Chỉ sau khi Aimee qua đời, Walton mới nhận ra em gái ḿnh đă bị dụ vào một cộng đồng nguy hiểm - một website xúi giục tự tử, mà có thể c̣n nhiều nạn nhân khác.
Một ảnh chụp Aimee. Ảnh: Peter Flude/The Guardian.
Lúc mất, Aimee Zeynep Walton 21 tuổi và đă mắc bệnh tâm thần trong vài tháng. Cô yêu công nghệ âm nhạc và nghệ thuật - tường ngôi nhà của gia đ́nh ở Southampton rải rác chân dung tự họa, đến nay pḥng ngủ của cô vẫn giữ nguyên. Cô là fan của ca sĩ Pharrell Williams, năm lần được mời lên sân khấu tại các buổi diễn. Nhưng khi sức khỏe tâm thần của cô dần xấu đi, ngày càng khó liên lạc với cô hơn. Trong hai tháng, "chúng tôi không biết con bé ở đâu, làm ǵ", Adele Zeynep Walton, chị gái của Aimee, kể.
Tháng 10/2022, Walton nhận tin kinh hoàng: Aimee được t́m thấy đă chết trong một khách sạn ở Slough, Berkshire, kết luận ban đầu là tự tử. Là một nhà báo ở tuổi 25, Walton ghép nối các dữ kiện và phát hiện Aimee đă lui tới một diễn đàn hỗ trợ tự tử (tờ Guardian chọn không nêu tên website này) liên quan đến ít nhất 50 trường hợp tử vong ở Anh và đang được cơ quan quản lư Ofcom điều tra theo Đạo luật An toàn Trực tuyến.
Mạng lưới đen tối
Theo cảnh sát điều tra cái chết của cô, chính trên diễn đàn này, Aimee biết cách mua chất gây tử vong cho ḿnh và gặp một người đàn ông bay từ Mỹ đến Heathrow để ở bên ḿnh khi cô chết. (Ban đầu, anh ta bị buộc tội hỗ trợ tự tử, nhưng sau đó không có động thái pháp lư nào khác diễn ra).
Cuốn sách của Walton, Logging Off: The Human Cost of Our Digital World (tạm dịch: Đăng xuất: Cái giá cho thế giới số của chúng ta) vừa là câu chuyện về em gái cô, vừa là lời kêu gọi những ai đang lướt web, mạng xă hội hăy tỉnh táo trước nguy hại của thế giới kỹ thuật số.
Hồi đầu tháng 5, Vlad Nikolin-Caisley, cũng ở Southampton, qua đời sau khi được cho là dùng cùng diễn đàn tự tử với Aimee. Một người phụ nữ bị bắt v́ nghi ngờ hỗ trợ anh tự tử.
Walton hy vọng rằng các yếu tố trực truyến sẽ được đưa vào phạm vi điều tra, và "nguy hại trực tuyến" sẽ được ghi là nguyên nhân hoặc yếu tố góp phần gây ra cái chết của em gái ḿnh.
Trước khi Aimee mất, Walton không biết "nguy hại trực tuyến" nghĩa là ǵ. Cô lần đầu nghe thuật ngữ này từ Ian Russell - nhà vận động các biện pháp an toàn trực tuyến. Con gái ông Molly Russell mới 14 tuổi lúc tự tử sau khi xem những h́nh ảnh và video tự làm hại bản thân; nhân viên điều tra tử thi báo cáo rằng hoạt động trực tuyến đă "góp phần không hề nhỏ gây ra cái chết".
Nếu tự tử là hành vi tự chủ gây thương tích, th́ một người tự chủ đến mức nào khi hành động dưới ảnh hưởng của một cộng đồng trực tuyến có mục đích? Một người thực sự lựa chọn tự do không khi các thuật toán liên tục hiển thị nội dung làm hại bản thân khiến Aimee dần nảy sinh và nung nấu ư định? Từ những câu hỏi này, Walton "cảm thấy Aimee đă bị dụ dỗ để đưa ra quyết định".
