Bốn tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo độc lập đang bị giam cầm với bản án chín năm tù.
Lời kêu gọi được đưa ra nhân ngày sinh nhật của bà Phạm Đoan Trang, 25 Tháng Năm, 1978 tại Hà Nội. Bà bị công an bắt hồi Tháng Mười, 2020 ở Sài G̣n rồi đến cuối năm 2021 mới kết án tù trong một phiên xử bị các nước tự do dân chủ và cả Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lên án.
Bốn tổ chức quốc tế gồm Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontieres – RSF), Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (Committee to Protect Journalists – CPJ), Hội Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) và Sáng Kiến Pháp Lư Việt Nam (Legal Initiatives for Vietnam – LIV), phổ biến chung một bản tuyên bố đ̣i hỏi nhà cầm quyền “trả tự do vô điều kiện ngay lập tức” cho bà Phạm Đoan Trang. Đồng thời họ nhấn mạnh, bà Trang phải được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ săn sóc y tế đầy đủ và độc lập v́ sức khỏe của bà ngày càng tồi tệ hơn ở trong nhà tù từ năm năm qua.
“Xuyên qua các bài báo nghiêm chỉnh và với sự can đảm khác thường, Phạm Đoan Trang là biểu tượng của cuộc đấu tranh giành tự do báo chí và quyền được thông tin ở Việt Nam. Sự đàn áp mà bà đang chịu đựng là không thể chấp nhận và đ̣i hỏi hành động khẩn cấp. Cộng đồng quốc tế phải áp lực Hà Nội trả tự do cho nhà báo, đồng thời đ̣i hỏi rằng, ít nhất, bà phải được săn sóc sức khỏe đầy đủ,” bà Aleksandra Bielakowska, giám đốc vận động Á Châu-Thái B́nh Dương của RSF, viết trong bản tuyên bố.
Bà Phạm Đoan Trang là một nhà báo độc lập, một blogger nổi tiếng qua các bài viết sắc sảo về các vấn đề thời sự xă hội tại Việt Nam. Những ǵ bà phơi bày là mặt trái của một nước Việt Nam bị chế độ độc tài và tham nhũng cai trị, đầy dẫy những bất công, ngược đạo lư.
Trước khi bị bắt, bà Phạm Đoan Trang là đồng sáng lập viên báo mạng Luật Khoa tạp chí. Bà từng được tổ chức RSF tặng giải thưởng “Tự Do Báo Chí” năm 2019.
Ba năm trước, bà từng được Bộ Ngoại Giao Mỹ vinh danh là một trong những phụ nữ can đảm trên thế giới khi dấn thân đấu tranh cho quyền làm người và quyền tự do thông tin, báo chí, bất chấp nguy hiểm, tù tội.
“Bà Trang không những là một nhà báo có biệt tài và là một nhà tranh đấu cho dân chủ can đảm, trên hết, bà là người có tâm hồn nhân ái và lương thiện. Người ta cần có sức mạnh vô song để giữ vững được ḷng nhân ái và sự lương thiện ở trong một thế giới mà cả hai thứ đó đều bị trừng phạt.. Đôi khi, kẻ c̣n sống sót sau khi ra khỏi tù mới chứng tỏ được cho mọi người thấy những giá trị đó không bị lay chuyển thế nào,” lời ông Trịnh Hữu Long, đồng sáng lập Luật Khoa tạp chí với bà Phạm Đoan Trang, được RSF dẫn lại lời phát biểu.
Sau khi có án, bà Trang bị đưa vào giam tại nhà tù Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách xa nhà gần 2,000 km để gây khó khăn tốn kém cho việc tiếp tế, thăm gặp của người mẹ đă 81 tuổi. Trước khi bị tù, bà Trang từng bị công an Việt Nam hành hung dă man rất nhiều lần, kể cả dùng gậy sắt đánh vào đầu gối, mắt cá chân gây thương tích trầm trọng.
Khi bị giam trong tù th́ bà lại bị các hậu chứng từ đại dịch COVID-19 làm sức khỏe của bà thêm tồi tệ trong khi không được nhà giam săn sóc y tế. Tù chính trị thường xuyên bị phân biệt đối xử. Bị từ chối săn sóc y tế, biệt giam trong căn pḥng nhỏ không có ánh sáng, cùm chân là các tṛ mà tù chính trị luôn luôn đối diện. Cách phản ứng duy nhất họ có thể làm được là tuyệt thực.
Tổ chức RSF cũng biết rằng tù nhân Đỗ Công Đương, chết trong tù ở 58 tuổi, chỉ v́ bệnh mà không được chữa trị hồi Tháng Tám, 2022.
Cùng với việc bốn tổ chức quốc tế thúc đẩy việc đ̣i hỏi nhà cầm quyền trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang, RSF cũng kêu gọi cộng đồng người Việt khắp nơi cùng nhau kư các thỉnh nguyện thư đ̣i Việt Nam trả tự do cho bà.
Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới năm 2025, Việt Nam thứ 173 trên tổng số 180 nước được RSF khảo sát. Những nước cuối bảng về tự do báo chí đều là những nước độc tài Cộng Sản, quân phiệt hay tôn giáo cuồng tín như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Iran, Myanmar.
Ngày 6 Tháng Năm vừa qua, các tổ chức trên đă gửi cho ông Marco Rubio, ngoại trưởng Mỹ, một thư chung kêu gọi ông vận động trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang nhân “Ngày Nhân Quyền Việt Nam.”
Ngày Nhân Quyền Việt Nam được Quốc Hội Hoa Kỳ tổ chức hằng năm để nhắc nhở mọi người là t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam vô cùng tồi tệ trong chế độ độc tài đảng trị Cộng Sản. Nơi đây, Hiến Pháp tuy công nhận công dân có đủ mọi thứ quyền căn bản nhưng chỉ có trên giấy.