
(Minh họa)
Chính phủ Hoa Kỳ gần đây đă có đưa ra chính sách mới, nhằm siết chặt quy tŕnh phỏng vấn để cấp visa, đặc biệt là đối với diện du học sinh, định cư và du lịch. Theo đó, đương đơn được yêu cầu phải công khai ghi ra các tài khoản mạng xă hội, nếu có, và chứng minh thái độ không thù địch đối với nước Mỹ.
Sự kiện này có vẻ b́nh thường trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp, hỗn loạn hôm nay, nhưng với một số quốc gia, cụ thể là Việt Nam, nơi mà dư luận về
"kẻ thù đế quốc Mỹ" vốn được nuôi dưỡng bằng cả hệ thống tuyên truyền của Hà Nội, th́ chính sách duyệt cấp visa mới này, đă gây ra chấn động không nhỏ với nhiều thành phần mà thiên hạ thường gọi là
"dự luận viên".
Trong một lời b́nh luận hài hước trên Facebook, một người dùng đă ví von điều đó như cú
"sét đánh giữa trời quang" đối với một bộ phận dư luận viên, tuyên truyền viên cực đoan tại Việt Nam, những kẻ vốn sống bằng khẩu hiệu
"chửi Mỹ là nhiệm vụ, đi Mỹ là cuộc sống".
Mặt nạ tự hào và sự hoang mang ngấm ngầm
Trên các mạng xă hội như
Facebook, TikTok, YouTube,... người ta không khó để thấy xuất hiện ra những tài khoản vô danh, hoặc có vẻ ngoài
"Việt Nam rất đỏ", hàng ngày vẫn cho đăng đàn để mạt sát Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, c̣n gọi cộng đồng người Việt tự do là
"Cali là 'ba que lưu vong'",… Những bài tuyên truyền không ngừng chê cười nền dân chủ phương Tây, xuyên tạc chính sách đối ngoại, bóp méo sự thật, phủ nhận các giá trị nhân quyền phổ quát…
Thế nhưng, khi chính sách visa có sự thay đổi này, khi họ nộp đơn xin visa đi Mỹ với yêu cầu phải cho công khai ra tài khoản trên mạng xă hội, lập tức sự xét lại im lặng lại bao trùm. Những người này, nếu thật sự không có ǵ thù địch, tại sao lại sợ bị kiểm tra lời nói của họ trong quá khứ?
Anh Tr., chủ nhân một dịch vụ du lịch và làm visa đi nước ngoài ở Sài G̣n, có kể rằng trong những tháng gần đây khi anh nhận điền hồ sơ xin visa cho những người trẻ đi du lịch hay du học, để bảo đảm việc xin visa được chấp thuận, anh đă phải nhắc rằng, nếu đương đơn có chửi bới hay có nói điều ǵ không tốt với nước Mỹ ở trên Facebook, th́ cần phải xóa đi.
"Điều này phải được làm sạch trong 5 năm qua", anh Tr. nói rằng,
"khi đề cập chuyện chính trị sẽ rất là tế nhị ở Việt Nam vào lúc này bây giờ, nhưng nếu không nói th́ xác suất bị rớt visa rất cao".
Đúng là vấn đề thật nhạy cảm và khó xử. V́ không phải ngẫu nhiên mà một số bài báo nhà nước Việt Nam đă gián tiếp cho trích dẫn lại các tâm sự lo sợ của du học sinh Hàn Quốc khi phải
"dọn dẹp" tài khoản mạng trước khi phỏng vấn cấp visa. Phải chăng, đó là cách nói để gợi mở vấn đề mà báo chí không dám trực diện đề cập rằng. ở Việt Nam, cũng có cả một
"mặt trận truyền thông đỏ" đang lâm vào thế khó xử.
Một chế độ hai mặt và hệ lụy khó tránh
Nhà nước CSVN từ lâu đă cho vận hành qua logic hai mặt: bên ngoài th́ bắt tay, kư kết đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ; nhưng bên trong th́ vẫn nuôi dưỡng hệ thống tuyên truyền chống Mỹ bằng những ngôn từ hằn học, phi lư trí và đậm đặc thù hận về lịch sử. Những
"dư luận viên" vốn đang trà trộn hoạt động dưới sự chỉ đạo ngầm của hệ thống chính trị, không những được dung dưỡng mà c̣n được hậu thuẫn để thực hiện tấn công, bóp méo các giá trị nền tảng của phương Tây. Họ vẫn tự tin rằng lời nói trên mạng là
"không để lại dấu vết", là
"vô h́nh, không ai biết ai", và Internet là nơi có thể thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc.
