phần Lan và Thụy Điển sẽ yêu cầu quan hệ chặt chẽ hơn với liên minh".
Hai nước láng giềng Bắc Âu đều vượt qua Chiến tranh Lạnh bằng cách không tham gia liên minh phương Tây hay Hiệp ước Warsaw.
Tuy nhiên, cả hai nước đều là thành viên của Liên minh châu Âu và có vai tṛ là các quan sát viên tại NATO thông qua hệ thống Đối tác v́ Ḥa b́nh, cho phép hợp tác với liên minh mà không cần gia nhập thực sự.
Không có yêu cầu nào ràng buộc Phần Lan và Thụy Điển sẽ gia nhập NATO cùng nhau, nhưng có vẻ như không có chuyện một bên gia nhập mà bên kia th́ không, v́ mối quan hệ chặt chẽ giữa cả hai và nhiều thập kỷ cùng trung lập quân sự, theo Breaking Defense.
Mặc dù các cuộc thăm ḍ nội bộ ở cả hai quốc gia đều cho thấy mức độ ủng hộ khác nhau đối với tư cách thành viên NATO trong những năm qua, nhưng chưa bao giờ có đủ sự ủng hộ để gia nhập liên minh.
Một cuộc thăm ḍ năm 2021 cho thấy khoảng 26% người Phần Lan ủng hộ gia nhập NATO, 40% phản đối và số dân c̣n lại chưa quyết định.
Ở Thụy Điển, một cuộc thăm ḍ năm 2022 cho thấy 42% ủng hộ và 37% phản đối - một con số tốt hơn, nhưng vẫn chưa đủ để khiến các chính trị gia bắt đầu một nỗ lực thay đổi nghiêm túc.
Tuy nhiên, bầu không khí đó có thể thay đổi theo các hành động của Nga.
Hồi giữa tuần, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin đă tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng "Phần Lan hiện không phải đối mặt với mối đe dọa quân sự ngay lập tức, nhưng hiện tại rơ ràng rằng cuộc tranh luận về tư cách thành viên NATO ở Phần Lan sẽ chuyển biến".
Nga phản ứng ǵ?
Khi được hỏi về những b́nh luận trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đă trả lời một cách không ḷng ṿng.
"Rơ ràng, việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, vốn là một liên minh quân sự, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về quân sự và chính trị, điều này sẽ đ̣i hỏi đất nước chúng tôi phải thực hiện các bước phản ứng", bà Zakharova nói.
"Chúng tôi coi cam kết của chính phủ Phần Lan đối với chính sách phi liên kết quân sự là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và ổn định ở Bắc Âu".
Alexander Stubb, người từng giữ chức ngoại trưởng Phần Lan từ năm 2008-2016, sau đó tweet rằng: "Nga đang thúc đẩy Phần Lan tiến gần hơn đến tư cách thành viên NATO. Gần hơn bao giờ hết. Với tốc độ này, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia. Việc Phần Lan gia nhập sẽ củng cố liên minh và giúp giữ cho Bắc Âu ổn định".
"Tôi không nghĩ người dân Thụy Điển và Phần Lan sẽ bị đe dọa đến mức từ bỏ tư cách thành viên NATO. Tôi nghĩ rằng các hành động của Nga sẽ sớm thúc đẩy Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Liên minh", Jorge Benitez thuộc Hội đồng Đại Tây Dương nêu quan điểm.
"Nga sẽ cố gắng hết sức để cản trở tư cách thành viên của họ, nhưng Thụy Điển và Phần Lan cuối cùng sẽ gia nhập NATO. Tôi tin tưởng rằng trước khi năm 2022 kết thúc, Thụy Điển và Phần Lan sẽ yêu cầu gia nhập NATO".
Về phần ḿnh, chuyên gia Speranza cho rằng trong ngắn hạn, "chúng tôi sẽ không thấy bất kỳ động thái tức thời nào để Phần Lan hoặc Thụy Điển gia nhập NATO".
"Trong thời điểm khủng hoảng như thế này, họ sẽ chọn sự ổn định và muốn tránh bất kỳ quyết định đột ngột nào có thể gây ra hậu quả leo thang hoặc không lường trước".
Rachel Rizzo thuộc Hội đồng Đại Tây Dương cũng không mấy tin tưởng cuộc tranh luận về tư cách thành viên đang bắt đầu khởi sắc, mặc dùThụy Điển và Phần Lan sẽ tiếp tục có quan hệ chặt chẽ với liên minh.
Nhưng có điều đáng lưu ư rằng, "nếu Phần Lan hoặc Thụy Điển nh́n thấy mối đe dọa thực sự từ Nga, tôi sẽ ngạc nhiên nếu NATO không can dự vào mặc dù hai quốc gia sẽ không được bảo vệ theo Điều 5. Đó chính là thứ người ta gọi là mối quan hệ thân thiết".
VietBF @ Sưu tầm