Chiến đấu chống lại một hệ thống
Walton dần trờ thành một nhà vận động, làm việc với Hội Tang quyến vận động v́ An toàn Trực tuyến, là đại sứ thanh thiếu niên cho People vs Big Tech. “Ta cần gọi tên và đấu tranh chống lại vấn đề này. Nếu không, mọi người sẽ cảm giác rằng giữ an toàn trực tuyến là trách nhiệm cá nhân”.
Walton cho biết cảnh sát báo cáo rằng người đàn ông kia đă ở chung pḥng với Aimee trong 11 ngày trước khi cô qua đời. Căn pḥng đầy ghi chú của Aimee, viết ra trong đau khổ đến mức "không thể đọc được". Người kia nói với cảnh sát rằng anh ta đang "làm việc". Aimee được cho là đă lấy chất độc từ Kenneth Law, công dân Canada liên quan đến 88 cái chết ở Anh và đang bị Cơ quan Tội phạm Quốc gia điều tra.
Cuốn sách là cách Walton vừa hoàn thành bổn phận mà cô cảm thấy với em gái, vừa là lời cảnh báo về tác hại của môi trường số khi không được kiểm soát.
Theo điều tra của New York Times, diễn đàn do hai người đàn ông điều hành web dành cho "incel" (đàn ông trẻ tuổi, dị tính, có xu hướng đổ lỗi cho phụ nữ và xă hội v́ họ không có khả năng h́nh thành các mối quan hệ lăng mạn hoặc t́nh dục) thành lập.
Truy cập diễn đàn, Walton thấy nhiều bài đăng kiểu "Gia đ́nh không quan tâm đến bạn", "Bạn nên làm vậy". "Khi nào bạn lên xe buưt?" là một cụm từ họ dùng.
Walton tin rằng diễn đàn "xúi giục hành động cực đoan mà mọi người có thể không bao giờ nghĩ đến". Cô cho rằng người đàn ông kia "nuôi ảo tưởng bệnh hoạn của một incel muốn chứng kiến một phụ nữ trẻ, dễ tổn thương kết liễu đời ḿnh".
Trước khi Aimee qua đời, Walton giữ thái độ trung lập về công nghệ. Nhưng giờ cô tin rằng "thế giới số bóp méo thế giới thực của chúng ta, gia tăng cạm bẫy và rủi ro". Trong cuốn sách của ḿnh, Walton nhắc đến nhiều nạn nhân của nguy hại trực tuyến: Archie Battersbee truy cập TikTok vào ngày bị chấn thương năo nghiêm trọng, Meareg Amare Abrha - giáo sư đại học ở Ethiopia thiệt mạng sau những bài viết kích động trên Facebook, nhân sự Amazon t́m cách thành lập công đoàn đấu tranh cải thiện mức lương và điều kiện làm việc, người hàng xóm Tony 90 tuổi của cô bị mù mờ về thế giới số mà Walton dạy cách dùng điện thoại thông minh.
"Trong một thời gian dài, có lớp vỏ bọc rằng công nghệ là tiến bộ, công nghệ là đổi mới. Tôi thực sự muốn cuốn sách này thách thức điều đó", cô nói. Nhưng cô thừa nhận mối quan hệ phức tạp của ḿnh với công nghệ. Những kư ức đầu tiên của cô về việc chơi đùa cùng nhau là quây quần quanh máy tính gia đ́nh trong pḥng ngủ cha mẹ.
Cuốn sách khiến cô ấy đặt câu hỏi về thói quen của chính ḿnh. Cô ấy cài ứng dụng giúp giảm thời gian dùng điện thoại. Cô đăng video về việc đăng xuất mạng trên TikTok. Mặt khác, gọi video giúp gia đ́nh cô "chia sẻ đau buồn" về cái chết của Aimee (nhiều người thân sống ở Thổ Nhĩ Kỳ). Quảng bá cuốn sách cô càng khó mà không online.
Nhưng cô vẫn nỗ lực để chứng minh rằng "Chúng ta đang chống lại một hệ thống sắp đặt để thu hút sự chú ư của chúng ta", như một cách nguôi ngoai cảm giác ân hận v́ đă không thể bảo vệ em gái. Cô hy vọng không một gia đ́nh nào phải trải qua cú sốc như gia đ́nh ḿnh.