Nh́n vào mối bang giao Việt-Mỹ, đôi khi thật là ngớ ngẩn, với một xă hội đầy những bài viết xuyên tạc nói xấu, h́nh ảnh bôi lọ nước Mỹ được cho phát tán, lan truyền rộng răi, trong khi các
"quan chức cao cấp" vẫn đều đặn đặt chân đến Washington để xin đàm phán. Hà Nội đang xum xoe cầu cạnh hợp tác để hưởng lợi về kinh tế, và mặt khác nuôi dưỡng tư tưởng bài ngoại nhằm củng cố chủ nghĩa dân tộc cực đoan? Câu trả lời này có lẽ đă rơ ràng, nhưng chính sách về visa mới của Mỹ sẽ khiến cho tṛ chơi này sẽ khó ḷng để tiếp diễn lâu dài.
Chính sách mới về nhập cảnh của Mỹ như một tấm gương phản chiếu lại bản chất thật của những người từng rao giảng chủ nghĩa bài Mỹ qua các khẩu hiệu tuyên truyền rỗng tuếch. Giọng điệu xấc xược quen thuộc vẫn đang tấn công vào các trang của các Ṭa đại sứ hay trang bài có liên quan đến nhân quyền, chính sách quốc tế… đă có sự
"chọn lựa" từ ngữ kỹ lưỡng hơn. Hiển nhiên trong tương lai gần, việc cho
"gột rửa" hồ sơ mạng, xóa bài, đổi tên tài khoản, hay thậm chí thuê dịch vụ để cho
"tẩy trắng" quá khứ số, như một hiện tượng đang nở rộ ở Hàn Quốc, có nhiều khả năng sẽ âm thầm lan rộng đến Việt Nam.
Thực tế đáng buồn và mỉa mai là không ít con cháu của những người từng công khai bài Mỹ lại đang sống yên ổn tại California, Texas, hoặc các tiểu bang khác của Mỹ: đi học với học bổng được cấp cho, đầu tư về bất động sản, sinh con để nhập quốc tịch Mỹ. Họ tận hưởng mọi thành quả của nền dân chủ và tự do, trong khi ở quê nhà, những người cùng lứa tuổi th́ được khuyến khích, xả thân để phủ nhận chính những điều tốt đẹp ấy.
Cái đạo đức giả đó chính là một trong những khủng hoảng niềm tin lớn nhất mà xă hội Việt Nam hiện đang đối mặt. Hầu hết những người trẻ, khi hỏi về ước mơ đi du lịch, hưởng thụ cuộc sống… thường đều lựa chọn Mỹ là nơi để đến một lần trong đời, chứ không phải TQ hay Nga, các quốc gia
"anh em" mà họ vẫn hàng ngày thi đua ca ngợi và lên tiếng bảo vệ. Thậm chí ngay cả khi nắm hiểu ra những điều tồi tệ th́ cũng cố lấp liếm cho qua. Đó chính là sự hỗn loạn trong đời sống Việt Nam: vừa căm ghét Mỹ, phương Tây trên mạng, vừa mơ ước được đặt chân đến trong đời, dù chỉ 1 lần.
Lời cảnh cáo cho những hạng người "sống hai mặt"
Chính sách về visa mới của Hoa Kỳ không chỉ đơn thuần là một biện pháp hành chính, mà c̣n là thông điệp mạnh mẽ cho giới tuyên truyền CS ở Việt Nam:
Bạn không thể vừa mạt sát chúng tôi, vừa muốn sống trong ḷng chúng tôi.
Bạn không thể vừa hô hào bài Mỹ, vừa nuôi giấc mơ gửi con sang Mỹ định cư. Chính xác là bạn không thể vừa là công cụ tuyên truyền trong nước, vừa kỳ vọng được hưởng tự do ở nước ngoài.
Một trật tự mới trên không gian số đang được thiết lập ra. Sự dối trá sẽ ngày càng khó che đậy nổi, và quá khứ trên mạng sẽ trở thành tấm căn cước lặng lẽ nhưng rơ ràng nhất để cho người ta đánh giá bạn là ai, bạn đă từng chọn đứng về phía nào. Dù có đủ cách đủ tṛ để cho xóa đi, quá khứ đó vẫn có thể được cho khôi phục lại và giới thiệu rơ chân dung về một con người cụ thể. Thế giới đang dần dần minh bạch hóa mọi mối giao tiếp, phân loại ra người tốt kẻ xấu, và Internet sẽ không c̣n chỗ dung thân cho các vỏ bọc gian trá lâu nay.